Một chiếc răng mọc khấp khểnh có vẻ lệch lạc so với những chiếc răng khác, nhưng mang lại nét trẻ trung và dễ thương, nhiều người lại cho rằng đây là một nét duyên ngầm độc đáo cho những ai may mắn sở hữu. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu chiếc răng đặc biệt này từ đâu mà có và những kỹ thuật trồng răng khểnh được ưa chuộng hiện nay là gì nhé !
Nếu ở phương Tây, răng khểnh thường được xem là khấp khểnh, kém thẩm mỹ và đa số đều tìm cách loại bỏ thì trong quan niệm Á Đông, răng khểnh lại tạo ra nét đẹp đáng yêu. Thậm chí, nhiều người còn muốn trồng răng khểnh vì tin vào ý nghĩa tướng số của chiếc răng lệch lạc này đấy !
Thông thường, hàm răng của người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng vĩnh viễn và chia ra thành 3 nhóm chính:
+ Răng cửa gồm răng số 1, số 2 và răng nanh
+ Răng tiền hàm gồm số 4 và số 5
+ Răng hàm gồm răng số 6, 7 và 8
Răng khểnh còn có tên gọi khác là răng nanh hay răng số 3, có hình dạng răng xiên nhỏ thường mọc từ độ tuổi 12 – 13 trong quá trình răng mọc vĩnh viễn. Bạn sẽ quan sát thấy răng hơi chếch ra ngoài do răng tự có sự sắp xếp lệch lạc.
Mỗi người thường chỉ có một chiếc răng khểnh nhưng có người có thể có hai hoặc nhiều hơn. Do không phải ai cũng có răng khểnh, nên đặc điểm này thường được gắn với khả năng tạo ra nét độc đáo và vẻ đẹp riêng cho cá nhân.
Một chiếc răng khểnh đẹp phải đảm bảo sự hòa hợp với các rằng còn lại, không tạo cảm giác quá mất cân đối, đồng thời sẽ mang lại nụ cười dễ thương hơn.
Chiếc răng khểnh không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà theo quan niệm về nhân tướng học, đây cũng là một đặc điểm khá thú vị, mang lại nhiều nét riêng độc đáo cho người sở hữu.
Ở phương Đông, những chi tiết nổi trội không theo số đông như lúm đồng tiền hay cằm chẻ đều được gắn với sức hấp dẫn đặc biệt, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tương tự, chiếc răng khểnh cũng tạo nên nét đẹp tiềm ẩn ở người sở hữu nó, giúp họ dễ gây thiện cảm với mọi người xung quanh.
- Về mặt tính cách: Người có chiếc răng này sở hữu tính cách nhanh nhẹn và hoạt bát. Người này cũng có lòng tốt, biết quan tâm giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Đây là mẫu người có nhiều suy nghĩ sâu sắc, được ngưỡng mộ vì thông minh hơn người.
- Về mặt tình cảm: Chuyện tình cảm của người có răng khểnh thường chớm nở rất sớm. Đây là kiểu người khá chủ động, mãnh liệt và chân thành với đối phương. Thế nên, người sở hữu chiếc răng này rất thích hợp với những đối tượng tìm hiểu cũng có tính cách mạnh mẽ.
- Về mặt sự nghiệp: Những người này thường hay nhẫn nại và kiên trì, bền bỉ để thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, thường thì phải qua ngưỡng tuổi 30 thì người có răng khểnh mới có thể tận hưởng cuộc sống ổn định và an nhàn.
Người sở hữu chiếc răng khểnh có dáng quá nhọn và gần cửa miệng thì lại không tốt cho lắm bởi đây là kiểu người hay chọc giận người khác vì không chú ý nhiều đến giao tiếp. Thế nên, người này nên học cách kiềm chế cảm xúc của mình và cố gắng bình tĩnh khi gặp tình huống căng thẳng để giữ cho mọi chuyện tốt đẹp.
CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM RĂNG KHỂNH ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY
Chiếc răng khểnh mang lại nét ngây thơ đáng yêu, nụ cười tỏa nắng và cũng tạo điểm nhấn riêng cho tổng thể khuôn mặt. Thế nên, nhiều người rất muốn làm răng khểnh để tự tạo ra nét duyên này cho bản thân. Có một số cách làm răng khểnh phổ biến được sử dụng để làm răng khểnh tự nhiên. Tùy từng trường hợp mà nha sĩ sẽ Tư Vấn và chỉ định các phương pháp phù hợp nhất cho bạn.
1. Trồng Răng Khểnh Bằng Cách Đắp Composite
Đây là cách làm răng khểnh phổ biến và đơn giản nhất. Kỹ thuật này sẽ được nha sĩ thực hiện bằng cách đắp vật liệu composite vào răng nanh số 3. Nha sĩ sau đó sẽ tiến hành căn chỉnh sao cho răng chếch ra ngoài một góc vừa phải, không quá mất cân đối so với các răng khác và vẫn đảm bảo sự hài hòa cho khuôn mặt.
2. Trồng Răng Khểnh Bằng Cầu Răng
Đây là kỹ thuật cũng dùng đến một nhịp cầu nhiều hơn một răng sứ nhưng hơi khác so với cách làm cầu cho các răng thông thường trên cung răng. Vì khi làm cầu răng cho răng khểnh, chỉ cần dùng đến hai thân răng sứ: một chụp lên răng nanh và một tạo hình răng khểnh. Trong cầu răng này, chiếc răng sứ làm vai trò răng khểnh sẽ được tạo hình hơi chếch lên trên so với răng nanh.
3. Trồng Răng Khểnh Bằng Mặt Dán Sứ
Phương pháp mặt dán sứ veneer giúp tạo một chiếc răng khểnh đẹp tự nhiên, duyên dáng như răng khểnh thật. Ưu điểm của mặt dán sứ này là không ảnh hưởng nhiều đến các răng khác. Với kỹ thuật này, bác sĩ chỉ cần mài răng một lớp siêu mỏng từ 0,3 – 0,7 mm. Sau đó mặt dán sứ sẽ được dán lên bề mặt răng nanh và hơi chếch lên để tạo hình răng khểnh bằng một lớp keo đặc biệt dùng trong nha khoa.
4. Trồng Răng Khểnh Trên Trụ Implant
Đây là kỹ thuật làm răng khểnh tương đương với kỹ thuật trồng răng bao gồm cả thân răng và trụ chân răng. Khi thực hiện, nha sĩ sẽ dùng một trụ chân răng nhân tạo bằng implant để đặt vào trong xương hàm, hơi chếch lên trên so với răng nanh. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ thiết kế một thân răng sứ có hình dáng gần giống với răng nanh để lắp vào trụ răng tạo răng khểnh.
5. Bọc Sứ Cho Răng Khểnh
Cách bọc sứ cho răng khểnh được thực hiện bằng cách mài răng khểnh theo một tỷ lệ được tính toán trước. Giải pháp bọc răng sứ vừa giúp phục hình thẩm mỹ cho răng khểnh đều đẹp so với các răng khác, vừa giúp bảo vệ răng thật bên trong.
Theo quy trình, nha sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ quanh thân răng nhưng tránh gây ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc hay gây ê buốt răng. Sau khi mài răng, bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm, sau đó chuyển sang cho các kỹ thuật viên labo để chế tác mão răng sứ phù hợp.
Trong thời gian đợi lắp răng sứ, bạn sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ và giúp ăn, nhai dễ dàng. Thông thường, răng sứ được gắn tạm để điều chỉnh với việc ăn uống, nếu mọi thứ bình thường thì sau khoảng một tuần, bạn sẽ được căn chỉnh và gắn cố định lại bằng keo nha khoa.
Phương pháp bọc răng sứ được ưa chuộng bởi mang lại một số ưu điểm như:
+ Cải thiện nhanh khuyết điểm răng khểnh mọc lệch quá mức
+ Răng sau khi bọc vẫn đảm bảo được chức năng nhai
+ Kỹ thuật bọc sứ răng khểnh được thực hiện khá nhanh chóng, an toàn
6. Niềng Răng Khểnh
Niềng răng khểnh là kỹ thuật nha khoa phổ biến được sử dụng để chỉnh lại răng khểnh tự nhiên, giúp hàm răng trở nên cân đối hơn. Đây là phương pháp được các Nha Sĩ Tư Vấn là ít xâm lấn răng thật, an toàn và mang lại hiệu quả vĩnh viễn. Theo phương pháp niềng răng khểnh này, nha sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để tác động một lực lên răng, khiến răng khểnh di chuyển từ từ cho đến khi về đúng vị trí trên khuôn hàm.
Có nhiều phương pháp niềng răng khểnh hiện nay như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt lưỡi… Mỗi loại đều có một số ưu nhược điểm nhất định.
- Mắc cài kim loại: Loại mắc cài này có ưu điểm là rẻ, bền và dễ thay thế khi bị hư hoặc rớt. Tuy nhiên, mắc cài kim loại lại không cho hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Mắc cài bằng sứ: Mắc cài bằng sứ có độ bền và sự chắc chắn gần giống với dạng mắc cài kim loại nhưng nhìn đẹp hơn. Nhưng nhược điểm của loại mắc cài này là dày hơn mắc cài kim loại nên sẽ gây cảm giác cộm trong miệng khi sử dụng.
- Mắc cài mặt lưỡi: Đây là cách niềng răng khểnh có tính thẩm mỹ cao nhất và không ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn khi giao tiếp. Tuy nhiên, chi phí thực hiện lại rất cao và có thể gây ảnh hưởng tới lưỡi.
Thời gian niềng răng trung bình từ 6 tháng đến 1 hoặc 2 năm tùy thuộc vào độ lệch của răng và độ chếch ra ngoài của răng khểnh cũng như cấu trúc răng và hàm.
Răng khểnh được can thiệp thêm vào bằng các kỹ thuật nha khoa vẫn phải đảm bảo một số tiêu chuẩn thẩm mỹ để sao cho phù hợp với khuôn miệng, nụ cười. Chiếc răng thẩm mỹ đạt yêu cầu phải thể hiện tính tự nhiên về dáng răng và mà sắc, mức độ nhô ra vừa phải và không ảnh hưởng đến chức năng nhai về lâu dài. Đặc biệt, bạn trước khi có ý định làm răng khểnh bạn nên nghe các Tư Vấn của Nha Sĩ, tìm hiểu thật kỹ để làm đẹp cho hàm răng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
kỳ Duyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: