Các Phương Pháp Chữa Nghiến Răng Khi Ngủ Hiệu Quả Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Nghiến răng khi ngủ là một trong những bệnh lý thường gặp của không ít người, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn đều có khả năng mắc phải bệnh lý này. Nhất là những ai đang theo đuổi một công việc hay một mục tiêu nào đó có áp lực cực kì lớn. Nghiến răng khi ngủ không chỉ khiến cho những người ngủ cùng bị làm phiền đến mức thức giấc mà còn khiến cho bản thân người bệnh đối mặt với những vấn đề đau nhức cơ hàm hay hàm răng mất thẩm mỹ. Vì vậy bạn hãy tiến hành điều trị bệnh lý này sớm nhất có thể thông qua những cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ sau đây cùng Thuocthang.com.vn nhé !

Các Phương Pháp Chữa Nghiến Răng Khi Ngủ Hiệu Quả NhấtCác Phương Pháp Chữa Nghiến Răng Khi Ngủ Hiệu Quả Nhất

BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ LÀ GÌ ?

Bên cạnh ngủ ngáy thì nghiến răng khi ngủ cũng là một bệnh lý thường gặp của không ít người. Định nghĩa dễ hiểu nhất, nghiến răng khi ngủ là tình trạng hai hàm răng trên dưới hay những chiếc răng cắt chặt nhau trong lúc ngủ. Đây được xem là một biểu hiện của sự rối loạn vận động khi cơ thể nghỉ ngơi. Hai hàm răng của người bệnh sẽ ghì chặt và siết chặt vào nhau, tạo thành một áp lực cực lớn lên thân răng đến mức tạo ra âm thanh ken két khiến cho người ngủ cùng nghe thấy. Trên thực tế, những người bị bệnh nghiến răng khi ngủ sẽ bị luôn cả bệnh lý ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.

NGUYÊN NHÂN GÂY NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ

Xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho bạn áp dụng đúng những cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ. Nhìn chung có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ vật lý, tâm lý cho đến di truyền đều có khả năng như nhau. Cụ thể như sau:

+ Trong lúc thức, bạn quá tập trung hay căng thẳng vì một vấn đề nào đó.

+ Bạn bị chứng nhai kích động khi ngủ.

+ Trước khi ngủ, bạn phải đối mặt với tâm trạng lo lắng, bồn chồn, tức giận.

+ Do tuổi tác bởi vì chứng nghiến răng khi ngủ thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ hơn là người lớn.

+ Những ai có tính cách năng động, cá tính, dễ kích động sẽ có khả năng mắc bệnh nghiến răng khi ngủ cao hơn những người khác.

+ Do bạn thường xuyên sử dụng chất kích thích hay các loại thuốc liên quan đến tinh thần.

+ Do bạn đang phải đối mặt với hội chứng động kinh, trào ngược dạ dày. mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, khủng hoảng ban đêm,…

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ

 

 

Đôi khi những người bị bệnh nghiến răng khi ngủ cũng không thể nhận biết là mình đang gặp tình trạng này, đến khi hỏi thăm những ai ngủ cùng với mình thì họ mới nhận ra được vấn đề của mình. Do đó để xác định rằng mình có bị bệnh nghiến răng khi ngủ hay không, các bạn hãy theo dõi cơ thể mình có xuất hiện những dấu hiệu sau đây không nhé!

- Người ngủ cùng than phiền bạn tạo ra âm thanh khiến họ thức giấc và khó chịu.

- Vùng má bị tổn thương.

- Giấc ngủ của bạn và những người bên cạnh đều bị gián đoạn, không thẳng giấc.

- Bạn có cảm giác đôi tai ê ẩm.

- Đầu, hàm và cổ đau nhức nhẹ.

- Răng bị mẻ, sứt, mòn hoặc lung lay.

- Men răng mỏng hẳn, thậm chí để lộ các lớp răng nằm sâu bên trong.

- Răng trở nên ê buốt, nhạy cảm với những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, quá dai hoặc quá cứng.

- Cơ hàm đau mỏi, kém linh hoạt.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHỨNG NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ

 

 

Trong hầu hết các trường hợp, chứng nghiến răng khi ngủ không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ trở nặng và diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến các ảnh hưởng sau đây:

- Tổn thương răng hoặc hàm

- Căng đầu, đau, nhức đầu

- Đau mặt hoặc hàm nặng

- Biến dạng khuôn mặt

- Chứng nghiến răng khi ngủ mãn tính có thể dẫn đến gãy răng, mòn răng, rụng răng

- Hội chứng rối loạn khớp thái dương-hàm (TMJs). Chứng ngiến răng ngủ có thể làm bệnh này nặng hơn.

NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ HIỆU QUẢ NHẤT

1. Cách Chữa Bệnh Nghiến Răng Khi Ngủ Tại Nhà

  • Bạn hãy giải tỏa căng thẳng, giữ vững tinh thần thư giãn

Căng thẳng, lo âu hay tức giận trước khi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn không sâu và xuất hiện thêm bệnh lý nghiến răng khi ngủ. Do đó bạn hãy thả lỏng tinh thần và trạng thái của mình trước khi rơi vào giấc ngủ bằng cách tạm gác những lý do khiến bạn buồn phiền. Bên cạnh đó bạn hãy hình thành giờ giấc sinh học cho mình khi ngủ và thức đúng giờ. Với cách này, cơ thể sẽ chủ động và nhanh chóng rơi vào trạng thái thư giãn mỗi khi giờ sinh học tìm đến. Hơn nữa các bạn cũng hãy ăn uống đầy đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa bởi vì thiếu chất và đói bụng cũng khiến cho tâm trạng con người sinh ra bực bội, khó chịu đấy nhé!

  • Hạn chế hoặc không dùng những thực phẩm có chứa caffeine

Cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ tiếp theo là bạn hãy hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa chất caffeine như trà, cà phê, sô cô la… nói chung là các chất kích thích vì chúng không chỉ có tác dụng giúp bạn tỉnh táo và tập trung trong nhất thời mà khi về đêm còn khiến cho hệ thần kinh của bạn không được thư giãn hoàn toàn. Vì thế sẽ xuất hiện chứng nghiến răng khi ngủ.

  • Nói không với đồ uống có cồn

 

 

Bên cạnh các chất kích thích thì nói không với đồ uống có cồn cũng là một cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ hiệu quả. Những thức uống có cồn thường giúp bạn thư giãn tức thì, giúp bạn mau chóng rơi vào giấc ngủ nhưng chất lượng giấc ngủ lại không cao, bạn có thể sẽ bị trằn trọc và trở mình thường xuyên. Chính điều này khiến cho bệnh lý nghiến răng khi ngủ xuất hiện.

  • Từ bỏ thói quen nhai những đồ vật không phải là thức ăn

Có không ít người duy trì một vài thói quen xấu như ngậm đuôi bút chì, nhai kẹo cao su, kẹo bạc hà mọi lúc mọi nơi,… Chính những thói quen này sẽ khiến cho cơ hàm thường xuyên phải căng thẳng, vận động một cách thường xuyên theo quán tính. Một khi quán tính này kéo dài đến lúc ngủ thì hai hàm của bạn sẽ siết chặt và ghì chặt lại với nhau để tạo ra áp lực rồi phát ra tiếng nghiên răng ken két khiến người xung quanh thức giấc. Do đó từ bỏ thói quen nhai những đồ vật không phải là thức ăn cũng là một trong những cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ an toàn và hiệu quả nhất.

  • Thư giãn cơ hàm và từ bỏ thói siết quai hàm khi còn thức

Bên cạnh thói quen hay nhai thì việc siết chặt quai hàm trong lúc còn thức cũng là một thói quen gây nên chứng nghiến răng khi ngủ. Do đó từ bỏ thói quen này sẽ là một cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ hay ho mà bạn có thể tiến hành tại nhà. Để từ bỏ, các bạn hãy dùng đầu lưỡi đặt vào giữa 2 hàm răng, mỗi lần siết xuống cơn đau từ lưỡi truyền đến sẽ nhắc nhở bạn rằng đây là một thói quen cần được loại bỏ.

  • Tăng cường hàm lượng canxi và magie

Cả canxi và magie đều là những dưỡng chất cần thiết để duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh, giúp bạn tập trung tinh thần và trí tuệ. Vì vậy cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ ngay từ hôm nay cho bạn đó là tăng cường hai dưỡng chất này trong các bữa ăn hằng ngày của mình.

  • Thư giãn trước khi đi ngủ.

 

 

Điều này thực sự rất quan trọng để xua tan mọi căng thẳng trước khi lên giường, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn vào buổi tối, và từ đó giảm nguy cơ nghiến răng. Dưới đây là một số cách hay để thư giãn trước khi đi đi ngủ và có một giấc ngủ sâu và thanh thản hơn:

+ Mát xa cơ cổ, cơ vai, và cơ mặt trước khi chìm vào giấc ngủ. Dùng ngón và lòng bàn tay mát xa khu vực hai bên đầu, trán, và quai hàm để giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.

