Dấu Hiệu Bệnh Nhiễm Trùng Máu ở Trẻ Em ..? Khi Nào Nên Tiêm Vắc Xin

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC
Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn ở trẻ em là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có đến 30 triệu người lớn, 3 triệu trẻ sơ sinh và 1,2 triệu trẻ em bị nhiễm khuẩn máu trên toàn thế giới. Trong đó, 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh tử vong vì bệnh trên.
Dấu Hiệu Bệnh Nhiễm Trùng Máu ở Trẻ Em ..? Khi Nào Nên Tiêm Vắc XinDấu Hiệu Bệnh Nhiễm Trùng Máu ở Trẻ Em ..? Khi Nào Nên Tiêm Vắc Xin

Vậy chi tiết về bệnh nhiễm trùng máu như thế nào ? Có nên tiêm vắc xin phòng bệnh không ? Mời bạn đọc tìm hiểu cùng | thuocthang.com.vn qua bài viết này nhé.

1. Nhiễm trùng máu là gì ?

Nhiễm trùng máu (hay nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng huyết, hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan) là những tập hợp bệnh lý xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận…

Nhiễm trùng máu nguy hiểm không chỉ vì độc lực của vi khuẩn, độc tố từ các chất bài tiết của chúng, mà còn vì các chất hóa học trung gian do hệ thống miễn dịch giải phóng vào máu, kích hoạt phản ứng viêm toàn thân để chống lại nhiễm trùng nhưng lại làm tổn thương mô và cơ quan trong cơ thể.

2. Nhiễm trùng máu ở trẻ là do đâu ?

Nhiễm trùng huyết ở trẻ nhỏ thường xảy ra do sự xâm nhập của một số chủng vi khuẩn vào máu như Haemophilus influenzae và Streptococcus pneumoniae (phế cầu).

 

OITUFJKLGHVBNhiễm trùng máu ở trẻ

 

Các đối tượng dễ bị nhiễm trùng máu nhất là các trẻ từ 2 tháng đến 36 tháng tuổi, có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh như hồng cầu hình liềm hoặc nhiễm HIV. Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi được bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn này bằng các kháng thể được truyền qua bụng mẹ. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu, nguyên nhân thông thường là do vi khuẩn, như vi khuẩn liên cầu nhóm B được truyền từ mẹ sau khi sinh. Nguy cơ nhiễm trùng máu sẽ giảm dần khi trẻ được 2 tuổi và gần như biến mất khi trẻ lên 3 tuổi. Vì lúc đó, hệ miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường máu.

Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, trẻ có thể bị nhiễm trùng máu do Staphylococcus Aureus và liên cầu nhóm A. Các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào máu qua vết cắt trên da hoặc vi khuẩn não mô cầu (neisseria meningitidis) xâm nhập qua đường hô hấp hoặc salmonella đi vào máu qua ruột.

3. Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm trùng da :

Nhiễm trùng da là bệnh lý gây ra bởi các sinh vật ngoài cơ thể, bao gồm cả nhiễm trùng do mạt nhà và nhiễm trùng do côn trùng. Nhiễm trùng da lâu ngày không điều trị là nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn huyết.

Nhiễm trùng đường tiết niệu :

 

YTFHDFHNHGNFXNhiễm trùng đường tiết niệu

 

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu có tên tiếng Anh là Urosepsis. Có đến 25% bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết gây ra do nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bằng nhiều cách khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu đi ra ngoài cơ thể), gây viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Các vi khuẩn khi đã vào niệu đạo sẽ nhân lên nhiều lần và lan qua bàng quang cùng nhiều bộ phận khác, sau đó đi vào máu và gây ra biến chứng nhiễm khuẩn huyết toàn thân.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa :

Nhiễm trùng đường tiêu hóa là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh. Các sinh vật bao gồm nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng máu.

Các tác nhân gây nhiễm trùng máu thường gặp :

Tác nhân gây nhiễm trùng máu là do vi khuẩn hoặc vi nấm. Nhiễm trùng huyết, bao hàm cả tác nhân gây bệnh, ngoài vi khuẩn, vi nấm, có thể do virus. Trong thực tế nhiễm trùng máu do virus rất khó xác định.

