Chảy nước mũi là một hiện tượng thường gặp và phổ biến ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy không có mấy ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tuy nhiên, tình trạng chảy nước mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài có thể gây khó chịu cho mọi người. Chưa kể đến việc, nếu để lâu không điều trị dứt điểm, rất có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng, viêm phế quản… Do đó, việc tìm hiểu những thông tin cần thiết để điều trị dứt điểm trạng thái chảy nước mũi là điều cần thiết. Chúng ta hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay nhé !
Nước mũi (dịch mũi) là một loại dịch nhầy có màu trong suốt, có tác dụng như một tấm lọc, giúp ngăn cản các loại hạt không mong muốn trong không khí đi vào cơ thể qua đường mũi. Nước mũi là cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, đôi khi cơ thể lại tiết ra quá nhiều dịch mũi khiến cho việc đối phó với chảy nước mũi trở nên phiền phức và dường như không có hồi kết. Nước mũi nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng, tình trạng chyar nước mũi kéo dài có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng và viêm phế quản…
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY NƯỚC MŨI
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mũi. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng mũi.
Cảm lạnh là tình trạng nhiễm virus ở mũi và cổ họng. Chảy nước mũi là triệu chứng cảm lạnh phổ biến nhất và hầu như người bệnh nào cũng trải qua. Ngoài trừ cảm lạnh, cúm cũng là một bệnh lý do virus tấn công vào mũi, họng và phổi.
Khi bị cảm lạnh, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn virus. Điều này ngăn virus tấn công phổi và các bộ phận khác trong cơ thể.
Mặc dù có thể gây ra nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng cảm lạnh thường có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên cảm cúm có thể gây nguy hiểm cho một số đối tượng bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Cảm lạnh và cúm thường có xu hướng tự cải thiện sau 5 – 7 ngày. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Dị ứng có thể dẫn đến chảy nước mũi và nước mắt. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến thường bao gồm không khí, phấn hóa, thức ăn, bụi, lông thú cưng. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng với các chất gây dị ứng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả chảy nước mũi để bảo vệ cơ thể.
Viêm xoang là bệnh xảy ra khi xoang, mũi bị viêm, sưng và đau. Tình trạng này có thể làm thu hẹp các ống dẫn khí, gây tích tụ chất nhầy và khó thở.
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm xoang sẽ bị chảy chất nhầy ra bên ngoài mũi. Tuy nhiên, đôi khi chất nhầy có thể chảy ào cổ họng dẫn đến hội chứng chảy dịch mũi sau.
Nước mũi do viêm xoang thường dày, có màu vàng hoặc xanh lá cây.
Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể gây sổ mũi hoặc chảy nước mũi bao gồm:
+ Bệnh thủy đậu
+ Lệch vách ngăn mũi
+ Đau đầu
+ Hút thuốc lá
+ Không khí khô
+ Mang thai
+ Sử dụng chất kích thích
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHẢY NƯỚC MŨI HIỆU QUẢ
Việc điều trị và cải thiện tình trạng chảy nước mũi thường phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi sổ mũi cần được điều trị y tế hoặc các phương pháp chuyên sâu khác.
1. Biện Pháp Cải Thiện Tại Nhà
Tống dịch nhầy ra khỏi mũi là cách tốt nhất để ngừng chảy nước mũi, vì vậy bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi vào khăn giấy khi cần thiết. Nếu nước mũi chảy không ngừng, bạn hãy xé đôi tờ khăn giấy, vo lại thành hai viên giấy nhỏ và nhét mỗi viên vào một lỗ mũi. Thở bình thường hoặc thở qua miệng.
Nếu có thể, bạn hãy xì mũi vào khăn giấy ướt để khỏi làm khô làn da nhạy cảm bên dưới mũi. Nếu da bị kích ứng, bạn hãy thoa một chút lotion dưỡng ẩm.
Bạn cũng có thể cảm thấy dịch nhầy trong cổ họng mà bạn không thể xì ra khăn giấy. Thử nuốt xuống để trị tình trạng chảy nước mũi và cảm giác nghẹt mũi.
Để giảm áp lực trong mũi và ngừng chảy nước mũi, bạn hãy tắm vòi sen nước nóng hoặc ngâm bồn tắm nước nóng và để cho hơi nước tỏa đầy phòng. Bạn cũng có thể quấn khăn tắm xung quanh đầu và nghiêng người trên nồi hoặc bát nước nóng, hoặc bạn chỉ cần mở vòi sen nước nóng và ngồi trong phòng tắm mà không cần đứng dưới vòi sen. Thực hiện 2-4 lần mỗi ngày.
Bạn cũng có thể dùng máy hóa hơi hoặc máy tạo ẩm để có tác dụng tương tự.
Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm vào nước một chút dầu khuynh diệp, cồn long não hoặc dầu bạc hà cay. Rót một ít vào bát hoặc nước nóng, hoặc rảy một chút xung quanh vòi sen trước khi mở nước.
Pha 1 cốc (240 ml) nước ấm với ½ thìa cà phê (3 g) muối và một nhúm muối nở. Dùng bơm tiêm, chai xịt nhỏ hoặc bình rửa mũi để xịt nước muối vào bên trong mũi mỗi ngày 3-4 lần.
Cẩn thận, không lạm dụng nước muối, vì điều này có thể khiến tình trạng chảy nước mũi nặng thêm.
Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm, hoặc hứng dưới vòi nước ấm cho đến khi khăn ướt đẫm. Vắt bớt nước sao cho khăn chỉ còn ẩm, sau đó đắp lên mặt khoảng 2-3 phút.
Bạn cũng có thể làm ướt khăn, sau đó cho vào lò vi sóng khoảng 30-45 giây hoặc cho đến khi khăn ấm.
Việc này giúp khoang mũi được thông thoáng trong đêm và ngăn nước mũi tích tụ trong mũi.
Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.
Liệu pháp ấn huyệt lên vùng mũi có thể giúp giảm nghẹt mũi và đau đầu do chảy nước mũi. Bạn hãy ấn thật nhẹ 10 lần lên từng góc mũi. Thực hiện tương tự với vùng trên mắt.
Thực hiện động tác này mỗi ngày 2-3 lần để giảm đau xoang.
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp chất lỏng trong mũi chảy ra ngoài, nhờ đó bạn cũng khỏi bị chảy nước mũi. Cố gắng cách khoảng một tiếng uống một cốc nước, và kết hợp các thức uống nóng như trà thảo mộc, thậm chí là canh để tăng hiệu quả làm dịu mũi.
Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.
Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.
Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.
Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.
Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.
Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.
Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn. Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.
+ Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
+ Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.
+ Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.
+ Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.
2. Một Số Mẹo Điều Trị Sổ Mũi
Theo y học cổ truyền, sổ mũi là do phong hàn, cảm mạo gây ra. Để điều trị, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp như:
Tía tô vị cay, tính ấm có thể dùng thái nhỏ nấu cháo trắng cùng một ít gừng tươi và hành để điều trị cảm mạo, phong hàn, sổ mũi.
Vắt nửa quả chanh vào 300 ml nước ấm sau đó hòa cùng một thìa mật ong nguyên chất. Dùng uống mỗi ngày 3 lần để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho.
Dùng một nắm lá húng quế, rửa sạch để ráo nước, hấp chín cùng một ít đường phèn. Lọc lấy phần nước, dùng uống có tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng phù nề và tắc nghẽn mũi.
3. Chữa Chảy Nước Mũi Bằng Thuốc
Chai xịt và dung dịch muối có bán ở các hiệu thuốc, có tác dụng loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Chọn loại nhẹ chuyên dùng để trị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sử dụng mỗi ngày 3-4 lần theo hướng dẫn.
Tránh dùng dung dịch xịt mũi quá 5 ngày, vì điều này có thể khiến tình trạng nghẹt mũi quay trở lại.
Bạn có thể tìm mua băng dán thông mũi tại các hiệu thuốc để làm thông mũi và giảm nghẹt mũi. Thử dùng loại băng dán chuyên dùng trị cảm và nghẹt mũi. Dán băng ngang qua sống mũi theo hướng dẫn ghi trên hộp. Sử dụng theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì.
Băng dán thông mũi thường được sử dụng ban đêm, nhưng nếu tình trạng chảy nước mũi quá nặng, bạn cũng có thể dùng vào ban ngày.
Tìm mua thuốc thông mũi ở hiệu thuốc. Thuốc thường có dạng viên, có tác dụng làm co mạch và làm khô hốc mũi. Loại thuốc này có thể rất hữu ích khi bạn đang chống chọi với tình trạng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Đọc hướng dẫn trên bao bì để biết liều lượng sử dụng.
Chỉ dùng thuốc thông mũi trong 2-3 ngày. Nếu dùng quá liều, loại thuốc này có thể gây nghẹt mũi trở lại và còn trầm trọng hơn.
Nếu nghi ngờ chứng chảy nước mũi của mình là do dị ứng, bạn hãy mua thuốc kháng histamine ở hiệu thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Uống thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và đọc kỹ về các tác dụng phụ - một số thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ.
Các loại thuốc kháng histamine thông dụng bao gồm Benadryl, Zyrtec, và Allegra.
CÁCH PHÒNG NGỪA CHẢY NƯỚC MŨI
Một số nguyên nhân gây chảy nước mũi không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể lưu ý một số lời khuyên để giảm nguy cơ sổ mũi và chảy nước mũi.
Để giảm khả năng bị sổ mũi, người bệnh nên lưu ý:
+ Rửa tay thường xuyên để tránh vi trùng và các tác nhân gây bệnh khác.
+ Sử dụng khăn giấy khi lau mũi và bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức. Điều này có thể tránh việc truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
+ Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi lau mũi.
+ Tiêm vắc – xin cảm cúm mỗi năm.
+ Không hút thuốc lá, tránh khỏi khói thuốc lá và các tác nhân gây kích thích khác để tránh kích ứng mũi, gây viêm, chảy nước mũi.
+ Nếu người bệnh chảy nước mũi do dị ứng, hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị.
Sổ mũi hay chảy nước mũi là một tình trạng tương đối phổ biến và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Thuocthang.com.vn khuyên người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Hoàng Quyên
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.