Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột do chúng ta không may chạm vào nguồn điện hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện. Khi đó nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật có thể bị bỏng, thậm chí tử vong.
Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao. Nhưng cứu như thế nào thì mới an toàn cho bản thân và người bị nạn ? Cùng thuocthang.com.vn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé !
Việc sơ cứu nạn ban đầu cho nhân bị điện giật có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân. Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm:
1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
2. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.
I. TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI MẠCH ĐIỆN
Nếu thấy có người bị tai nạn điện giật thì phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Để cứu nạn nhân và tránh không bị điện giật, người cứu nạn nhân phải thực hiện, như sau:
1. Trường hợp cắt được mạch điện
Cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu chì, cầu dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm v.v.
Khi cắt điện phải chú ý:
a) Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
b) Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó rơi xuống.
2. Trường hợp không cắt được mạch điện
Trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp hay cao áp để áp dụng những cách như sau:
a) Nếu là mạch điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô v.v để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra. Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ v.v thì sử dụng những dụng cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.
Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật;
b) Nếu là mạch điện cao áp thì người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có dụng cụ cách điện nói trên thì dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
II. CÁCH SƠ CỨU NẠN NHÂN SAU KHI ĐÃ TÁCH RA KHỎI MẠCH ĐIỆN
Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân để xử lý cho thích hợp, cụ thể như sau:
Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
1. Với Nạn Nhân Còn Tỉnh:
+ Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.
+ Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
2. Với Nạn Nhân Còn Thở, Tim Đập Yếu
Trường hợp nạn nhân bị điện giật nhưng còn thở bình thường, đặt họ ở tư thế hồi sức và làm nhanh các động tác sau (như hình):
+ Kiểm tra các tổn thương khác (nếu có), đồng thời nới lỏng quần áo nạn nhân và lấy vật dụng (nếu có) khỏi túi quần áo
+ Quỳ 1 bên nạn nhân bị điện giật. Sửa tay nạn nhân vuông góc với bạn. Kéo tay kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài
+ Kéo chân nạn nhân co lên, lòng bàn chân tiếp xúc mặt đất. Giữ tư thế đó là kéo nạn nhân quay vào phía của bạn. Hoàn thành tư thế hồi sức.
+ Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
3. Với Nạn Nhân Bất Tỉnh, Không Có Dấu Hiệu Thở:
- Trường hợp điện giật dẫn đến ngưng thở, ngưng tim, phải tiến hành thủ thuật CPR hồi sức tim phổi như sau:
+ Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng. Kiểm tra mạch, nhịp thở, tuyệt đối không lay nạn nhân.
+ Đặt hai bàn tay chồng lên nhau và đè lên giữa ngực nạn nhân. Ép nén ngực (tối đa 4-5 cm) 30 lần, tốc độ 100 nhịp/phút.
+ Dùng một tay kéo đầu nạn nhân ngửa về sau, đẩy hàm dưới để mở miệng ra. Dùng bàn tay ở trên đầu vừa đè trán, vừa bịt mũi họ bằng ngón trỏ và ngón cái, tay kia banh hàm nạn nhân và mở miệng.
+ Hít đầy lồng ngực, há miệng rộng áp sát miệng nạn nhân, thổi 1 hơi trong khoảng 1 giây, vừa thổi vừa liếc mắt nhìn lồng ngực nạn nhân. Nếu thành công, lồng ngực nạn nhân sẽ phồng lên.
+ Lặp lại mỗi chu kỳ là 30 lần ép, 2 lần thổi hơi. Sau 5 chu kỳ (khoảng 2 phút), kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân 1 lần bằng cách đặt 2 ngón tay lên động mạch cổ. nếu không thấy mạch, tiếp tục 5 chu kỳ kế tiếp. Khi nạn nhân đã tự thở hoặc đã chết thì dừng lại.
Lưu ý, nếu nạn nhân bị bỏng do điện giật, cần sơ cứu như sau: Rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh khoảng 10 phút. Nếu nạn nhân bất tỉnh, cần làm mát vết bỏng bằng vải ướt rồi đặt bệnh nhân ở tư thế hồi sức.
Cuối cùng cần nhớ, bên cạnh việc nắm vững các kỹ năng sơ cấp cứu, chúng ta phải tích cực phòng ngừa điện giật cho mọi thành viên trong gia đình, đặt biệt là trẻ em. Hệ thống điện phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng. Các thiết bị điện phải an toàn, không rò rỉ. Đồ điện gia dụng cũng như ổ điện phải cách ra tầm tay trẻ em.
Mrs Ngọc Lan
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: