Rối loạn tiền đình thường được biết đến như một hội chứng đặc trưng ở người cao tuổi. Hiện nay, đối tượng mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng. Người bị rối loạn tiền đình có những biểu hiện đặc trưng như cảm giác chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Nặng hơn người bệnh sẽ mất thăng bằng không giữ được tư thế, ù tai, không thể bước đi, dễ dàng té ngã. Dưới đây là những Cách điều trị rối loạn tiền đình tại nhà được Thuocthang.com.vn tổng hợp được, đây là những cách được nhiều người áp dụng đem lại hiệu quả cao mà không tốn chi phí.
Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não. Nhiều người có vấn đề về cảm giác cân bằng khi họ lớn tuổi hơn. Vấn đề cân bằng và chóng mặt cũng có thể bắt nguồn từ việc dùng một số thuốc.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể gặp do thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, làm việc quá sức, căng thẳng – stress trong thời gian dài. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền, mức độ ra sao cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Nếu hệ thống bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:
- Chóng mặt và choáng váng;
- Mất cân bằng và mất phương hướng không gian;
- Rối loạn thị giác, thính giác;
- Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi;
- Các triệu chứng khác.
Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, nguy hiểm và khó mô tả. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Họ có thể gặp khó khăn trong hoạt động tại nơi làm việc hay trường học, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh rối loạn tiền đình rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau nửa đầu, thiếu máu não… Do đó, trước khi áp dụng những kinh nghiệm và mẹo chữa rối loạn tiền đình trong dân gian người bệnh cần thăm khám để xác định chính xác bệnh. Không nên tự ý điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT
1. Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh
Người mắc bệnh tiền đình nên sử dụng thường xuyên chế độ ăn uống như sau trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình:
- Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12, rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu lên não.
- Ăn nhạt hơn so với khẩu vị của người bình thường.
- Không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán. Tránh xa các chất kích thích.
2. Chế Độ Sinh Hoạt, Nghỉ Ngơi Hợp Lý
Người mắc rối loạn tiền đình nên áp dụng chế độ sinh hoạt như sau trong cuộc sống của mình:
- Tập thể dục mỗi ngày
- Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hoặt đột ngột
- Khi nằm ngủ, để gối cao vừa phải để tuần hoàn máu tốt hơn
- Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Đối với những người làm việc văn phòng, cứ mỗi 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi góc nhìn để tránh căng thẳng thần kinh.
- Trường hợp bạn cảm thấy bị chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng… nên ngồi hoặc nằm xuống một lúc.
- Hạn chế lái xe, trèo cao…
3. Ấn Huyệt Và Xoa Bóp Để Giảm Triệu Chứng
Phương pháp day ấn huyệt và xoa bóp sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ và giúp lưu thông máu.
Khi thực hiện phương pháp day ấn huyệt và xoa bóp, người bệnh nên nằm thẳng trên giường và thẳng đầu. Bạn thực hiện theo những động tác dưới đây:
+ Dùng tay ấn vào các huyệt giữa hai lông mày tản lên phía trên đầu và lan sang hai bên thái dương.
+ Khi xoa bóp, bạn miết chặt tay quanh vùng trán để người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
+ Nghiêng đầu người bệnh qua một bên, bấm huyệt từ trung tâm trán sang một phần thái dương thuận chiều mặt và đưa ngón tay lên vòng qua vành tai xuống cổ.
+ Đổi bên và thực hiện lại động tác cho phần thái dương còn lại của người bệnh.
+ Dùng 5 ngón tay nhấn vành tai trên và lần lần tản qua các vùng trên đỉnh đầu. Sau đó, bạn làm ngược chiều lại.
+ Nhấn và xoa bóp vùng đầu, đi từ đỉnh đầu chải tóc hất ngược về phía sau và ngang qua quanh đầu.
+ Dùng các ngón tay gõ quanh vùng trán và vùng đầu người bệnh.
+ Đan xen hai bàn tay lại và thực hiện động tác vỗ quanh vùng trán xuống thái dương rồi chuyển sang quanh đầu.
+ Dùng hai đầu ngón cái ấn nhẹ và giữ vùng hốc mắt, rối dần dần kéo ngón tay xéo lên nhấn và giữ ở đầu vùng chân mày.
+ Kéo ngón tay xéo lên cách phần đuôi chân mày khoảng 1cm và dần xéo lên đến đỉnh đầu 2 bên
+ Khi làm động tác này, bạn lưu ý là đường xéo sẽ thẳng từ hốc mắt đến đỉnh đầu.
+ Nhấn và giữ phần đuôi mắt sao cho cách phần đuôi mắt khoảng 2cm.
+ Nhấn và giữ phần vành tai đồng thời nhấn giữa đầu và xoa miết lên xuống ở các vùng trước và sau tai.
+ Xoa đều những huyệt xung quanh vành tai.
+ Khi thực hiện các bài tập ấn huyệt và xoa bóp, bạn nên thực hiện mỗi động tác khoảng 20 – 30 lần, miết và giữ chặt tay trong khi thực hiện sẽ cho hiệu quả tốt nhất. + Tổng thời gian thực hiện các bước trên chỉ mất khoảng 5 – 10 phút, tuy nhiên sẽ giúp người bệnh tỉnh táo và thoải mái hơn.
4. Thực Hiện Bài Tập Vẩy Tay Để Giảm Chóng Mặt
Bài tập vẩy tay có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, lọc khí và thải độc cơ thể, có tác dụng hỗ trợ điều trị chóng mặt được rất nhiều người yêu thích tập luyện.
Bạn thực hiện theo những động tác dưới đây:
+ Khép miệng kín, lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên và hai mắt nhìn trước.
+ Đứng thẳng người, hai bàn chân rộng bằng vai, 10 đầu ngón chân khép kín và giữ chặt trên mặt sàn. Bạn giữ cho đùi cũng như bắp chân trong trạng thái căng và xương mông thẳng.
+ Giơ tay lên trước mặt một góc 30 độ so với người sao cho hai bàn tay của bạn song song với mặt sàn, các ngón tay khum lại và khép kín.
+ Thả lỏng tay, vẩy mạnh hai tay ra sau, hợp với thân người một góc 60 độ. Khi vẩy tay, bạn hãy đánh tay thật chặt và làm hết sức mình kết hợp với nhíu hậu môn và thót lên được tính là một lần vẩy tay.
Bạn nên tập động tác này 2 lần 1 ngày vào những lúc bụng no. Khi mới tập, bạn bắt đầu từ mỗi lần vài trăm cái, cho đến khi quen dần bạn có thể tăng số lần lên với tần suất 1.800 – 2.000 lần mỗi 30 phút tập. Khi tập, bạn nên chọn những nơi yên tĩnh, giữ cho người thư giãn, thả lỏng cơ thể, tâm hồn thoải mái và đầu óc thư thái.
5. Ngâm Chân Bằng Nước Nóng Hoặc Thảo Dược
Chân là một bộ phận có chứa nhiều huyệt đạo nhất. Vì thế, nếu như bạn có thể ngâm chân trong khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp kích thích giấc ngủ chất lượng mỗi đêm. Không những vậy, ngâm chân còn giúp bạn ngăn ngừa cục máu đông, điều chỉnh khí huyết, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và tránh bệnh tật.
Bạn dùng một số hương liệu như trà xanh, gừng, sả trong nước ấm khoảng 45 độ. Cách này không những tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình mà còn giúp người khỏe mạnh có được giấc ngủ ngon và tinh thần thư thái.
Khi ngâm chân, bạn cũng nên lưu ý thực hiện những bước sau:
+ Bạn nên massage đôi chân xinh của mình nhẹ nhàng trong lúc ngâm chân để dưỡng chất dễ hấp thụ hơn vào cơ thể.
+ Thường bạn nên ngâm chân vào khoảng 9 giờ tối trong vòng 15 phút và không nên ngâm chân trước và sau khi ăn 1 tiếng.
+ Khi ngâm chân, nếu bạn thấy cơ thể ấm lên dần nghĩa là bài thuốc đã có tác dụng.
+ Nên ngâm chân trong chậu hoặc thùng làm bằng gỗ vì gỗ sẽ giúp hấp thụ các vị thuốc hiệu quả hơn.
+ Sau khi ngâm chân xong, bạn lau sạch chân để chân khô ráo, tránh tình trạng ẩm ướt ở kẽ chân làm lột da.
Nếu bạn không có những hương liệu để ngâm chân, bạn có thể chỉ cần ngâm chân bằng nước ấm 45 độ cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
6. Dùng Các Bài Thuốc Chữa Rối Loạn Tiền Đình Trong Dân Gian
- Theo Đông y, mộc nhĩ cho tác dụng điều trị bệnh rối loạn tiền đình rất tốt.
- Chuẩn bị nguyên liệu: thịt nạc thăn, mộc nhĩ, táo tàu và gừng.
- Cách làm: Cát mỏng thịt nạc thăn. Mộc nhĩ đem ngâm đến khi nở ra rồi rửa sạch, thái chỉ. Cho tất cả nguyên liệu chế biến và chuẩn bị vào nồi nấu cùng với nước vừa đủ dùng. Đun đến khi sôi rồi nêm gia vị vừa ăn.
Rất nhanh là bạn đã có ngay một món canh ngon từ mộc nhĩ giúp thông mạch, giảm hẳn những triệu chứng của rối loạn tiền đình. Nên dùng buổi sáng và liên tục 1 lần mỗi ngày trong 1 tháng bạn nhé!
Bạn có thể kết hợp lá quýt với lá cúc tần, lá sả, lá chanh, đại bì, hương nhu, lá bưởi.
Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước đun sôi sau đó dùng để xông hơi cho tới khi đổ mồ hôi. Đây là phương pháp cho hiệu quả đặc biệt với những người bị rối loạn tiền đình kéo dài, giúp cơ thể điều hòa khí huyết, tăng cường giải độc cơ thể, giảm việc căng thẳng và mệt mỏi.
Theo các nghiên cứu của chuyên gia thì yến sào chính là thực phẩm tập hợp được đa dạng các dưỡng chất (18 acid amin) đáp ứng được yêu cầu đó:
+ Phenyalanine, acid sialic: dưỡng não, tăng cường sinh lực và trí nhớ. Nó còn giúp hạn chế bệnh trầm cảm.
+ Fructose, Isoleucine: bồi bổ năng lượng cho cơ thể, hạ đường huyết. Hơn nữa, nó còn giúp hỗ trợ điều trị mệt mỏi, rối loạn, đau đầu.
+ Cystein: tăng quá trình dẫn truyền xung thần kinh và hấp thu vitamin D từ ánh sáng.
+ Nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, crom, selen… Tăng cường sinh lực cơ thể.
Nếu như cơn đau đầu do rối loạn tiền đình kéo dài dai dẳng và thường đến đột ngột, bạn hãy lấy 2 lá bưởi, 2 củ hành ta đem giã nát rồi đắp vào 2 bên thái dương, sau đó dùng băng dán cố định lại.
Cách chữa rối loạn tiền đình này có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường máu lên não, ổn định huyết áp và giảm các triệu chứng đau đầu rõ rệt.
- Trị rối loạn tiền đình theo dân gian bằng óc heo đơn giản nhất là bạn chỉ cần mua óc lợn về rửa sạch và hầm kĩ để ăn mỗi ngày hoặc hấp óc lợn với gừng tươi, tỏi và hành, có thể thêm xì dầu để dùng.
- Một cách khác mà bạn có thể thực hiện đó là làm sạch óc lợn, sau đó trộn đều với trứng, đánh lên rồi đem chiên để ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.
- Cách chữa bệnh rối loạn tiền đình với óc heo hấp với lá ngải cứu:
Cách làm: Bạn lấy một bộ óc heo, làm sạch những mạch máu lớn rồi trần qua nước sôi. Đem lá ngải cứu và rau diếp cá rửa sạch với nước muối rồi thái nhỏ. Cho óc heo và lá ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy khoảng 40 phút. Sau đó thêm rau diếp cá vào ăn nóng. Ăn liên tục trong 1 tuần bạn nhé!
+ Lấy 1 nắm thật to lá ngải cứu tươi (Nếu khô thì nhiều hơn).
+ Cho vào chảo sao cùng muối hạt.
+ Sau đó để còn ấm rồi đổ ra khăn, loại khăn to như khăn rửa mặt.
+ Quấn tròn khăn lại, nằm ngửa quấn khăn đó quanh cổ và huyệt Đại Trùy.
+ Hết nóng thì lại cho vào chảo sao lại, rồi ấm ấm thì lại quấn vào cổ. Làm như thế 3 lần.
Ngày làm 1 lần, làm liên tục trong 5-7 ngày sẽ có kết quả tốt. Sau khi ổn định thì 1 tuần nên làm 1 ngày.
Sử dụng Rau má 12 gr, Hương phụ 8 gr (sao), Thảo quyết minh 12 gr (sao thơm), Vở bưởi 8gr (phơi khô, sao), Rễ nhàu 12 gr
Sắc 3 chén còn lại gần 1 chén chia làm 2 lần uống trong 1 ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
+ Rau má, thảo quyết minh để bổ âm dưỡng huyết,
+ Vỏ bưởi, hương phụ để sơ can, khai uất, kiện tỳ.
+ Rễ nhàu có thể thông kinh hoạt lạc và điều hòa thần kinh giao cảm nên rát hiệu quả trong những chứng nhức đầu.
7. Sử Dụng Các Bài Thuốc Đông Y Chữa Rối Loạn Tiền Đình
Bài thuốc được lấy trong "Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa" có tác dụng tư âm thanh nhiệt, bình can tức phong, dưỡng huyết an thần dùng để chữa chứng đau đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ hoặc dùng cho các trường hợp bán thân bất toại, lưỡi đỏ, mạch huyết sác.
Gồm có các vị thuốc:
Câu đằng 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, phục thần 12g, sơn chi 12g, tang ký sinh 12g, Dạ giao đằng 10g, đỗ trọng 10g, hoàng cầm 10g, hà thủ ô trắng 10g,Thạch quyết minh sống 20g, thiên ma 8g.
Cách dùng: Sắc nước uống ngày 1 thang chia làm 2 - 3 lần. Uống liên tục khoảng 3 - 5 tháng.
Bài thuốc này có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lợi thấp, khử đờm, trị rối loạn tiền đình.
Thành phần 1 thang thuốc gồm:
+ Cát căn 20g,
+ Hải đới căn 30g,
+ Xuyên khung 12g,
+ Bán hạ 10g,
+ Thạch xương bồ và đại giả thạch mỗi loại 16g.
Cát căn và hải đới căn (Côn bố, rong biển) là 2 thành phần chủ vị trong bài thuốc điều trị rối loạn tiền đình "Nhị căn thang". Tác dụng lợi thấp, khử đờm, giải nhiệt, thanh nhiệt quy kinh can giúp thanh can nhiệt giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.
Thạch xương bồ có tác dụng khai khiếu ninh thần, hóa thấp hòa vị. Chủ trị các chứng thần khí hôn mê, hay quên, ù tai, điếc tai (nhĩ minh, nhĩ lung),
Ngoài ra một thành phần rất đáng chú ý là Đại giả thạch có tính vị: Cay và lạnh. Tác dụng là: Bình Can tiềm dương, Giáng khí và cầm nôn, cầm máu, trấn khí nghịch, dưỡng âm huyết. Và có công dụng mạnh trong việc giúp trấn tĩnh tinh thần cho mọi người.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Cần uống 3 - 6 tháng liền.
