Hàng ngày chúng ta vẫn có thể tiếp xúc với thủy ngân có trong tự nhiên và trong một số vật dụng sinh hoạt hàng ngày như nhiệt kế thủy tinh, các bóng đèn huỳnh quang và một số công tắc điện. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng chúng ta hít thở không khí, uống nước, hoặc ăn thực phẩm đã bị nhiễm thủy ngân.
THỦY NGÂN KIM LOẠI LÀ GÌ ?
Thủy ngân có trong môi trường thiên nhiên và tồn tại dưới nhiều hình thức. Ðó là một chất kim loại có màu trắng bạc, bóng ở dưới dạng chất lỏng khi ở nhiệt độ trong phòng. Chất này được dùng trong các nhiệt kế thủy tinh, các bóng đèn huỳnh quang và một số công tắc điện.
CÁC TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN
Thủy ngân là chất độc hại cho hệ thần kinh nên nếu hít phải hơi thủy ngân có nồng độ cao sẽ ảnh hưởng ngay đến cơ thể. Trẻ nhỏ và thai nhi dễ bị ngộ độc thủy ngân hơn nhiều so với người lớn. Đây cũng là lứa tuổi mà bộ não của trẻ đang phát triển nhanh nên rất dễ bị tổn thương ngay cả một lượng nhỏ chất độc thần kinh như thủy ngân.
Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với tác hại của thủy ngân. Các ảnh hưởng sức khỏe có thể xảy ra do phơi nhiễm thủy ngân phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với thủy ngân và thời gian bạn tiếp xúc.
Một số tác dụng cấp tính, những tác động có thể đến sớm sau khi tiếp xúc với thủy ngân nồng độ cao là:
+ Nhức đầu, ớn lạnh, sốt
+ tức ngực, ho
+ run tay
+ buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy
Một số ảnh hưởng có thể xảy ra do tiếp xúc lâu dài hoặc lâu dài với hơi thủy ngân có thể là:
+ Thay đổi tính cách
+ Giảm thị lực hoặc thính giác
+ Tổn thương thần kinh ngoại biên
+ Huyết áp cao
Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với thủy ngân và có nguy cơ phát triển một tình trạng gọi là acrodynia hoặc bệnh hồng hồng bệnh do thở hơi hoặc các trường hợp phơi nhiễm khác. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:
+ đỏ lòng bàn tay và lòng bàn chân
+ ngứa da bong tróc
+ tăng nhịp tim và huyết áp
+ thay đổi hành vi
+ yếu cơ
+ đổ mồ hôi và rụng tóc
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM TRA MỨC THỦY NGÂN ?
Hiện nay có mấy phương pháp thông dụng để kiểm tra nhiễm thủy ngân đó là máu, nước tiểu và tóc. Khi bị nhiễm, thủy ngân “bám rất chặt” vào nguyên tố Selen (Se) và các nhóm sulfhydryl có trong nhiều enzyme nên lượng thủy ngân đã bám này không thể đào thải dễ dàng, trong khi đó lượng thủy ngân tự do trong máu, trong cơ thể sẽ bị đào thải liên tục qua nước tiểu, phân. Do vậy, lượng thủy ngân trong máu và nước tiểu sẽ giảm từ từ trong 1 khoảng thời gian ngắn tính từ lúc nhiễm độc (vì lượng thủy ngân tự do trong cơ thể giảm). Chính vì thế, các xét nghiệm máu và nước tiểu thường chỉ để kiểm tra sự nhiễm xảy ra trong thời gian ngắn và không đánh giá được lượng nhiễm thật sự trong cơ thể (do lượng thủy ngân đã bám vào và không dễ đào thải).
+ Kiểm tra máu: Chỉ có thể thấy kết quả trong vòng vài ngày (thường từ 3-5 ngày) từ khi tiếp xúc với nguồn nhiễm. Ngưỡng bình thường là dưới 10 micrô gram/lít.