Vi khuẩn gram âm :

 

LYUYDGFJHGNGV Nguyên nhân nhiễm khuẩn huyết

 

Vi khuẩn gram âm chủ yếu là vi khuẩn đường ruột họ Enterobacteriaceae như: Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia và các vi khuẩn Enterobacter…; ngoài ra còn có Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng huyết thứ phát xuất phát từ ổ nhiễm khuẩn ban đầu, do thao tác y tế  không vô khuẩn, do dụng cụ y tế không tuyệt đối vô khuẩn…

Vi khuẩn gram dương :

Khác với vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương có một bức tường tế bào dày, thường gặp là tụ cầu, liên cầu, não mô cầu, phế cầu… nguy hiểm nhất là tụ cầu vàng (S. aureus), đặc biệt là loại tụ cầu kháng lại Methicillin (MRSA: Staphylococcus aureus kháng methicillin). Nhiễm khuẩn huyết gram (+) thường ổ tiên phát ở  Da, cơ, mụn nhọt, đinh dâu, chín mé, hậu bội, vết thương nhiễm khuẩn,  viêm cơ. Viêm tai, mũi, họng, xoang, răng,  ổ mủ sâu: áp xe quanh thận, dưới cơ hoành. Dụng cụ y tế: Đặt sonde, catheter.

Vi khuẩn kỵ khí :

Vi khuẩn kỵ khí là nhóm vi khuẩn đơn bào có kích thước rất nhỏ, thường là Clostridium perfringens và Bacteroides fragilis.

Nấm :

Các loại nấm bao gồm: Candida, Trichosporon asahii.

4. Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết ở trẻ

 

IUYRTDSFXCBNNDFKUDấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết

 

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu thường xuất hiện triệu chứng sốt, quấy khóc hoặc hôn mê. Do đó, việc thăm khám bác sĩ là rất quan trọng ở những đứa trể dưới 3 tháng tuổi, có nhiệt độ trực tràng cao trên 38 độ C, ngay cả khi không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu khác. Nếu trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đi khám nếu sốt trên 38,9 độ C. Nếu trẻ tỏ ra khó chịu, không giao tiếp bằng mắt hoặc khó đánh thức, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay cả khi trẻ không sốt cao.

Nhiễm trùng máu do vết cắt, mụn nhọt hoặc các tổn thương da khác thường được báo hiệu bằng sốt, đau và mẩn đỏ nghiêm trọng xung quanh vết thương. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đưa trẻ đi khám. Loại nhiễm trùng huyết do vi khuẩn này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về xương và khớp.

5. Ngăn ngừa nhiễm trùng huyết bằng cách nào ?

Trước tiên, hãy đảm bảo trẻ được tiêm phòng ngừa nhiễm trùng huyết theo đúng lịch trình tiêm chủng.

Hiện nay, nguy cơ mắc bệnh đã giảm đi nhờ sự xuất hiện của các loại vắc xin phòng ngừa. Trong đó, vắc xin chủng ngừa Hib đã loại bỏ khá nhiều bệnh ở trẻ em do H.influenzae gây ra; vắc xin ngừa phế cầu (Prevnar) cũng đã được chứng minh làm giảm hơn 90% nguy cơ nhiễm trùng máu do phế cầu.

Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C : chế độ ăn đối với người nhiễm trùng huyết rất quan trọng. Nó cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp bệnh nhân khỏe mạnh và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân nhiễm trùng máu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, chất sắt, giàu protein, chất xơ và khoáng chất.

Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, người bị nhiễm khuẩn huyết thường có lượng vitamin C trong máu giảm, thiếu vitamin C tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp. Nếu cung cấp đủ vitamin C, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lympho bào và giúp tạo thành các bổ thể.

Hy vọng những chia sẽ trên đây các bậc phụ huynh đã nắm bắt  được chi tiết về bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ và các loại vắc xin phòng bệnh nhé.

Danh Trường

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Não úng thủy Não úng thủy (tên tiếng Anh là Hydrocephalus) được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương,là một trong những dị tật của ống thần kinh, phần lớn do bẩm sinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
19/05/2018

Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.

19/05/2018
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh tiêu chảy cấp. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus Rota. Để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả thì hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn phòng bệnh bằng vắc-xin ngừa rotavirus. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ có thể bị phản ứng sau khi uống rotavirus và một số tác dụng phụ không mong muốn.
19/05/2018

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

19/05/2018

Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng. 

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.

Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.