Captopril được các bác sĩ chỉ định điều trị tình trạng tăng huyết áp. Việc giảm/ tăng huyết áp nhằm giúp ngăn ngừa được tình trạng đột quỵ, đau tim hay những vấn đề liên quan đến bệnh thận. Bên cạnh đó, thuốc Captopril còn được chỉ định để điều trị tình trạng bị suy tim, bảo vệ thận tránh khỏi những tổn thương bởi căn bệnh tiểu đường, điều trị tình trạng nguy kịch sau những cơ đau tim.
DƯỢC LÝ VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG
Captopril là chất ức chế enzym chuyển dạng angiotensin I, được dùng trong điều trị tăng huyết áp, và suy tim. Tác dụng hạ huyết áp của thuốc liên quan đến ức chế hệ renin - angiotensin - aldosteron. Renin là enzym do thận sản xuất, khi vào máu tác dụng trên cơ chất globulin huyết tương sản xuất ra angiotensin I, là chất decapeptid có ít hoạt tính. Nhờ vai trò của enzym chuyển dạng (ACE), angiotensin I chuyển thành angiotensin II. Chất sau làm co mạch nội sinh rất mạnh, đồng thời lại kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron, có tác dụng giữ natri và nước. Captopril ngăn chặn được sự hình thành angiotensin II.
Captopril làm giảm sức cản động mạch ngoại vi, thuốc không tác động lên cung lượng tim. Tưới máu thận được duy trì hoặc tăng. Mức lọc cầu thận thường không thay đổi. Nếu có hạ nhanh huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp kéo dài hoặc huyết áp rất cao thì mức lọc cầu thận có thể giảm nhất thời, thể hiện ở sự tăng creatinin huyết thanh.
Tác dụng hạ huyết áp xảy ra trong khoảng 60 - 90 phút sau khi uống liều thứ nhất. Thời gian tác dụng phụ thuộc vào liều: Sau một liều bình thường, tác dụng thường duy trì ít nhất 12 giờ. Trong điều trị tăng huyết áp, đáp ứng điều trị tối đa đạt được sau 4 tuần điều trị.
Giảm phì đại thất trái đạt được sau 2 - 3 tháng dùng captopril. Tác dụng hạ huyết áp không phụ thuộc vào tư thế đứng hay nằm.
Hạ huyết áp tư thế (hạ huyết áp thế đứng) thường ít gặp, nhưng có thể xảy ra, đặc biệt ở người có thể tích máu giảm.
Captopril có tác dụng tốt chống tăng sản cơ tim do ức chế hình thành angiotensin II, là chất kích thích tăng trưởng quan trọng của cơ tim. Ðối với người bệnh suy tim, captopril làm giảm tiền gánh, giảm sức cản ngoại vi, tăng cung lượng tim và vì vậy làm tăng khả năng làm việc của tim.
Tác dụng huyết động và lâm sàng thường xảy ra nhanh và duy trì trong khi điều trị. Cải thiện lâm sàng thấy cả ở người bệnh có tác dụng huyết động kém. Tưới máu thận có thể tăng nhanh tới 60%, tác dụng này thường đạt được từ 60 - 90 phút sau khi uống một liều và đạt tác dụng tối đa sau 3 - 8 giờ, duy trì trong khoảng 12 giờ.
Có thể phối hợp captopril với digitalis và các thuốc lợi tiểu. Không nên phối hợp với các thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolacton vì có thể dẫn đến tăng kali máu nặng.
Lợi ích của các chất ức chế ACE là làm giảm tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim, có thể do làm chậm tiến triển xơ vữa động mạch. Captopril làm giảm tỷ lệ chết sau nhồi máu cơ tim. Nên dùng thuốc sớm trong cơn nhồi máu cơ tim cấp tính cho mọi người bệnh, ngay cả khi có dấu hiệu nhất thời rối loạn chức năng thất trái.
CÁCH DÙNG THUỐC CAPTOPRIL AN TOÀN
Như đã nói ở trên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc dưới sự tư vấn của bác sĩ, lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Captopril được sử dụng nhiều nhất với mục đích trị bệnh tăng huyết áp. Người bệnh được khuyến cáo sử dụng với liều lượng ban đầu là 25mg dùng 2-3 lần/ngày trước bữa ăn.
Với mục đích điều trị suy tim ở người lớn: liều lượng ban đầu là 25mg (dùng 3 lần mỗi ngày), nếu có hiện tượng hạ huyết áp hoặc giảm thể tích máu thì chỉ dùng liều từ 6.25-12,5mg và cũng uống 3 lần/ngày
Bên cạnh đó thuốc cùng được dùng trong điều trị chứng loạn tâm thất trái ở người lớn với liều lượng 6.25mg lúc bắt đầu , dần dần tăng lên ở mức 12,5mg (dùng 3 lần/ngày).
Những liều lượng trên đã được điều chỉnh theo mức độ tình trạng bệnh. Vì thế người dùng không được tự động điều chỉnh, kéo dài liều thuốc và đặc biệt không ngưng thuốc đột ngột cho dù nhận thấy tình hình bệnh đã thuyên giảm
NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ KHI DÙNG THUỐC CAPTOPRIL
Mọi người cần phải nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế khi trong thời gian dùng thuốc xuất hiện những dấu hiệu phản ứng như:
+ Bị nổi phát ban.
+ Khi dùng thuốc bị đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng.
+ Tức ngực; khó thở.
