Nhắc đến Ngải tiên là nhắc tới tên một loại cây được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nước hoa tại Pháp. Bên cạnh đó, hoa của nó còn được xem là quốc hoa của đất nước Cu Ba, có tên khoa học là Hedychium coronarium Koenig, thuộc họ gừng. Mặc dù vậy, Ngải tiên còn có một tác dụng khác mà ít người biết đến, đó là giúp nhiều người thoát viêm đại tràng lâu năm.
Theo cách chế biến truyền thống, người dân nơi đây thường lựa chọn cây ngải tiên nào tươi tốt, thân mập và non rồi bóc lớp vỏ cứng bên ngoài lấy nõn bên trong.
Nõn ngải tiên có vị thanh, mát, lành tính và có thể ăn sống. Tuy nhiên, ở đây, dân chúng thường lấy nõn về thái nhỏ cho vào bát rồi trộn với trứng gà, vịt cùng một số gia vị khác như muối, mắm, rau thơm và đem rán.
Món trứng rán ngải tiên thường tốt cho đàn ông mắc chứng yếu sinh lý, bổ thận tráng dương, cải thiện chuyện chăn gối, nâng cao thể trạng…
Từ xa xưa, người dân vùng cao nguyên Tả Phìn Hồ thường ăn sống nõn cây ngải tiên khi để chống đói khi đi chăn trâu, cắt cỏ. Còn phần củ thì đem vắt lấy tinh bột hoặc nấu chín để ăn.
Không chỉ là món ăn hàng ngày, cây ngải tiên còn là bài thuốc chữa bệnh đại tràng vô cùng hiệu nghiệm. Theo truyền thống của người dân tộc Dao, mỗi khi đau bụng đi ngoài là họ sử dụng củ ngải tiên sắc uống. Chỉ cần đôi ba ngày là triệu chứng bệnh không còn.
Một số nước trên thế giới đã từng chứng minh tác dụng của loại cây này với các vấn đề liên quan đến đại tràng. Đơn cử như ở Ấn Độ, chiết củ Ngải tiên bằng n - hexan, các nhà khoa học phân lập được 2 diterpenes labdane mới và 10 chất khác có khả năng chống lại ung thư phổi, neuroblastoma, ung thư vú, các dòng tế bào ung thư cổ tử cung và đặc biệt là ung thư đại tràng.
Sở dĩ nói Ngải tiên có thể giúp nhiều người thoát viêm đại tràng là vì trong loại thảo dược này có chứa Diterpenes Coronerin, hoạt chất có khả năng kháng các loại khuẩn như nấm, khuẩn Amip, vi rút, trực khuẩn lao, … cao. Ngoài ra, nó còn có thể hỗ trợ tái tạo niêm mạc đại tràng khá nhanh. Đây là kết quả đúc rút được sau nhiều năm nghiên cứu của bác sĩ Hoàng Sầm, Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam.
Theo bác sĩ Sầm, tác dụng của Ngải tiên với viêm đại tràng được ông và những người khác biết đến theo một cách rất tình cờ. Năm 1991, trong một lần lên vùng cao công tác và ở lại nhà thầy giáo La Văn Ngâm (Nguyên Trưởng ty Giáo dục tỉnh Bắc Thái), đoàn giáo viên của trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã được chứng kiến một chuyện kỳ lạ. Trong đoàn có giảng viên Lục Văn Vận bị viêm đại tràng trên 10 năm, cứ ăn đồ lạ vào thì sẽ bị đau bụng đi ngoài. Khi đó, thầy giáo La Văn Ngâm chỉ cần ra bìa rừng đào củ Ngải tiên rồi sắc lên cho uống, ngày đầu tiên, thầy Vận đã thấy đỡ. Sau hai ngày dùng liên tục, thầy thấy đại tràng ổn định hoàn toàn.
Tại Hội thảo khoa học “Đánh giá sự kết hợp ba thành phần Ngải tiên, Ý dĩ, Hoài sơn trên người viêm đại tràng thể phân lỏng, nát”, PGS.TS.BS Trần Văn Tuấn, chủ nhiệm đề tài đã đưa ra kết quả sử dụng với tỷ lệ tốt và khá chiếm đến 90,6%. Đề tài được Hội đồng Khoa học, đứng đầu là GS.TS.BS Hoàng Khải Lập đánh giá rất cao về tính ứng dụng trong thực tiễn và xem đây là bước đột phá mới. Hội đồng cũng đề xuất nên ứng dụng sự kết hợp ba thành phần này vào sản xuất, đồng thời phổ biến rộng rãi cho người dân biết về tác dụng của các loại thảo dược này.
Mrs Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…