Cách Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Mau Lành Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC
Hầu hết các chị em đều phải trải qua thủ thuật cắt, khâu tầng sinh môn khi chọn phương pháp sinh thường, bởi nó là một trong những thủ thuật nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dạ khi xuất hiện các dấu hiện sinh mà tử cung không nở.
Cách Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Mau Lành NhấtCách Chăm Sóc Vết Khâu Tầng Sinh Môn Mau Lành Nhất

Để hiểu rõ hơn về vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Cách Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành tại nhà ? sẽ được giải đáp thông qua một số thông tin dưới đây. Hy vọng thông qua những kiến thức này của Thuocthang.com.vn sẽ giúp các chị em tự trang bị cho mình những kiến thức hay về sinh nở và chuẩn bị một tinh thần thoải mái cho quá trình vượt cạn thành công.

TẠI SAO SINH THƯỜNG LẠI PHẢI CẮT KHÂU TẦNG SINH MÔN?

Trong quá trình sinh thường, tuy âm đạo của mẹ bầu mang thai có sự co gian nhất định theo sinh lý những do kích thước vòng đầu của thai nhi tương đối lớn so với âm đạo. Cho nên bác sĩ bắt buộc phải cắt tầng sinh môn để thúc đẩy quá trình sinh nở một cách nhanh chóng, dễ dàng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt.

Trường hợp khác, do trong lúc rặn đẻ vô tình làm rách tầng sinh môn của phụ nữ mang thai dẫn đến việc khâu tầng sinh môn bằng chỉ khâu thẩm mỹ và tiêu hủy theo thời gian quy định.

THƯỜNG KHÂU TẦNG SINH MÔN BẰNG CHỈ GÌ?

Với công nghệ hiện đại như hiện đại, dụng cụ y khoa càng ngày tiến bộ. Việc khâu tầng sinh môn thường dùng những loại chỉ tự tiêu theo khoảng thời gian nhất định thì chỉ này sẽ tự biến mất mà không cần phải mất nhiều thời gian đi tháo.

Thời gian khâu tầng sinh môn: Khâu tầng sinh môn là một trong những thủ thuật đơn giản và thực hiện nhanh chóng với những thao tác nhẹ nhàng của bác sĩ. Thường thời gian khâu tầng sinh môn mất khoảng 15 – 20 phút, thời gian khâu nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu và rộng của vết rách ở tầng sinh môn cũng như tay nghề của các bác sĩ khâu vết thương.

VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN BAO LÂU THÌ LÀNH LẠI?

 

 

Tùy theo cơ địa của người phụ nữ sau sinh như thế nào mà thời gian vết khâu tầng sinh môn lành hẳn. Thường thì khoảng 2 – 3 tuần sau sinh thì vết khâu tầng sinh môn sẽ phục hồi nhanh chóng và trở lại hiện trạng như ban đầu, tuy nhiên thời gian đủ giúp tầng sinh môn phục hồi cảm giác bình thường thì phải mất hơn 4 tuần.

Tốt hơn cho việc quan hệ tình dục bình thường trở lại sau khi sinh, bạn hãy để vết khâu tầng sinh môn thật sự lành hẳn và không còn những dấu hiệu đau rát, ra huyết,… tầm khoảng 2 tháng nhé. Nếu có xảy ra những tình huống không may, chị em sau sinh nên thăm khám bác sĩ ngay để có những biện pháp kịp thời xử lý nhằm tránh những hệ lụy không đáng nên có.

KHÂU TẦNG SINH MÔN CÓ ĐAU KHÔNG?

Có thể nói trong thời gian khâu vết thương ở tầng sinh môn không có cảm giác đâu gì hết, phải lúc này mẹ được bác sĩ gây tê tại vùng vết thương.

Sau khi sinh khoảng 8 – 10, mẹ mới có cảm giác đâu ở vùng âm đạo. Tuy nhiên mẹ bầu hãy cố gắng vượt qua mà không cần sử dụng thuốc giảm đau bởi sau 1 – 2 ngày vết khâu sẽ giảm đau hoàn toàn và dần hồi phục theo thời gian.

Nếu tình trạng đau rát cứ kéo dài thì tốt nhất nên đến bác sĩ kiểm tra vết khâu tầng sinh môn thế nào nhé. Bởi nó có thể bị nhiễm trùng hay do đường chỉ khâu quá chặt dẫn đến tình trạng hồi phục ở âm đạo. Chú ý, mẹ không nên áp dụng những biện pháp dân gian nhằm cải thiện tình trạng ở âm đạo vì nó có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cho mẹ và bé.

CÁCH CHĂM SÓC VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN ĐẢM BẢO VỆ SINH

Để vết khâu ở tầng sinh môn nhanh hồi phục thì việc chăm sóc vết khâu hết sức quan trọng và cần thiết.

1. Lau Rửa, Chăm Sóc Vết Khâu Sau Sinh

 

 

– Phụ nữ sau sinh thường nên giữ khu vực vết khâu tầng sinh môn được sạch sẽ và vệ sinh. Bằng cách rửa sạch vùng âm đạo với dung dịch rửa theo toa bác sĩ, mỗi ngày 3 lần.

– Thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh mặc quá ôm sát làm chà xát lên vết khâu.

– Mỗi lần đi tiểu, chị em nên dùng khăn giấy mềm để lau sạch huyết vùng âm đạo tránh bị buốt hoặt xót.

– Nên sử dụng quần lót giấy 1 lần hoặc quần lót cotton có kích thước rộng rãi và thoáng mát.

- Cách Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn tại nhà:

  • Chuẩn bị

+ Dung dịch vệ sinh Betadin Vaginal 10% 125ml.

+ Nước ấm sạch.

  • Thực hiện

+ Pha 1 - 2 nắp dung dịch sát khuẩn với khoảng 200 ml nước ấm sạch vệ sinh trong khoảng 2 tuần.

+ Rửa vệ sinh toàn bộ vùng bộ phận sinh dục và tầng sinh môn từ trên xuống dưới, trước ra sau đến khi sạch.

+ Thấm khô, đóng băng vệ sinh mới.

2. Tắm Thế Nào Cho Đúng

 

 

Mẹ không cần quá lo lắng về chuyện vết thương sẽ tiếp xúc với nước. Bác sĩ cho phép mẹ sinh thường hoàn toàn có thể tắm rửa sau khi đã khâu vết rạch. Tuy nhiên, khi tắm mẹ chỉ cần lau rửa nhanh bằng nước lã.

Lưu ý không dùng vòi xịt thẳng lâu và mạnh vào vết thương vì lực nước sẽ dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Tắm xong mẹ nên dùng khăn thấm khô xung quanh vùng kín và vết khâu rồi đóng băng vệ sinh sạch sẽ.

3. Lưu Ý Về Sản Dịch Để Tránh Hiện Tượng Mùi Hôi, Nhiễm Khuẩn

Máu chảy ra sau thời điểm sinh nở chính là sản dịch. Nó có thể hết trong vòng 3-4 tuần hoặc lâu hơn.

Mẹ cần sử dụng và thay băng vệ sinh từ 2-3 tiếng động hồ để đảm bảo vùng vết khâu luôn khô ráo, từ đó mới tránh được nguy cơ mưng mủ, nhiễm trùng vết thường.

4. Hạn Chế Hiện Tượng Căng Nhức Vết Khâu

Một số mẹ cảm thấy căng tức chỗ rạch tầng sinh môn. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, chứng tỏ vết rạch được khâu chỉ liền tốt.

Ngay khi có cảm giác căng tức, mẹ chỉ cần lưu ý về các cử động của cơ thể. Nên đi lại nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng và thay đổi tư thế đột ngột.

5. Tư Thế Cho Bé Bú Giúp Tránh Đau Nhức Vết Thương

 

 

Tư thế ngồi xếp chân bằng tròn cho bé bú không hề phù hợp với vết khâu tầng sinh môn mà còn dễ khiến vết khâu bục chỉ rách. Mẹ cần lưu ý khi cho bé bú hãy ngồi duỗi thẳng chân là tốt nhất. Nếu không, tư thế bú nằm cũng hạn chế được phần nào đau nhức của vùng khâu rạch.

6. Cách Đi Đứng – Mẹ Sau Sinh Cũng Cần Chú Ý

Nên đi khép chân chỉ ở mức vừa phải (khép quá vết thương dễ bị cọ sát sẽ càng đau). Khi ngồi dậy hay chuyển từ động tác này qua động tác khác, mẹ cần từ từ thay đổi.

Hoạt động, đi lại nhẹ nhàng trong ngày sẽ giúp cho vết thương nhanh phục hồi hơn là chỉ nằm, ngồi yên một chỗ. Các cử động ở mức độ phù hợp chính là cách để hệ cơ tập thể dục, rèn luyện lại sự dẻo dai cho mình.

7. Chườm Lạnh Có Thể Giúp Mẹ Đỡ Đau Nhức Hơn

Nếu cảm thấy đau nhức vùng vết thương, mẹ hãy sử dụng túi chườm đá, lót qua bằng một lớp khăn mỏng rồi áp vào đó từ 3-5 phút. Sau khi chườm xong, mẹ đừng quên thấm khô vết khâu.

8. Chế Độ Dinh Dưỡng Giàu Chất Xơ, Đa Dạng Và Uống Nhiều Nước Sẽ Giúp Vết Thương Phục Hồi Nhanh

Trong thời kỳ hậu sản, mẹ cần ăn uống đa dạng, tăng cường rau củ quả và uống nhiều nước, ăn canh hoặc các loại súp. Cơ thể được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và giàu xơ là điều quan trọng để mẹ không bị táo bón sau sinh, dẫn đến rặn mạnh và nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến vết thương.

– Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ nhằm giảm nguy cơ táo bón đồng thời giúp cơ thể cung cấp lượng nước vừa phải.

– Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng hoặc việc đi lại sẽ giúp tăng sự dẻo dai cho khung xương chậu và ngăn chặn một số vấn đề tiêu cực về đường ruột và bàng quang.

VẾT MỔ VÀ VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN CÓ DẤU HIỆU NÀO THÌ SẢN PHỤ CẦN TỚI CƠ SỞ Y TẾ ĐỂ TÁI KHÁM NGAY?

  • Vết Mổ, Vết Khâu Tầng Sinh Môn Đau Tăng Dần.

 

 

Vết thương đau nhiều ở ngày 1 và 2 sau mổ/sau đẻ sau đó giảm dần. Vì vậy khi thấy có dấu hiệu đau, sưng tăng khoảng 3-4 ngày sau sinh nghĩa là vết thương có khả năng nhiễm khuẩn.

  • Vết Mổ, Vết Khâu Tầng Sinh Môn Có Dấu Hiệu Sưng Đỏ, Phù Nề.

Nếu vết thương có hiện tượng sưng và phù nề kéo dài sau 4 - 6 ngày thì đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương đang hồi phục không tốt.

  • Có Dịch Tiết Ra Từ Vết Mổ Hoặc Sản Dịch Hôi.

Bình thường trong quá trình lành vết thương dịch này xuất hiện ít nhưng với vết mổ có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chất dịch này tiết ra nhiều và có mùi hôi. Sản dịch sau sinh thường nếu có mùi hôi là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản cần khám lại ngay.

  • Sốt Cao Kèm Mệt Mỏi

Khi vết thương có những dấu hiệu kể trên kèm sốt cao 38,5- 40 độ C là triệu chứng nổi bật và xuất hiện sớm của nhiễm khuẩn để nhập viện.

NHỮNG LƯU Ý CẦN NHỚ ĐỂ VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN BỚT ĐAU, MAU LIỀN

– Tránh ăn những thực phẩm có chứa chất độc hại như thịt bò, tôm, cua,.. làm vết khâu lâu lành và tạo vết sẹo ở tầng sinh môn.

– Không nên quan hệ tình dục quá sớm, tốt nhất hãy để âm đạo hồi phục bình thường và thời gian tốt nhất để quan hệ là sau sinh 2 tháng.

Hy vọng thông qua những kiến thức hay này sẽ giúp các chị em tự trang bị kiến thức về quá trình sinh nở cũng như cách chăm sóc tốt cho sức khỏe sau sinh một cách an toàn và hiệu quả. Tùy theo kích thước vòng đầu của trẻ sơ sinh mà vết rạch ở tầng sinh môn có độ dài khác nhau. Nếu trường hợp vết khâu lâu lành và đau rát, chị nên đến phòng khám để được các bác sĩ thăm khám và tìm phương pháp điều trị kịp thời. Chúc mẹ có thật nhiều sức khỏe và cùng đồng hành với Thuocthang.com.vn nhé!

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Xoắn buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không phát hiện kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn tới hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh xoắn buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.

19/05/2018

Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.

19/05/2018

Vô sinh ở nam giới ngày một gia tăng, nên việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản ngày được quan tâm. Những trường hợp vô sinh, không có tinh trùng trong tinh dịch để điều trị cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ để lấy được tinh trùng. Một số biện pháp được áp dụng để lấy tinh trùng được cho là những vị cứu tinh cho cánh đàn ông muốn có con nhưng không thể lấy được tinh trùng bằng biện pháp tự nhiên.

19/05/2018
Thời điểm phát hiện mình mang thai các chị em chắc chắn sẽ tò mò không biết thai được bao nhiêu tuần tuổi và cách tính tuổi thai cho bà bầu thế nào để tính được ngày dự sinh một cách chính xác nhất. Mặc dù tuổi thai đến khi sinh sẽ có sự chênh lệch đôi chút nhưng nó cũng giúp chị em chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.
19/05/2018

Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.

Xem nhiều

Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.

 

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!

Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ chắc hẳn sẽ rất đau và mất sức, do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe, lượng sữa chảy về dồi dào. Vì thế mẹ nên tham khảo một số kiến thức hay về cách ăn uống hợp lý, nguồn thực phẩm nào tốt cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Dưới đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ một số bí quyết hay về việc sau khi sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vết thương ở bụng nhanh lành mà không để lại sẹo.

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi...

 

Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.

Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ghi nhớ để theo dõi nhé!

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.