Sử dụng thuốc để điều trị bệnh luôn đi kèm với những nguy cơ nhất định do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, còn một nguy cơ khác bạn cũng nên chú ý đến, đó là nguy cơ ngộ độc thuốc, do tương tác thuốc - thuốc, hoặc tương tác thuốc - thức ăn.Theo số liệu thống kê của ngành y tế, ở Việt Nam hàng năm có khoảng 30% bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu là do ngộ độc cấp và con số tử vong chiếm khoảng 12%, trong đó không ít bệnh nhân bị ngộ độc thuốc.
- Hô hấp: Hơi thở ra có thể có mùi thuốc. Nạn nhân khó thở, ngứa họng, ngứa mũi, có khi thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường (người lớn bình thường thở từ 16-18 lần/phút).
- Tim mạch: Nhịp tim đập nhanh, có khi đập chậm (bình thường người lớn có nhịp tim 70-80 lần/phút). Tim đập không đều, ngắt quãng.
- Thần kinh: Nếu bị nhẹ, nạn nhân nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Nếu nặng, nạn nhân có thể bị co giật, mê sảng hay hôn mê.
- Tiêu hóa,bài tiết: Nôn mửa, có thể nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy. Có thể bí tiểu, nước tiểu màu đỏ hồng (ra máu) hoặc đen, xanh, vàng tùy loại thuốc. Nếu bị nặng, nạn nhân có thể bị vô niệu (không tiểu được).
Ngoài ra, nạn nhân thấy mờ mắt, ù tai, đồng tử ở mắt có thể giãn to hoặc co lại nhỏ hơn bình thường, da khô, xanh tím. Có thể sốt cao hay hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, vã mồ hôi…
MỘT SỐ THUỐC GÂY NGỘ ĐỘC THƯỜNG GẶP
Nếu biết được loại thuốc gây ngộ độc, các bác sĩ sẽ dễ dàng xử trí nhanh cho bệnh nhân trong việc sử dụng chất kháng độc và giải độc. Các thuốc gây ngộ độc phổ biến là:
- Thuốc ngủ chứa bacbituric: Như phenobarbital, barbital, amobarbital, secobarbital, pentobarbital...
- Thuốc an thần: valium, tranxen, temesta, semesta, meprobamate, nocta-diol...
- Thuốc làm dịu thần kinh, chống co giật: deparkin, paradione, elisal...
- Thuốc giảm đau: morphin, codein, dolosal, paracetamol, acetanilide, phenacetin, indomethacine, nifluril, mephenamide acid…
- Thuốc kháng sinh: tetracyclline, rimifon…
- Thuốc chống ký sinh trùng: emtine, piperazin…
- Vitamin: A, B1, K, P, D,…
CÁCH XỬ TRÍ CẤP THỜI KHI NGỘ ĐỘC THUỐC
1. Khi phát hiện nạn nhân ngừng tim, ngừng thở, trước tiên phải phục hồi lại chức năng hô hấp, tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo.
2. Loại bỏ chất độc bằng cách gây nôn. Đây là biện pháp được áp dụng đối với người ngộ độc thuốc qua đường uống, gồm các cách sau:
- Móc họng, đè gốc lưỡi để kích thích gây nôn.
- Hòa nước muối thật đậm cho uống để gây phản xạ nôn. Cách này an toàn, đơn giản và nhanh chóng.
- Nếu có siro Ipeca, cho nạn nhân uống 30ml, sau đó cho uống khoảng 300 ml nước (nếu là trẻ em thì cho dùng một nửa liều này).
- Cho nạn nhân dùng nước đậu xanh giã nát, nước rau muống, khoai lang.
Chú Ý:
- Hỏi kỹ những thông tin liên quan đến thuốc gây ngộ độc qua bản thân nạn nhân và người nhà.
- Sau xử trí cấp thời phải chuyển ngay đi bệnh viện để thực hiện các xử trí tiếp theo như súc rửa dạ dày, dùng thuốc kháng độc và giải độc…
- Chỉ xử trí gây nôn khi nạn nhân còn tỉnh.
- Nên giữ lại chất nôn, mang đến bệnh viện xác định chất gây ngộ độc để điều trị bằng chất giải độc phù hợp.
