Mùa đông, chân tay dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến tê cứng. Hiện tượng này không chỉ diễn ra khi tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh mà ngay cả khi được “ủ” trong chăn ấm, chân tay vẫn có cảm giác bị tê buốt.
Đây là một triệu chứng khá phổ biến, bởi vậy, nhiều người lầm tưởng hiện tượng tay chân lạnh vào mùa đông là bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này còn ẩn chứa nhiều bệnh lý khác
- Vào mùa đông, nhiều người, các ngón tay, ngón chân thường lạnh ngắt. Nhìn chung không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách.
- Khí huyết không lưu thông là nguyên nhân chính dẫn đến tay chân lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay.
- Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
- Tuy nhiên, chân tay lạnh cóng còn có thể do các nguyên nhân khác, trong đó những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh.
- Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay quên, bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp.
- Chân tay lạnh, các đầu ngón tay chân tê buốt như bị kim châm - đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B. Trường hợp dù trời nóng bức, chân tay vẫn lạnh - đó là biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Nếu chân tay lạnh và các đầu ngón tay có màu trắng nhợt nhạt, có thể bạn đã bị viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu.
- Những người có tiền sử mắc các bệnh như: viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.
- Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu. Những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.
Cách Khắc Phục Tình Trạng Tay Chân Lạnh Khi Mùa Đông
- Nếu không phải là trường hợp mắc các bệnh lý thì để chân tay không khỏi lạnh, mọi người nên giữ ấm cơ thể, đeo các loại tất và găng tay thấm hút mồ hôi để giúp khí huyết lưu thông được dễ dàng. Tuyệt đối không được để chân không tiếp xúc với nền nhà hoặc nước lạnh.
- Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay trong chậu nước muối hoặc nước gừng ấm từ 15 - 30 phút, có thể hòa thêm chút tinh dầu giúp lưu thông máu dễ dàng hơn. Cần lưu ý là nên lau khô chân tay ngay sau khi ngâm xong và có thể xoa thêm chút kem dưỡng da và đeo luôn tất để đảm bảo giữ ấm cho đôi bàn tay, bàn chân khi ngủ.
- Ăn thực phẩm ấm nóng, hạn chế thực phẩm lạnh: để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng, hạn chế ăn uống lạnh.
- Chị em phụ nữ phải chú ý bổ sung thực phẩm phong phú chất sắt, như thịt nạc, cá, gan động vật, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại đỗ, rau cần, rau chân vịt, nấm hương, mộc nhĩ đen. Bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin, vitamin và khoáng chất như ớt, cà chua, súp-lơ... sẽ giúp nâng cao khả năng chống lạnh của cơ thể, tăng cường lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bạn.
- Ngoài ra, nếu thường xuyên bổ sung thức ăn có tác dụng làm ấm chống lạnh như thịt bò, thịt dê, thịt chó, tôm, quả óc chó, ớt cũng làm giảm triệu chứng này.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể có đủ nước, khiến quá trình lưu thông máu thuận lợi. Chăm chỉ tập luyện thể dục và vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ, tránh tình trạng để cơ thể ngủ đông quá lâu khiến các khớp, cơ và xương không được thư giãn.
- Đối với một số người mắc bệnh, cần được điều trị thì tình trạng trên sẽ không còn. Ngoài ra, nếu sau khi làm các biện pháp khắc phục trên mà không thuyên giảm thì nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời. Cho dù nguyên nhân gây bệnh là gì nếu để lâu cũng đều nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Hoàng Quyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: