Viêm xơ dây thanh quản là tình trạng tổn thương xảy ra ở dây thanh quản. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng giọng nói quá mức như nói to và nói nhiều trong thời gian dài. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.
Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ khái quát cho các bạn biết viêm xơ thanh quản là gì? Nguyên nhân gây ra? Và những cách điều trị hiệu quả nhất bênh viêm xơ thanh quản hiện nay, để khi cần bạn có thể áp dụng.
VIÊM XƠ THANH QUẢN LÀ BỆNH GÌ ?
Bình thường dây thanh quản nằm ở giữa đáy của lưỡi và khí quản. Thanh quản có thể gọi là hộp thanh vì nó có chứa các dây thanh. Các cơ của thanh quản căng và duỗi dây thanh khi thở khiến cho chúng tạo thành một hình chữ V để cho không khí đi qua.
Dây thanh quản quản bị viêm là tình trạng cổ họng bị tổn thương ở dây thanh quản. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục và dày đặc. Viêm xơ thanh quản thường có dạng khối nhỏ, mọc đối xứng ở 1/3 giữa dây thanh hai bên.
VIÊM XƠ THANH QUẢN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?
Thông thường, viêm xơ dây thanh quản dẫn đến khàn giọng, phát âm nặng nề, hụt hơi, nói phải gắng hết sức. Nếu người bệnh bị kèm các bệnh viêm họng, cảm lạnh, hay la hét quá to,... sẽ khiến cho tình trạng khàn giọng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị viêm thanh quản kịp thời là có thể gây ra nhiều biến chứng viêm xơ thanh quản nguy hiểm với bệnh nhân như:
- Mất giọng: Khi bị viêm xơ thanh quản ở mức độ nặng thì tình trạng khản tiếng thường trở nên nghiêm trọng hơn, họ sẽ bị mất giọng, không thể giao tiếp nói chuyện giao lưu, ảnh hưởng đến công việc, học tập và cuộc sống.
- Bị sưng họng: Bệnh nhân viêm xơ dây thanh quản sẽ thường gặp tình trạng sưng họng, khi nuốt thức ăn sẽ có cảm giác đau rõ rệt.
- Đến giai đoạn nặng hơn, khản tiếng sẽ nghiêm trọng và xuất hiện liên tục, nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện tình trạng máu dính trong đờm, cổ mọc hạch nhiều dần lên.
- Ảnh hưởng tới chất lượng công việc, đặc biệt với những người mà tính chất công việc phải dùng giọng nói thì điều đó vô tình làm giảm hiệu suất công việc, đôi khi có nhiều người phải bỏ việc do không thể đáp ứng yêu cầu.
- Viêm xơ dây thanh quản không chỉ ảnh hưởng đến việc giao tiếp mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như dẫn tới bệnh polyp dây thanh quản, biến chứng đường thở, u nhú, xuất huyết thanh quản...
Có thể thấy, những biến chứng nguy hại của viêm xơ thanh quản ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Do đó, nếu có những triệu chứng của viêm xơ dây thanh quản thì người bệnh cần phải đi thăm khám ngay tại các phòng khám chuyên khoa để tránh bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho công tác chữa trị.
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM XƠ THANH QUẢN
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm xơ dây thanh quản, trong đó phải kể tới:
- Viêm thanh quản mạn tính không được điều trị dứt điểm.
- Những người phải nói nhiều, nói to, nói liên tục trong nhiều giờ liền như giáo viên, người bán hàng, thuyết trình do dây thanh phải hoạt động nhiều.
- Người nghiện rượu, nghiện thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
- Mắc bệnh viêm họng, viêm xoang mạn hay mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài.
Chẩn đoán viêm xơ thanh quản
- Khàn tiếng, lúc đầu chỉ xuất hiện khi nói nhiều, mệt, sau khàn tiếng liên tục. Khi hạt xơ còn nhỏ, nghỉ không nói, khàn tiếng có thể giảm, khi hạt xơ đã to, rõ khàn tiếng thường xuyên hơn.
- Không có hơi thở.
- Soi thanh quản để xác định chẩn đoán:
+ Lúc đầu có thể thấy một bên dây thanh ở 1/3 sau có hạt phồng chưa xơ trắng rõ.
+ Sau luôn thấy ở bờ tự do cả 2 dây thanh có hạt nhỏ bằng vừng màu trắng đục.
+ Có thể thấy một ít dịch nhầy thành sợi dính ở thanh môn trên mặt dây thanh.
Viêm xơ dây thanh quản ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh, gây rè tiếng, tạo khe hở thanh môn, làm cho hơi bị thoát nhiều ra ngoài, nói rất chóng mệt.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM XƠ THANH QUẢN THEO TÂY Y
Khi hạt xơ dây thanh còn nhỏ, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh, súc họng bằng nước muối sinh lý, kết hợp tránh nói to, uống nước lạnh, khói thuốc, rượu và hóa chất, đề phòng khô họng,...
Tuy nhiên, phương pháp điều trị viêm thanh quản trên chỉ giúp giảm các triệu chứng mà không thể giải quyết tận gốc hạt xơ, do đó, bệnh rất dễ tái phát.
Trường hợp hạt xơ to, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật nội soi bóc tách, trả lại sự rung động mềm mại của dây thanh.
Sau phẫu thuật viêm xơ thanh quản, khàn tiếng có thể tái phát, vì thế người bệnh cần hạn chế nói trong một thời gian để thanh quản được phục hồi. Trong trường hợp người bệnh phải thường xuyên nói nhiều thì người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng.
Ngoài ra, luyện âm là phương pháp quan trọng sau phẫu thuật giúp dây thanh mềm mại, uyển chuyển trở lại và cải thiện chất lượng giọng nói. Việc tập luyện phát âm cần ý chí kiên trì của người bệnh và sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để tìm lại giọng nói trong sáng.
BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ VIÊM XƠ THANH QUẢN THEO ĐÔNG Y
1. Viêm thanh quản do phong hàn
Người bệnh ho nhiều, mắc đờm, đau hầu họng, tiếng nói thay đổi âm sắc, tịt mũi khó thở. Dùng 1 trong các bài sau:
- Bài 1: hoàng kỳ 12g, cát căn 16g, tía tô 16g, kinh giới 16g, cây ngũ sắc 16g, lá xương sông 16g, tục đoạn 16g, quế lâm 6g, thiên niên kiện 10g, bạch chỉ 10g, cam thảo 12g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Bài 2: cát cánh 16g, huyền sâm 12g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, ngũ vị 10g, mơ muối 10g, thiên niên kiện 10g, ba kích 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 10g, rễ xương xông 16g, cam thảo 12g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
2. Viêm thanh quản do phong nhiệt
Người bệnh ho khan, đờm dính, khô họng, khô niêm mạc, khàn tiếng hoặc mất tiếng, đi tiểu ít, nước tiểu đỏ, phân thường táo. Hơi thở nóng, cơ thể mệt mỏi... Dùng một trong các bài sau:
- Bài 1: bồ công anh 16g, mạch môn 16g, khởi tử 12g, cát căn 16g, thạch hộc 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, rau má 20g, ngũ vị 10g, thổ phục linh 20g, nam tục đoạn 20g, tang diệp 16g, cam thảo 12g, mạch môn 16g, sơn thù 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Bài 2: rau tần dày lá 16g, cát cánh 12g, hoàng kỳ 10g, xa tiền thảo 20g, ngân hoa 10g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cúc hoa 10g, huyền sâm 12g, xạ can 10g, cam thảo 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH
- Bài 1: lấy 2 - 3 quả khế rửa sạch, thái lát bỏ vào cái ca. Lấy 2 - 3 thìa đường rải lên trên, đậy nắp. Sau 3 - 4 tiếng đồng hồ dưới đáy ca đã có một lớp nước được tạo thành. Rót nước này uống dần từng ít một. Bài này đơn giản, dễ làm và cho kết quả khá tốt.
- Bài 2: đậu đen 12g sao cho bốc khói. Cho vào chai thủy tinh, rót rượu vào cho ngập thuốc, đậy nắp cho kín. Sau 7 ngày có thể dùng được (để lâu hơn càng tốt). Rót rượu thuốc uống dần ít một. Công dụng: trừ phong, chống viêm, lợi thanh khiếu. Dùng cho những trường hợp viêm hầu họng, viêm thanh quản, khàn, mất tiếng, đau họng, khó nuốt.
BỆNH NHÂN VIÊM THANH QUẢN CẦN LƯU Ý:
1. Dinh dưỡng, sinh hoạt:
- Nên phân bổ thời gian nói hợp lý, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm; bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi; thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả; điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản; đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng công cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại…
- Không nên la hét, nói to, nói nhiều, khạc nhổ gây ảnh hưởng đến thanh quản; không uống nước lạnh hay sử dụng các gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu,…; không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
2. Dùng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh để bảo vệ giọng nói:
+ Phòng ngừa: 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày;
+ Hỗ trợ điều trị: 2 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.
+ Uống trước bữa ăn 30 phút, nên dùng theo từng đợt 3-6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
CÁCH PHÒNG NGỪA VIÊM XƠ THANH QUẢN
- Để phòng ngừa loại bệnh này, cách đơn giản là trong giao tiếp hằng ngày mọi người nên nói vừa phải, nói ít lại, nhất là với những người bị trào ngược dạ dày, viêm amidan mãn tính.
- Khi phát hiện khàn tiếng thì hạn chế nói lớn, hoặc có thể ngừng nói trong vài hôm. Ngoài ra việc ngủ đúng giờ cũng là cách giúp tăng sức đề kháng, hạn chế hình thành hạt xơ dây thanh quản.
- Với những người thường xuyên nói nhiều thì nên dùng các dụng cụ hỗ trợ như micro, loa...
- Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối hàng ngày cũng có tác dụng bảo vệ họng, phòng bệnh rất tốt.
Ngoài ra, mỗi người nên có thói quen đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng thanh quản, không nên chủ quan với những dấu hiệu dù là nhỏ nhất.
Hoàng Quyên
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.