- Khi nạn nhân bị hôn mê, cần đặt ở tư thế nằm đầu thấp và nghiêng một bên để tránh tình trạng hít sặc các chất nôn. Không được gây nôn trong trường hợp có co giật, uống phải dầu hỏa, axit, người suy tim nặng, phụ nữ mang thai quá to.
- Không tự cho uống các thuốc “kháng độc” khi chưa biết rõ loại thuốc gây độc.
CÁCH PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THUỐC TÂY TỐT NHẤT
Người lớn dùng nhiều loại thuốc có nguy cơ gia tăng các vụ ngộ độc bất ngờ. Bệnh nhân lớn tuổi có phác đồ sử dụng thuốc phức tạp, thường liên quan đến nhiều loại thuốc điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều bác sĩ kê đơn nên họ dễ bị ngộ độc hơn.
Để hạn chế ngộ độc thuốc ở người lớn, bạn nên:
- Giữ một danh sách của các loại thuốc đã sử dụng. Bản kê các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm tên thuốc, liều lượng và tần suất sử dụng, là một "tài liệu" quan trọng trong những lần gặp bác sĩ và trong trường hợp khẩn cấp khi đi cấp cứu.
- Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ của bạn tất cả các loại thuốc bạn đang dùng (kể cả thuốc không theo toa của bác sĩ) và các loại thực phẩm chức năng đang dùng; điều này sẽ giúp giảm nguy cơ của sự tương tác thuốc có thể gây hại.
- Tìm hiểu đầy đủ về các loại thuốc đang sử dụng: hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải thích đầy đủ về các lý do tại sao bạn phải dùng các loại thuốc, các thực phẩm và thuốc bạn nên tránh và các phản ứng cũng như tác dụng phụ.
- Nên sử dụng thuốc được kê bởi một bác sĩ. Nhiều người trung niên nhận toa thuốc từ nhiều hơn một bác sĩ làm tăng tương tác các thuốc. Bằng việc khám và điều trị ở một bác sĩ, tất cả các chỉ định của bạn được thống nhất và bác sĩ của bạn có thể kiểm tra các tương tác có thể có giữa các thuốc.
- Viết nhật ký. Hãy ghi chú tất cả các triệu chứng, đặc biệt là sau khi dùng thuốc. Tác dụng phụ gây đau đớn hay bất ngờ có thể báo hiệu một nhu cầu điều chỉnh phác đồ điều trị thuốc.
- Duy trì một lịch trình dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ thói quen đó có thể làm giảm nguy cơ bạn dùng thiếu liều lượng hoặc nhiều hơn mức cần thiết.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, khoảng 9 trên 10 vụ ngộ độc bất ngờ xảy ra trong nhà. 60% các nạn nhân là trẻ em dưới 6 tuổi và gần một nửa số ca ngộ độc ở trẻ em lứa tuổi này liên quan đến sự lạm dụng các loại thuốc.
Dưới đây là những lời khuyên an toàn mà mỗi cha mẹ, người chăm sóc và ông bà nên thực hiện để ngăn ngừa ngộ độc thuốc:
- Tránh uống thuốc trước mặt trẻ em, vì chúng thường cố gắng bắt chước người lớn và tự tìm thuốc để uống hoặc chơi. Đừng gọi thuốc là "kẹo" khiến trẻ tò mò muốn thử.
- Giữ tất cả các loại thuốc (cả kê đơn và không kê đơn) trong các hộp thuốc hoặc ngăn tủ có khóa, để xa tầm tay trẻ em.
- Luôn luôn bật đèn khi lấy và cho trẻ uống thuốc để tránh nhầm lẫn.
- Kiểm tra định kỳ hạn sử dụng của thuốc. Nếu thuốc không ghi hạn, coi như nó hết hạn 6 tháng sau khi mua thuốc.
- Tránh vứt hoặc hủy thuốc trong thùng rác mở trong nhà bếp hoặc phòng tắm vì nhiều loại của thuốc người lớn có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ và vật nuôi.
- Hãy nhận biết rằng vitamin, đặc biệt là những loại có chứa sắt, có thể gây độc nếu dùng liều lượng lớn. Hãy theo hướng dẫn của bác sĩ để dùng thuốc đúng liều lượng cho trẻ em.
- Không dùng các loại thuốc kê cho người lớn để trẻ em uống.
Trong bất cứ trường hợp nào bạn hoặc người thân, trẻ em trong nhà gặp một phản ứng phụ bất lợi với thuốc đang dùng, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Nguyễn Ngọc
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: