Thiết lập một thời khóa biểu với giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý cho bé là điều rất quan trọng. Theo các chuyên gia, từ 6h30 đến 7h tối là thời điểm tuyệt vời để cho các bé dưới 1 tuổi đi ngủ. Đi ngủ sớm không có nghĩa là bé sẽ thức dậy sớm mà ngược lại, khi bé có giấc ngủ tối ngon, bé sẽ thường thức dậy muộn.
Giờ “Vàng” Cho Bé:
Thiết lập một thời khóa biểu với giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý cho bé là điều rất quan trọng. Theo các chuyên gia, từ 6h30 đến 7h tối là thời điểm tuyệt vời để cho các bé dưới 1 tuổi đi ngủ. Đi ngủ sớm không có nghĩa là bé sẽ thức dậy sớm mà ngược lại, khi bé có giấc ngủ tối ngon, bé sẽ thường thức dậy muộn.
Lên Thời Khóa Biểu Cho Bé:
Việc lên một thời khóa biểu ăn ngủ phù hợp cho một ngày rồi kiên định tập cho bé đi theo thời khóa biểu đó là chìa khóa thành công của mẹ.
Xác Định Khi Nào Bé Buồn Ngủ:
Thay vì phải chờ cho đến khi bé trở nên khó chịu, cáu kỉnh vì quá buồn ngủ, mẹ nên quan sát và xác định xem những biểu hiện nào ở bé cho thấy bé chuẩn bị sẵn sàng để chuẩn bị đi ngủ.
Cho Bé Ngủ Chung Giường Với Ba Mẹ:
Theo nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ em được ngủ cùng cha mẹ, khi lớn lên sẽ có lòng tự trọng cao cũng như ít sợ hãi hơn.
Bạn có thể đặt nôi của bé ngay bên cạnh giường, hoặc bạn có thể cho bé ngủ chung giường nếu bảo đảm sự an toàn và không chuyển chỗ ngủ của bé trong đêm. Một khi đã chọn dỗ bé ngủ cùng giường thì bạn phải để bé ngủ ở đó luôn. Nếu muốn bé ngủ nôi, bạn phải dỗ ngủ trong nôi ngay từ đầu. Nếu không, khi thức giấc bé sẽ khóc đòi trở lại nằm chỗ cũ khiến cha mẹ gặp không ít rắc rối đấy.
Xử Lý “Anh” Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản:
Đây là một trong những nguyên nhân thường bị lãng quên khi điểm danh những yếu tố làm cho bé khó ngủ. Các triệu chứng thường thấy là bé phun thức ăn ra, ói, bụng khó chịu, thở khò khè, khó thở hay ăn uống khó khăn. Nếu bé của bạn có những biểu hiện này, bạn cần cho bé đi khám ngay nhé.
Để Bé Nằm Ngửa:
Cách giúp bé ngủ ngon tiếp theo là để bé nằm ngửa, nằm ngửa sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ, giúp bé thở dễ dàng hơn đồng thời làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) do các bé không thể tự lật sấp hay lật nghiêng và khiến mình bị ngộp thở.
Chú Ý Giấc Ngủ Ban Ngày:
Để ban đêm bé ngủ sâu hơn thì những giấc ngủ ngắn ban ngày bạn nên hạn chế lại không quá 3 giờ đồng hồ cho một giấc ngủ ngày.
Lau Rửa Hoặc Tắm Cho Bé:
Trước khi ngủ mẹ hãy lau mặt, rửa tay chân và thay bỉm mới cho bé. Nếu có thể, mẹ cho bé tắm với nước ấm, nhưng thật nhẹ nhàng và nhanh chứ không nên vừa tắm vừa chơi đùa.
Dỗ Trẻ Bằng Âm Nhạc:
Tương tự như việc kể chuyện cho bé nghe, việc bạn sẽ hát bài gì, thể loại gì thực sự không phải là điều đáng bận tâm. Đơn giản, ca hát là một cách tuyệt vời có thể giúp bé thư thái hơn trước khi đi ngủ cũng như la cơ hội giúp bạn thể hiện khả năng ca hát của mình với bé. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được rằng ca hát sẽ giúp làm giảm mức độ căng thẳng cho cả người nghe và người hát.
Mặc Bỉm Loại Ban Đêm Cho Bé:
Cảm giác ẩm ướt khi mặc bỉm sẽ ít nhiều làm bé khó chịu. Hãy chọn loại bỉm ban đêm để bé có một giấc ngủ ngon. Nếu cần thay bỉm, bạn nên làm trong im lặng, không nên đánh thức bé dậy.
Cho Bé Bú Đủ Trước Khi Ngủ:
Bé sẽ tự tỉnh giấc và đòi bú mẹ khi đói, do vậy, hãy cho bé bú no trước khi ngủ. Vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên khoảng 3-4 tiếng bạn nên cho bé bú 1 lần, đừng để bé ngủ lâu hơn 5 tiếng mà không dậy bú. Bạn có thể đánh thức bé dậy và cho bú, sau đó mới đặt bé ngủ lại.
Dọn Chỗ Ngủ Cho Bé:
Chỗ ngủ của bé cần thoáng mát và nhất là không nên để các đồ chơi, chăn đắp, gối chặn, gấu bông… xung quanh vì vô tình trong lúc ngủ, tay chân bé quơ trúng những vật này và sẽ có thể làm bé ngộp thở, cực kỳ nguy hiểm.
Quấn Bé Trong Chăn Mỏng:
Khi ngủ và được quấn mình trong một chiếc chăn mỏng, bé sẽ có cảm giác an toàn và được che chở như khi nằm trong vòng tay mẹ. Cách dỗ bé ngủ này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả.
Hạn Chế Nhìn Vào Mắt Bé:
Chơi đùa cùng con trước khi đi ngủ là điều bất kỳ bố mẹ nào cũng háo hức. Tuy nhiên những chuyển động mắt của bạn là điều làm bé hứng thú và muốn bắt chước theo. Do đó, nếu muốn bé nhanh chóng đi ngủ, bố mẹ không nên nhìn vào mắt con.
Nhiệt Độ Phòng Thích Hợp:
Theo khuyến cáo của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, nhiệt độ phòng từ 18 đến 21 độ C sẽ giúp hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Diệu Pháp Hương Thơm
Một hai giọt tinh dầu thơm có thể giúp con thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên sử dụng phương pháp này. Vì lúc này da và thính giác của bé rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Tắt Đèn
Việc tắt đèn giúp bé nhận biết được khi phòng tối là lúc mình phải đi ngủ. Không cần dùng đèn ngủ, bạn chỉ cần kéo rèm để hạn chế ánh nắng chiếu vào nhằm mô phỏng giống buổi tối cho các thời điểm trong ngày. Đến giờ bé cần thức dậy, bạn sẽ mở rèm cửa và bật đèn để bé cảm nhận sự khác biệt.
Cho Bé Mặc Đồ Ngủ
Không còn gì đáng yêu hơn khi nhìn ngắm bé xúng xính trong bộ đồ ngủ xinh xắn, vừa vặn. Tuy nhiên, chất liệu vải sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ của bé. Quần áo của bé nên được làm từ sợi thiên nhiên như cotton, bông để tránh kích ứng da cũng như làm cho bé khó chịu, ngứa ngáy.
Vỗ Về
Khi cho bé vào cũi ngủ, mẹ nên đặt bé xuống thật nhẹ nhàng, sau đó đặt tay bạn lên bụng bé, vỗ nhẹ vào cánh tay hay vuốt ve đầu bé để bé duy trì cảm giác được vỗ về và dễ chịu. Điều này sẽ giúp bé sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Âu Yếm Bé
Trước khi đi ngủ, nếu bé được ôm hôn thắm thiết và quây quần bên ba mẹ, bé sẽ cảm thấy mình được yêu thương và bảo bọc an toàn, nhờ đó giấc ngủ của bé sẽ sâu hơn và dài hơn.
Kể Chuyện Cho Bé Nghe
Bất cứ thể loại hay nội dung nào cũng được, chỉ cần bạn kể nó với giọng điệu “ngọt hơn kẹo, mềm hơn bông” là đủ để làm bé thấy thoải mái rồi. Đây cũng là một thói quen tốt nên được duy trì trong suốt thời thơ ấu của bé.
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.