+ Kiểm tra nước tiểu: Chỉ có thể thực hiện đối với thủy ngân kim loại và vô cơ (không thể với dạng hữu cơ). Có thể thực hiện trong vòng vài tháng vì sau đó lượng thủy ngân tự do cũng giảm đi rất nhiều. Ngưỡng bình thường là dưới 10 micrô gram/lít.
+ Kiểm tra tóc: thường thực hiện khi để kiểm tra việc nhiễm thủy ngân hữu cơ nhiều tháng trước đó. Ngưỡng bình thường là dưới 10 mg/kg. Ở mức nhiễm độc trung bình, nồng độ thủy ngân khoảng 200-800 mg/kg nhưng trong trường hợp nghiêm trọng có thể đạt tới 2400 mg/kg. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyên theo dõi nồng độ thủy ngân trong tóc ở phụ nữ mang thai và nồng độ bằng hoặc lớn hơn 10 mg/kg làm tăng nguy cơ bị khiếm khuyết về thần kinh ở bào thai.
KHI NÀO CẦN GIẢI ĐỘC THỦY NGÂN ?
Nồng độ thủy ngân trong máu từ 0-9 ng/mL là bình thường. Từ 10-15 ng/mL cho thấy bạn bị phơi nhiễm thủy ngân nhẹ. Nếu nồng độ thủy ngân trong máu của bạn trên 50 ng/mL cho thấy bạn đã tiếp xúc nhiều với thủy ngân hữu cơ. Mức độ phơi nhiễm thủy ngân có thể thay đổi dựa trên từng loại thủy ngân liên quan.
Cần phải giải độc thủy ngân khi nồng độ thủy ngân trong máu của bạn tăng lên trên 15 ng/mL. Thận và gan là hai cơ quan có nhiệm vụ lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu chức năng của gan hoặc thận bị suy giảm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thải độc. Hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể người rất hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố bao gồm cả thủy ngân qua nước tiểu và qua phân.
Tuy nhiên, khi hàm lượng thủy ngân cao, nó có thể sẽ vượt quá công suất hoạt động của gan và thận khiến cho gan và thận phải làm việc quá tải. Nếu mức thủy ngân trong máu lên tới 50 ng/mL có thể gây độc tính đáng kể trong cơ thể bạn, bạn cần phải giải độc thủy ngân.
CÁC LOẠI THỰC PHẨM GIÚP PHÒNG NGỪA VÀ THẢI ĐỘC THỦY NGÂN HIỆU QUẢ NHẤT
Đối với thủy ngân tích tụ trong cơ thể, đừng đợi đến khi có biểu hiện bệnh do thủy ngân mới tìm cách chữa trị vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bạn. Thay vào đó, hãy chủ động phòng tránh và “đuổi” thủy ngân trong cơ thể ra ngoài bằng con đường ăn uống.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm độc thủy ngân, chì hay các kim loại nặng khác, bạn có thể tăng cường sử dụng các loại thực phẩm dưới đây, có tác dụng tốt trong việc thải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể.
1. Uống Tảo Bột
Theo bài viết "Thải độc thủy ngân" được đăng trên Tạp chí Life Extension trực tuyến, tảo bột có thể loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể. Bạn cũng có thể uống tảo viên. Tảo có tác dụng thanh lọc ruột, khiến các kim loại nặng như chì, thủy ngân và các độc tố khác tự đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường hậu môn. Tuy nhiên, công dụng của tảo trong việc thải độc thủy ngân trong cơ thể vẫn cần được chứng minh thêm.
2. Uống Nước Bồ Công Anh
Trong cuốn sách “Tổng hợp thảo dược mới” của thầy thuốc y học cổ truyền David Hoffmann, người sáng lập Hiệp hội Thảo dược Mỹ, bồ công anh là một loại thảo dược lợi tiểu. Các loại trà bồ công anh sẽ tăng việc đi tiểu để loại bỏ các độc tố. Ông cũng khuyên mọi người hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc lợi tiểu thảo dược, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu.
3. Dưa chuột
Thận là cơ quan quan trọng bậc nhất trong quá trình bài trừ độc tố, có chức năng lọc những chất độc trong máu và những cặn bã sinh ra sau quá trình phân giải các protein, rồi bài tiết chúng ra ngoài qua nước tiểu. Dưa chuột có công dụng lợi tiểu nên có thể làm sạch niệu đạo, góp phần giúp thận thải ra ngoài những chất độc trong ống tiểu. Ngoài ra, dưa leo còn có tác dụng hỗ trợ giải độc cho phổi, gan và dạ dày.
4. Cà rốt
Là loại thực phẩm thường được dùng để giải độc nói chung và thủy ngân nói riêng, do cà rốt sẽ tìm đến các ion thủy ngân có trong cơ thể, bám dính và giảm nồng độ của các ion thủy ngân đồng thời đẩy nhanh quá trình thải loại ion này khỏi cơ thể.
5. Nho
Gan cũng là một cơ quan giải độc quan trọng cho cơ thể. Các độc tố sau khi tham gia vào một chuỗi các phản ứng hóa học ở gan sẽ biến thành những chất không độc hoặc lượng độc tố đã giảm hẳn. Nho có tác dụng giúp gan “quét” đi những chất độc trong cơ thể, đồng thời còn có ích cho quá trình tái tạo máu.
6. Đậu xanh
Đậu xanh có vị ngọt, mát, có tính giải độc cao. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng nhất định trong việc phòng trị trúng độc kim loại, thuốc trừ sâu và trúng độc thực phẩm. Đậu xanh thúc đẩy quá trình bài tiết tống các chất độc ra khỏi cơ thể.
7. Ngò rí / rau mùi
cũng được nghiên cứu và thấy rằng có khả năng giải độc thủy ngân, và kim loại nặng nói chung, hiệu quả. Nghiên cứu này được bác sỹ Yoshiaki Omura, chủ tịch Viện Châm cứu Quốc tế thực hiện năm 1995 sau khi tình cờ nhận thấy nước tiểu của những người ăn nhiều rau ngò có nồng độ thủy ngân cao. Bác sỹ nhận thấy chúng ta chỉ cần dùng đều đặn khoảng 10gr rau ngò mỗi ngày (bằng cách ăn sống hoặc làm nước uống) là đủ giúp loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể.
8. Tỏi
Tỏi là loại củ gia vị tốt cho sức khỏe là điều ai cũng đã biết, và đã có nghiên cứu cho thấy loại củ này còn có thể giúp giảm lượng kim loại nặng nhiễm vào cơ thể.
9. Mướp đắng (Khổ qua)
Thông thường, những thực phẩm có vị đắng đều ít nhiều có tác dụng giải độc. Mướp đắng giúp giải độc, tiêu nhiệt trong cơ thể và làm sáng mắt. Các nhà khoa học đã phát hiện trong loại quả này một loại protein hoạt tính có tác dụng phòng ngừa ung thư rõ rệt. Nó kích thích tác dụng “phòng ngự” của hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể.
10. Kiwi
Kiwi cũng được nghiên cứu và thấy rằng có khả năng an thần, tiêu viêm, giảm mỡ máu và giảm cả lượng thủy ngân.
Ngoài ra, mọi người cũng rất cần uống nhiều nước để pha loãng độc tố, nếu có, và thải chúng ra khỏi cơ thể; tích cực ăn rau quả tươi; hạn chế ăn các loại cá biển lớn như cá kiếm, cá ngừ, cá cờ, cá thu, cá mập… Duy trì vận động, tập thể thao để tăng cường sức khỏe và tăng đổ mồ hôi cũng là cách thải độc tốt. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ đeo khẩu trang hoạt tính khi ra đường.
11. Tăng cường ăn bông cải xanh
Trong bông cải xanh có chứa hợp chất kì diệu có tên là sulforaphane- hợp chất này thúc đẩy hệ thống thải độc của cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn, sản xuất ra nhiều glutathione hơn để đào thải độc tố, bao gồm kim loại nặng như thủy ngân.
12. Sữa ấm + tinh bột nghệ
Uống một cốc sữa ấm có pha 1 thìa tinh bột nghệ vào buổi tối sau khi trở về nhà cũng là một cách rất tốt. Sữa có khả năng tạo tủa với kim loại nặng trong đường tiêu hóa, ngăn cản hấp thu. Nghệ giúp tăng cường giải độc cơ thể, đào thải kim loại nặng.
13. Uống nước ép cam, chanh, bưởi
Trong nước ép cam, chanh hoặc bưởi có thành phần pectin giúp giải độc thủy ngân ra khỏi cơ thể. Đây là kết quả của một thử nghiệm lâm sàng.
Song song với việc sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng thải độc, Thuocthang.com.vn khuyên bạn nên uống nhiều nước để giúp cơ thể pha loãng độc tố, đẩy chất độc ra ngoài theo tuần hoàn máu và tăng cường vận động để cơ thể đổ mồ hôi, thải độc tố ra ngoài thông qua da. Ngoài ra, Ngộ độc thủy ngân có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài, do đó, điều quan trọng là bạn cần phải chia sẻ tình trạng bản thân với bác sĩ để đảm bảo nồng độ thủy ngân trong máu của bạn trở về phạm vi an toàn. Trong trường hợp đã tiếp xúc với thủy ngân với liều lượng lớn hoặc có các triệu chứng đáng ngại thì cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu, đừng cố gắng tự chữa trị, giải độc thủy ngân ở nhà.
Hoàng Quyên
Thực phẩm lành mạnh có khả năng giúp con người cải thiện tốt tâm trạng. Do đó, để nâng cao tinh thần, chất lượng công việc, điều tốt nhất là nên bổ sung các loại thực phẩm giúp tinh thần tỉnh táo, hưng phấn hơn. Vậy ăn gì để có sức khỏe tinh thần tối ưu? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Bệnh tiểu cầu thấp là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Để cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để biết bệnh tiểu cầu thấp nên và không nên ăn gì bạn có thể cùng Thuocthang.com.vn tham khảo những thông tin dưới đây:
Sữa dành cho người bệnh ung thư là thực phẩm chứa dinh dưỡng năng lượng cao, đầy đủ dưỡng chất cần thiết được khuyến khích bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe cơ thể, và sức khỏe xương.
Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, tỷ lệ cận thị ở trẻ em càng ở mức báo động. Vì thế, để chăm sóc sức khỏe đôi mắt “ cửa sổ tâm hồn” của bé ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua ăn uống mẹ cũng nên lưu ý đến các thuốc bổ mắt cho trẻ em. Trong bài viết này Thuocthang.com.vn xin giới thiệu top những thuốc bổ mắt cho trẻ em cận thị hiệu quả nhất thị trường hiện nay để mẹ có thể tìm được sản phẩm phù hợp.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến không ít các bậc phụ huynh đang quay cuồng trong “cuộc chiến” đánh bại “kẻ thù” biếng ăn, giúp các bé đạt được sự phát triển tốt nhất.
Trong cuộc sống ô nhiễm và nhiều khói bụi này, có quá nhiều thứ đang ảnh hưởng đến đôi mắt. Rất nhiều người đang mắc phải 1 số tật về mắt gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và chất lượng công việc. Do vậy, xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho mắt đang trở nên rất phổ biến bởi Mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người vì vậy việc bảo vệ đôi mắt là điều vô cùng quan trọng.
Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể có những tác dụng tốt không kém gì thuốc quý, hãy thử tham khảo phân tích sau đây của chuyên gia.