+ Người bệnh dùng thuốc bị sưng mặt/ môi/ lưỡi/ cổ họng.
+ Bên cạnh đó, hãy liên hệ đến với các bác sĩ nếu trong thời gian dùng thuốc gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng như:
+ Rơi vào cảm giác mê sảng, mất xỉu.
+ Đi tiểu nhiều/ ít hơn so với mức bình thường. Hay không có cảm giác buồn đi tiểu tiện.
+ Cơ thể bị sốt, ớn lạnh. Cơ thể bị đau nhức hay có những triệu chứng của bệnh cảm cúm.
+ Da dần nhợt nhạt, cảm thấy mê sảng/ khó thở hay nhịp tim đập nhanh hơn bất thường.
+ Cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường, xuất hiện những điểm tím/ đỏ ở dưới da.
+ Bị đau ngực;
+ Bị sưng tấy hay có thể bị tăng cân bất thường.
Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn trong thời gian dùng thuốc Captopril như:
+ Gây cảm giác ho;
+ Tình trạng hoa mắt, chóng mặt hay có thể bị đau nhức đầu;
+ Bị mất vị giác và mất đi cảm giác ngon miệng;
+ Gặp những vấn đề trong giấc ngủ;
+ Gây cảm giác buồn nôn, tiêu chảy hay có thể bị táo bón;
+ Xuất hiện tình trạng khô miệng, lở loét trong miệng hay có thể ở trên môi;
+ Bị ngứa da/ có thể bị nổi phát ban.
Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc cũng gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến thuốc cũng như cách dùng thuốc như thế nào an toàn mọi người hãy nhanh chóng quay lại gặp bác sĩ/ dược sĩ để được trao đổi cụ thể.
NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC
Giống như những loại thuốc tây khác, Captopril chống chỉ định với những người dị ứng với các thành phần của thuốc. Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu như đang gặp bất kỳ vấn đề bệnh về gan thận để được nghe tư vấn về cách dùng thuốc an toàn.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần cân nhắc rủi ro khi sử dụng thuốc với bác sĩ. Vì dù chưa có nghiên cứu xác định nguy cơ, thuốc vẫn có thể tác động đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Bên cạnh đó, người dùng cũng cần chú ý đến những tương tác thuốc. Cần cẩn trọng khi sử dụng song song những thuốc khác để tránh thay đổi các hoạt động của thuốc và tránh làm tăng tác dụng phụ. Người bệnh nên chú ý trong việc sử dụng các thực phẩm đồ uống gây tương tác thuốc và nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân để sử dụng thuốc được hiệu quả.
Trong trường hợp dùng quá liều, người bệnh phải liên hệ đến bác sĩ hoặc trung tâm y tế và cung cấp danh sách các loại thuốc đã dùng để có thể tìm ra hướng điều trị.
Nếu quên liều, người dùng tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều ở lần kế tiếp để tránh gây là những hậu quả đáng tiếc.
Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về loại thuốc Captopril.
Nguyễn Ngọc
Bác sĩ Lê Thị Đẹp có kinh nghiệm thăm khám và chẩn đoán các tình trạng bệnh lý, triệu chứng bất thường liên quan đến tim mạch.
Bác sĩ Lê Khánh Nga có chuyên môn cao và kinh nghiệm thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng với các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch với sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị chuyên dụng, nhằm kiểm tra cấu trúc và khả năng thực hiện chức năng của hệ tim mạch.
Huyết áp thấp là vấn đề sức khỏe khá phổ biến trong cộng đồng, gây ra những bất tiện và khó chịu cho người bệnh, nếu không biết cách đề phòng và chữa trị có thể dẫn tới đột quỵ, gây tử vong.
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...
Bệnh cao huyết áp là bệnh thường gặp ở người già, ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc thì bệnh cao huyết áp có thể được điều trị bằng phương pháp dân gian bởi các loại thảo mộc tự nhiên. Trong đó trà là một loại thảo dược rất tốt trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Có rất nhiều loại trà, tuy nhiên chỉ một số loại trà mới có công dụng này. Cùng tham khảo các loại trà chữa bệnh cao huyết áp sau đây của Thuocthang.com.vn nhé.
Bệnh cao huyết áp là bệnh thường gặp ở người già, ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc thì bệnh cao huyết áp có thể được điều trị bằng phương pháp dân gian bởi các loại thảo mộc tự nhiên. Trong đó trà là một loại thảo dược rất tốt trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Có rất nhiều loại trà, tuy nhiên chỉ một số loại trà mới có công dụng này. Cùng tham khảo các loại trà chữa bệnh cao huyết áp sau đây của Thuocthang.com.vn nhé.
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...
Tỏi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Theo một nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ), một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ đến 4 tép tỏi mỗi ngày. Với nhiều thành phần dược liệu tự nhiên, tỏi có thể tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Tỏi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình.
Cao huyết áp còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng sức khỏe phổ biến, nhiều người lầm tưởng rằng những người có tính cách nóng nảy, căng thẳng, lo lắng hay bồn chồn thì mới bị cao huyết áp. Sự thật là, cao huyết áp không phụ thuộc vào đặc điểm tính cách, dù bạn có thể là một người bình tĩnh và luôn cảm thấy thoải mái, thì vẫn có thể bị cao huyết áp.
Khi trời chuyển lạnh, các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao, dễ gây các biến chứng, đặc biệt là tai biến mạch máu não, đột quỵ... Đây là thời điểm những người bị cao huyết áp nên cẩn thận.