Huyết áp cao là kẻ giết người thầm lặng và có rất nhiều nguy cơ gây biến cố nghiêm trọng về tim mạch cho người bệnh. Để điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, bên cạnh việc dùng dược liệu để ổn định huyết áp, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn về điều trị của bác sĩ, thường xuyên đo huyết áp, tập thể dục đều đặn nhằm giúp tăng cường sức khỏe và nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
1. Chữa Trị Cao Huyết Áp Với Tỏi
Từ lâu, tỏi được biết như một phương pháp chữa trị hữu hiệu cho các trường hợp bệnh về hệ tim mạch. Tỏi giúp gia tăng khả năng sản sinh oxit nitric. Đây là phân tử giúp cải thiện sự co giãn của cơ và mạch máu, giúp điều hòa lưu lượng máu đến các cơ quan.
Rất nhiều người sử dụng tỏi để hạ áp lực lên thành động mạch. Một số báo cáo đã chỉ ra tác dụng của tỏi rất đa dạng, từ việc hạ huyết áp cao đáng kể, làm giảm cả huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương.
Tỏi được sử dụng với nhiều dạng khác nhau (ăn sống, dùng làm dầu, thuốc bột, tỏi ngâm). Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng loại tỏi ngâm lâu tự nhiên hỗ trợ cho việc giảm huyết áp lâu dài.
Tỏi còn phát huy công dụng rất nhiều bởi chúng chứa các chất chống oxy hóa, tính chất kháng khuẩn, để chống lại nhiều loại ung thư và bệnh viêm nhiễm.
2. Xuyên Tâm Liên (Cây Lá Đắng)
Xuyên tâm liên, hay còn gọi cây lá đắng, có công dụng chữa trị các loại bệnh cảm thông thường, sốt và các bệnh về hệ tim mạch. Người ta còn tìm thấy một vài loại hợp chất giúp giảm huyết áp trong xuyên tâm liên. Chúng bao gồm andrographolide, 14-deoxy-11, 12-didehydroandrographolide và 14-deoxyandrographolide. Những hợp chất này sẽ làm giảm sức cản của mạch máu và gia tăng khả năng sản sinh oxit nitric.
Xuyên tâm liên còn được dùng để thúc đẩy quá trình chống viêm nhiễm, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
3. Mãng Cầu Xiêm
Mãng cầu xiêm là loại trái cây thuộc họ na. Lá của cây này được dùng để giảm huyết áp bằng cách giảm sức cản của mạch máu.
4. Cần Tây
Tinh chất và thành phần cơ bản của cần tây được xem là thuốc chẹn các kênh canxi tự nhiên, giảm sức cản của mạch máu và giảm áp lực oxy hóa, do đó làm hạ huyết áp.
Hạt cần tây giúp chữa trị cao huyết áp cao an toàn và hiệu quả. Hỗn hợp của cần tây tươi với giấm sẽ xoa dịu cơn hoa mắt, đau vai và đau đầu do cao huyết áp gây ra.
5. Camellia Sinensis (Cây Trà/Chè)
Cây trà mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tác dụng chống ung thư, tiểu đường, chống nhiễm khuẩn, viêm nhiễm và cao huyết áp.
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh làm giảm huyết áp. Sử dụng trà xanh trong thời gian dài sẽ giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đáng kể. Và hơn nữa, trà xanh có nhiều khả năng chữa trị huyết áp cao hơn so với trà đen.
6. Hoàng Liên (Cây Chỉ Vàng)
Hoàng liên được dùng trong các phương thuốc gia truyền của Trung Quốc từ rất lâu. Nhiều nghiên cứu cho rằng hoàng liên với thành phần chính là berberine (BBR) có tác dụng giảm huyết áp. Khi kết hợp với các dược phẩm chữa trị cao huyết áp, berberine có tác dụng nhiều hơn so với khi chỉ dùng dược phẩm.
Thành phần cơ bản của loại cây này cũng làm giãn mạch máu và tăng khả năng giải phóng oxit nitric, dẫn đến giảm huyết áp.
7. Cây Táo Gai
Cây táo gai thuộc giống cây gồm hơn 300 loài. Những thực vật này được dùng trong các phương thuốc truyền thống từ xa xưa. Cây táo gai cũng được dùng để chữa trị các bệnh về tim mạch.
Tinh chất của những loại cây này làm giảm huyết áp, giảm cân.
8. Chữa Trị Cao Huyết Áp Hiệu Quả Với Cây Sả
Từ lâu, cây sả đã được sử dụng làm phương thuốc gia truyền trong y học phương Đông. Tinh chất từ sả (lá, gốc, thân) dẫn đến sự hoạt hóa của oxit nitric và ức chế các kênh canxi, do đó làm giảm huyết áp.
Cây sả còn phát huy công dụng nhờ tính chất chống oxy hóa và kháng viêm.
9. Cà Rốt Giúp Chữa Trị Cao Huyết Áp Hiệu Quả
Cà rốt đã được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống chữa trị cao huyết áp. Hai hợp chất trong cà rốt bao gồm DC-2 và DC-3 được dùng để tiêm vào mạch máu. DC-2 và DC-3 cũng có khả năng chặn kênh canxi, làm giảm huyết áp.
10. Cây Thì Là Đen
Cây thì là đen được biết đến là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho y khoa trong điều trị bệnh. Thì là đen còn được dùng để chữa bệnh tăng huyết áp. Hiệu quả chữa trị của cây thì là đen chính nhờ tinh chất thymoquinone có trong các hạt.
Các thành phần trong thì là đen làm giảm huyết áp, cải thiện chức năng của thận và thúc đẩy các hoạt động chống oxy hóa. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tinh chất thì là đen làm giảm huyết áp và tăng tính lợi tiểu. Ngoài ra, tinh chất này còn làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol, đặc biệt là các cholesterol “xấu”, gây ra các mảng xơ vữa trong mạch máu.
11. Nhân Sâm
Vai trò của nhân sâm đối với sức khỏe là rất lớn. Bạn có thể sử dụng nhân sâm ở nhiều dạng như dùng rễ khô, viên nén, viên nang, dầu hay trà nhân sâm… Bốn loại phổ biến nhất của nhân sâm bao gồm sâm cao ly, sâm Nhật Bản, tam thất và sâm Mỹ.
12. Đan sâm
Đan sâm là một loại thảo dược truyền thống có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nó được dùng để chữa trị các bệnh về tim mạch.
Đan sâm làm giãn các mạch máu và cũng là thuốc chẹn các kênh canxi tự nhiên, do đó, làm giảm huyết áp.
Hơn thế nữa, đan sâm còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, ức chế tăng sinh nội mạc.
13. Củ Gừng, Phương Thuốc Chữa Trị Cao Huyết Áp Hiệu Quả
Củ gừng là loại gia vị rất quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt. Hai thành phần hoạt tính của củ gừng bao gồm (6)-gingerol và (6)-shogoal.
Củ gừng làm giảm huyết áp, giảm quá trình tổng hợp cholesterol, triglyceride, LDL cholesterol, VLDL cholesterol và ngăn hoạt tính-ACE.
Mrs Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…