Các công trình khoa học lâm sàng đã cho thấy các thành phần hoá học của các loại thảo dược có trong Kỷ cúc Địa hoàng hoàn chứa :
+ Vitamin A và caroten là hai chất chống oxy hoá mạnh, có vai trò bảo vệ và làm chậm sự thoái hoá hoàng điểm ở người cao tuổi.
+ Vitamin C cũng là chất chống oxy hoá cực mạnh và là “tấm lọc” những tia tử ngoại nhằm hạn chế tác động có hại của chúng lên mắt.
+ Vitamin B2 giúp giác mạc nhận ánh sáng, giúp tổng hợp glutathion có tác dụng ngăn ngừa quá trình ôxy hoá tại mắt.
+ Vitamin B12 cải thiện và phòng ngừa sự giảm thị lực ở bệnh nhân bị glaucom, ngăn ngừa sự thoái hoá bao myelin của dây thần kinh thị giác.
+ Linoleic axit (omega-6) là chất dẫn truyền những xung động thần kinh tại võng mạc, ngăn ngừa thoái hoá hoàng điểm ở tuổi già.
+ Cholin và lecithin là chất dẫn truyền những xung động thần kinh, giúp truyền dẫn những xung động thần kinh từ võng mạc lên não bộ.
Trên kết quả nghiện cứu thực nghiệm hiện đại cũng cho thấy "Kỷ cúc Địa hoàng hoàn" có tác dụng nâng cao năng lực của tế bào lympho T và B, chống mệt mỏi, nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, tăng trí nhớ, chống viêm, ức chế nhiều loại trực khuẩn và cầu khuẩn giúp bảo vệ tế bào gan thận, chống ngưng huyết, thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, cải thiện hệ tuần hoàn của não, hạ huyết áp và chống ung thư.
Thành phần các thảo dược trong bài thuốc "Kỷ cúc địa hoàng hoàn" :
+ Bạch cúc hoa, kỷ tử, đan bì, phục linh, trạch tả. Mỗi vị 120g.
+ Sơn dược 160g, sơn thù 160g, thục địa 320g.
Tất cả nguyên liệu trên tán thành bột mịn và trộn đều tạo thành viên hoàn và có thể sử dụng trong vòng hơn 2 tháng. Mỗi lần dùng 8 - 16g pha với nước ấm (khoảng 60 - 70oC), thêm một chút muối.
Lưu ý: Vị thuốc Đan bì kỵ với phụ nữ mang thai nên cần lưu ý khi sử dụng.
Bài thuốc được trích trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn có tác dụng hóa đờm, kiện tỳ, chữa rối loại tiền đình.
Các vị thuốc trong 1 thang bao gồm:
+ Bạch tật lê 20g, trạch tả 20g,
+ Thiên ma 16g, bán hạ 16g
+ Đạm trúc diệp 12g, phục thần 12g, cát nhân 12g
+ Long cốt 30g (sắc trước).
Cách làm: Cho các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang, cần sử dụng liên tục trong vòng 5 - 10 ngày sẽ thấy rõ hiệu nghiệm.
Được trích trong "Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn" với tác dụng hóa đờm, thông huyết trị rối loạn tiền đình
Nguyên liệu:
+ Mẫu lệ 40g, xa tiền tử 30g
+ Đan sâm 24g, phục linh 24g
+ Bạch truật 20g, trạch lan 16g, quế chi 16g
+ Bán hạ 12g, ngưu tất 12g, sinh khương 12g, hổ phách 6g
Cách làm: Sắc thang thuốc trên và sử dụng uống trong ngày. Cần uống liên tục trong vòng 5 - 7 ngày để có hiệu nghiệm.
Ngoài việc áp dụng những cách chữa rối loạn tiền đình trong dân gian ra, bạn cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày, giảm bớt áp lực công việc và hạn chế rơi vào trạng thái căng thẳng. Bên cạnh đó cũng nên rèn luyện sức khỏe thường xuyên, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Hoàng Quyên
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.