Ngất xỉu đôi khi không phải là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng, nhưng cũng có thể ngược lại, hiện tượng này bắt nguồn từ nguyên nhân xảy ra một rối loạn nào đó trong cơ thể, thường liên quan đến tim mạch.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGẮT XỈU
Bất kỳ chấn thương nghiêm trọng nào cũng có thể là nguyên nhân gây ngất. Ngoài ra, ngất xỉu còn có thể xuất phát từ:
+ Do mất nước và chất điện giải khi phải tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.
+ Do lao động quá vất vả, nỗ lực quá sức hoặc đứng quá lâu trong một thời gian dài.
+ Do tác dụng của các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc an thần hoặc thuốc chứa trachilizante.
+ Do tâm trạng thay đổi đột ngột như sợ hãi, nhận được tin tức xấu, bị bất ngờ trong tình trạng căng thẳng.
+ Do ho kéo dài, ho quá mạnh hoặc vì quá đau.
+ Do hạ đường huyết, giảm huyết áp đột ngột.
+ Do đột quỵ hoặc đau tim.
+ Do đổ mồ hôi quá nhiều.
+ Do lạm dụng rượu hoặc ma túy.
Ngoài ra, người mắc chứng đau nửa đầu dai dẳng hoặc đang mệt mỏi có nguy cơ ngất xỉu cao. Đồng thời, bạn cũng có thể ngất sau khi thực hiện một số hành vi sinh lý như đại tiện, tiểu tiện, đứng lên đột ngột.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI SẮP BỊ NGẤT XỈU
Thông thường, một người khi sắp ngất xỉu sẽ xuất hiện các dấu hiệu cơ bản sau:
+ Đột ngột không phản ứng với bất kỳ kích thích hay âm thanh nào
+ Nói lắp
+ Nhịp tim nhanh
+ Chóng mặt hoặc choáng váng
Trong tình huống bị ngất do ngộp thở, các triệu chứng xuất hiện sẽ là: khó thở, hơi thở mạnh hoặc tạo ra âm thanh lớn khi hít vào, làn da tái xanh nhợt nhạt.
CÁCH SƠ CỨU ĐÚNG KHI CÓ NGƯỜI BỊ NGẤT XỈU
Ngất xỉu là tình trạng một người đột nhiên rơi vào trạng thái như đang ngủ trong vài giây, vài phút hoặc thậm chí lâu hơn. Một số trường hợp có thể bị ngưng thở, nhịp tim yếu ớt. Vì thế, việc sơ cứu người bị ngất xỉu càng sớm càng tốt.
Nếu nạn nhân rơi vào trạng thái ngất xỉu mất ý thức hoàn toàn, người xung quanh cần sơ cứu nhanh chóng như sau:
+ Kiểm tra hơi thở của nạn
+ Nếu ngừng thở, hoặc nhịp thở yếu dần hãy gọi/nhờ người gọi 115 hoặc liên hệ cơ sở y tế địa phương gần nhất để cấp cứu/nhờ sự hỗ trợ
+ Trong khi chờ đợi xe cấp cứu/sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.
Cần biết, nếu nạn nhân ho hay cử động tay chân là dấu hiệu tốt. Nếu không, hãy tích cực thực hiện hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cứu thương/nhân viên cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân tỉnh dậy sau khi đã gọi cấp cứu, bạn vẫn nên để người bệnh nằm nghiêng, duỗi thẳng thân người cho đến khi nhân viên y tế tới nơi. Đồng thời, bạn cần trò chuyện với người bệnh, hỏi xem họ có các triệu chứng như đau đầu, đau lưng, tức ngực, khó thở, đau bụng, mệt mỏi… hay không, bởi đây có thể là những dấu hiệu chỉ ra nguyên nhân gây nên tình trạng ngất xỉu của họ.
Trường hợp nạn nhân ngất xỉu nhưng vẫn còn ý thức, làm ngay các bước sau:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa
+ Nới lỏng thắt lưng và quần áo nạn nhân
+ Nâng cao chân của người bị ngất xỉu cao ít nhất 30cm so với mặt đất
+ Nghiêng đầu nạn nhân sang một bên để đảm bảo đường hô hấp không bị tắc nghẽn, bên cạnh đó không tụ tập đông người xung quanh nạn nhân
+ Nếu nhận thấy nạn nhân có tín hiệu tốt, có thể hỏi nạn nhân một số câu đơn giản như tên tuổi, ngày tháng... để chắc rằng trạng thái tinh thần nạn nhân đã ổn định. Một số trường hợp ngất xỉu có thể do tụt đường huyết, vì vậy hãy cho nạn nhân ăn hoặc uống vài thứ có vị ngọt khi họ đã lấy lại ý thức.
+ Nếu nạn nhân vẫn còn lơ mơ, gọi 115 và thực hiện hô hấp nhân tạo (nếu cần thiết) trong khi đợi xe cấp cứu đến.
Lưu ý: Nếu người ngất xỉu bị chảy máu, hãy giúp nạn nhân cầm máu ngay lập tức, tránh để mất máu quá nhiều khiến tình trạng thêm tồi tệ.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NGẤT XỈU
Khi một người đang ngất xỉu, tuyệt đối KHÔNG NÊN:
- KHÔNG cho người bị ngất xỉu ăn hay uống bất cứ thứ gì
- KHÔNG để nạn nhân một mình
- KHÔNG đặt gối hay kê đầu người bị ngất xỉu
- KHÔNG té nước hay đánh vào mặt người bị ngất xỉu để làm họ tỉnh dậy
- Có một phương pháp thường được người dân áp dụng trong những trường hợp ngất xỉu là châm 10 đầu ngón tay (hay châm huyệt Thập Tuyên). Cách làm này được truyền rộng rãi trong dân gian, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh có hiệu quả khi cấp cứu ngất. Bác sĩ khuyến cáo châm đầu ngón tay nếu thực hiện một cách tùy tiện có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cao, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng huyết. Do đó không có khuyến cáo sử dụng trong điều trị ngất dù là nguyên nhân nào.
Trong một số tình huống, ngất xỉu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hôn mê, tổn thương não, thậm chí tử vong. Do đó, việc sơ cứu người bị ngất xỉu rất quan trọng và cần được thực hiện gấp rút để giúp nạn nhân thoát khỏi nguy kịch.
PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ NGẤT XỈU NHƯ THẾ NÀO ?
Trong trường hợp ngất xỉu mới xảy ra 1, 2 lần hoặc ngất do tâm lý thì không nhất thiết phải điều trị, người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, ngủ đúng giờ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức, học cách kiềm chế cảm xúc trước những tình huống bất ngờ, cơn ngất xỉu sẽ ít tái phát trở lại.
Tuy nhiên, nếu xảy ra nhiều lần, bạn nên theo dõi, ghi chép tất cả các biểu hiện đã xảy ra cũng như yếu tố nguy cơ kích hoạt cơn ngất xỉu như đột ngột thay đổi tư thế, nhiệt độ môi trường xung quanh tăng giảm thất thường, bị đói, sau khi sử dụng thuốc… Những điều này giúp bạn hạn chế những hành động có thể làm khởi phát cơn, đồng thời giúp bác sỹ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Nguyễn Ngọc
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: