Ung thư gan là một trong những loại ung thư nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Tùy vào từng giai đoạn, mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa bệnh ung thư gan, sao cho phù hợp với bệnh nhân. Vậy, điều trị ung thư gan bao gồm những phương pháp nào, trong đó phương pháp nào sẽ mang lại hiệu quả tốt? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu bài viết dưới đây, để biết thêm nhiều kiến thức về các cách điều trị nhé !
TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỆNH UNG THƯ GAN
Bệnh ung thư gan xảy ra khi xuất hiện hiện tượng đột biến gen ở các tế bào gan. Các tế bào này phát triển một cách bất thường, không theo sự kiểm soát nào của cơ thể. Sau một thời gian, các khối u ác tính sẽ dần được hình thành ở gan và có thể di căn sang các cơ quan tổ chức xung quanh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này là do một số loại virus gây viêm gan mạn tính như: virus viêm gan B hoặc viêm gan C,…
Ở giai đoạn đầu, bệnh xuất hiện các triệu chứng không rõ ràng nên khiến nhiều người chủ quan. Đến khi các biểu hiện tiến triển nặng hơn, thì người bệnh mới nhận ra và bắt đầu tìm cách chữa trị. Nhưng lúc này đã quá muộn, cơ hội sống của người bệnh chỉ còn lại rất thấp. Bởi vì gan đã bị suy yếu các chức năng như: sản xuất mật, chuyển hóa chất béo, lọc máu, sản xuất albumin, lưu trữ vitamin và khoáng chất,… từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
CÁC GIAI ĐOẠN UNG THƯ GAN
Ung thư gan tiến triển qua bốn giai đoạn:
- Giai đoạn 1 và 2: Trong giai đoạn này, khối u chưa xâm lấn ra các mô xung quanh, chỉ khu trú ở gan.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các mạch máu của gan hay các cơ quan xung quanh như: túi mật đã bị các tế bào ung thư xâm lấn vào. Nếu được chữa bệnh ung thư gan kịp thời thì người bệnh có cơ hội sống trên 5 năm khoảng 11%.
- Giai đoạn 4: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã xâm lấn ra ngoài gan và bắt đầu di căn sang các cơ quan khác của cơ thể. Lúc này, cơ hội sống của người bệnh rất thấp, chỉ khoảng 3%.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH UNG THƯ GAN HIỆN NAY
Hiện nay, có nhiều cách chữa bệnh ung thư gan hiệu quả. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một trong những phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến mà bác sĩ có thể áp dụng:
1. Cắt Bỏ Một Phần Gan
Chữa bệnh ung thư gan bằng cách cắt bỏ một phần gan, được áp dụng đối với những người mắc bệnh trong giai đoạn sớm, khi các tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện khu trú ở một vị trí trong gan. Phương pháp này làm tăng cơ hội sống khoảng 50 - 60% cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp cắt bỏ một phần gan chỉ phù hợp với những người không có tiền sử xơ gan.
Đối với những người từng bị xơ gan, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh lý, rồi mới đưa ra quyết định có nên phẫu thuật cắt một phần gan hay không?
2. Ghép Gan
Đây là cách chữa bệnh ung thư gan cho hiệu quả tốt nhất. Lá gan của người bệnh sẽ được thay thế bằng nửa lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khối u xuất hiện ở cả hai thùy gan hoặc một thùy gan mà thùy còn lại cũng bị suy yếu.
Sau khi ghép gan, người bệnh có thể sống trên 4 năm hoặc lâu hơn, mà không bị tái phát ung thư. Tuy nhiên, việc tìm được lá gan phù hợp với người bệnh là rất khó. Bên cạnh đó, quá trình phẫu thuật cấy ghép gan cũng tồn tại rất nhiều rủi ro.
3. Phá Hủy U Tại Chỗ
Với những người bệnh không thể phẫu thuật do sức khỏe gan và cơ thể không tốt. Đây là phương pháp điều trị ung thư gan hiện đại giúp phá hủy mô ung thư mà không cần đụng đến dao kép. Cơ chế chung là dùng nhiệt hoặc các chất gây chết tế bào ung thư: Đốt u bằng sóng cao tần (RFA), vi sóng (MWA); áp lạnh (Cryotherapy) hoặc tiêm cồn tuyệt đối qua da (PEI). Phương pháp này thường chỉ định cho các khối u nhỏ (dưới 3cm). Được thực hiện dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là siêu âm.
4. Xạ Trị
Xạ trị là phương pháp dùng chùm tia X có năng lượng cao chiếu vào khối u nhằm tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Phương pháp này có thể phối hợp với các phương pháp khác như: phẫu thuật, hóa trị,… Trong trường hợp khối u cư trú trong gan, không thể thực hiện phẫu thuật được thì có thể điều trị bằng xạ trị, để giảm kích thước khối u. Đồng thời, xạ trị còn có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư sót lại, mà phương pháp phẫu thuật chưa loại bỏ hết.
Sau khi thực hiện xạ trị xong, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi. Tùy thuộc vào loại xạ trị được sử dụng, mà cảm giác mệt mỏi sẽ giảm sau khi kết thúc điều trị hoặc có thể kéo dài lâu hơn.
5. Hóa Trị Liệu
Hóa trị là phương pháp chữa bệnh ung thư gan bằng cách đưa thẳng thuốc vào động mạch gan, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp này trước, sau khi phẫu thuật hoặc sau xạ trị. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị là: thuốc chống phân bào, thuốc chống chuyển hóa 5 - Fluorouracil, Vincristin,… Khi thực hiện hóa trị, người bệnh có thể chịu những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như: rụng tóc, viêm loét niêm mạc tiêu hóa, tiêu chảy,…
6. Điều Trị Miễn Dịch
Điều trị miễn dịch là phương pháp kích thích hệ miễn dịch gia tăng số lượng các tế bào có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế sự phát triển và di căn của khối u. Phương pháp này giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, đồng thời giảm nhẹ các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị khác. Một số hoạt chất được sử dụng khi điều trị miễn dịch ung thư hiện nay là: Fucoidan, Beta 1.3 Glucan, Beta 1.6 Glucan, tinh chất Curcumin,…
7. Nút Mạch Gan: Nút Hóa Chất Động Mạch Gan (TACE)
Mấu chốt của biện pháp này là chặn nguồn cấp máu cho khối u ở gan. Dụng cụ sẽ được luồn vào đến nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u kế tiếp, bơm vật liệu nút mạch kèm hóa chất gây tắc mạch máu đó. Kết quả là khối u sau đó sẽ bị thiếu máu và hoại tử dần. Đây không phải phương pháp điều trị ung thư gan triệt căn nhưng là phương pháp quan trọng, được chỉ định khi u gan to và có nhiều ổ không còn khả năng phẫu thuật. Nút hóa chất động mạch gan cũng có thể được chỉ định như là bước đệm trước khi tiến hành cắt gan.
Thủ thuật này cũng tương tự như bơm hóa chất động mạch gan, nhưng trong phương pháp nút hóa chất động mạch gan có bổ sung những hạt gel nhỏ với tác dụng là làm tắc mạch sau khi bơm hóa chất. Ưu điểm của phương pháp điều trị ung thư gan dạng này là tập hóa chất nồng độ cao và không bị mang đi bởi máu. Bằng cách dựa trên chặn lưu lượng máu đến khối u, TACE cũng gây ra một số thiệt hại cho bệnh nhân, đặc biệt là vùng tế bào gan xung quanh. Người bệnh có thể có đau, sốt, nhiễm trùng, tích tụ chất lỏng.
QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN BỆNH
Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm:
+ Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan tổn thương có thể chữa lành bệnh. Phần gan còn lại sau khi phẫu thuật cần được kiểm tra định kỳ.
+ Việc phẫu thuật gan được khuyến cáo chỉ định cho những bệnh nhân có chức năng gan ổn định, thường là Child-Pugh loại A (phẫu thuật tốt) và không bị tăng huyết áp. Ghép gan cũng được chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm.
Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không thể can thiệp phẫu thuật, đã điều trị tại chỗ nhưng không đáp ứng hoặc những bệnh đã di căn:
+ Đối với những bệnh nhân không thể can thiệp phẫu thuật cắt gan, ghép gan sẽ được chỉ định cho các trường hợp có khối u đường kính nhỏ hơn 5 cm hoặc có 2 - 3 khối u nhỏ có đường kính dưới 3 cm, không mắc các bệnh khác, trong đó có bệnh mạch máu.
+ Nếu có thể, áp dụng liệu pháp điều trị tại chỗ trước khi can thiệp ghép gan như xạ trị, hoá trị, xạ phẫu...
Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không thể can thiệp phẫu thuật và đã di căn:
Bệnh nhân được chuẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào giai đoạn muộn thường được đề nghị điều trị toàn thân như sau:
+ Sorafenib 400mg dùng đường uống, 2 lần mỗi ngày (thường bắt đầu 200mg mỗi ngày, sau đó là 200mg 2 lần mỗi ngày)
+ Đối với rối loạn chức năng gan trung bình, sử dụng 200mg dùng đường uống.
Đối với bệnh nhân đã điều trị bằng Sorafenib:
+ Có thể dùng Regorafenib 160 mg đường uống/hàng ngày trong 21 ngày đầu tiên của mỗi chu kỳ 28 ngày; tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh tiến triển tốt hoặc gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
+ Nivolumab 240 mg truyền tĩnh mạch mỗi 2 tuần (đối với bệnh nhân HCC trước đó được điều trị với Sorafenib) cho đến khi tiến triển bệnh hoặc gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.
Ung thư gan là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người. Tùy vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa bệnh ung thư gan phù hợp. Để bảo vệ lá gan của mình, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh ung thư gan.
Tấn Phát
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…