+ Ngâm khăn tắm trong nước nóng, vắt bớt nước, và đặt nó ở khu vực gò má trước tai. Điều này sẽ giúp cơ thoải mái và thả lỏng hơn.

+ Tương tự như vậy, trải khăn ấm lên toàn khuôn mặt. Hành động này không chỉ giúp cơ thư giãn, mà còn giúp tâm trí thanh thản hơn.

+ Mở nhạc êm dịu hoặc tiếng ồn trắng có thể giúp đầu óc thoải mái khi bạn đi vào giấc ngủ.

+ Đọc sách trên giường ít nhất nửa tiếng trước khi đi ngủ. Thói quen hữu ích này sẽ giúp bạn sẵn sàng chìm vào giấc ngủ.

+ Tắt hết tivi, máy tính, và bất kỳ ánh sáng chói mắt nào ít nhất là một giờ trước khi lên giường. Giảm thiểu tối đa sự hoạt động của giác quan trước khi chìm vào giấc ngủ.

2. Phương Pháp Điều Trị Chuyên Nghiệp

  • Điều trị bằng thuốc

Nhìn chung, các loại thuốc không đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị chứng nghiến răng khi ngủ và cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định hiệu quả của các loại thuốc này. Ví dụ về các loại thuốc dùng trong điều trị chứng nghiến răng khi ngủ bao gồm:

• Thuốc giãn cơ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giãn cơ trước khi đi ngủ, trong một khoảng thời gian ngắn.

• Tiêm Botox: Botox là một dạng độc tố của botulinum, có thể giúp một số người mắc chứng nghiến răng khi ngủ nghiêm trọng và không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác.

• Thuốc giúp kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm: Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo lắng trong thời gian ngắn, để giúp bạn kiểm soát stress hoặc các vấn đề cảm xúc khác, là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng khi ngủ.

  • Lắp máng nhai hoặc dụng cụ bảo vệ hàm do chính nha sĩ trực tiếp làm.

 

 

Nha sĩ có thể sẽ khuyên bạn lắp dụng cụ bảo vệ hàm hoặc máng nhai vào ban đêm để bảo vệ răng khỏi hao mòn và tổn hại do tật nghiến răng gây ra. Sau đây là một vài thông tin quan trọng về dụng cụ bảo vệ hàm và máng nhai:

- Dụng cụ bảo vệ hàm sẽ được nha sĩ lắp theo yêu cầu của bạn hoặc bạn có thể mua nó ở quầy thuốc. Tuy nhiên, dụng cụ này thường mềm và dễ bị rơi ra trong quá trình nghiến răng. Do đó, dụng cụ bảo vệ hàm ôm khít miệng được lắp bởi nha sĩ tuy có phần hơi đắt tiền so với loại được bày bán ở tiệm thuốc (mặc dù hầu hết chi phí đều do bảo hiểm trả), nhưng nó sẽ ăn khớp với hàm răng bạn dễ dàng hơn và mang đến cho bạn sự thoải mái khi sử dụng.

- Một số dụng cụ bảo vệ hàm tự điều chỉnh được làm từ ethylene vinyl acetate (EVA) cũng là một sự lựa chọn phải chăng mà bạn nên thử, trước khi đầu tư tiền vào loại dụng cụ ôm khít miệng. Những loại này có thể dễ dàng làm mềm trong nước sôi và tự điều chỉnh để vừa vặn với hàm răng của bạn.

- Máng nhai được làm bằng nhựa acrylic cứng trong suốt, và được lắp phủ nhẹ vào răng hàm trên hoặc hàm dưới. Bạn có thể đeo chúng vào buổi tối để bảo vệ răng không bị tổn thương.

  • Chỉnh hình bên ngoài cho hàm răng (không bắt buộc).

Nếu tật nghiến răng ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của răng và bạn đang khao khát thay đổi điều đó, đừng ngại đến gặp nha sĩ thẩm mỹ để thảo luận về vấn đề này. Nếu hàm răng của bạn ngắn hoặc nằm sát lợi do bị tác động bởi tật nghiến răng, nha sĩ sẽ chỉnh hình hoặc xây dựng lại răng bằng cách áp dụng phương pháp bọc mão răng hoặc bọc răng sứ. Những phương pháp thẩm mỹ này sẽ phục hồi lại vẻ ngoài cho hàm răng để chúng chắc khỏe và đẹp hơn.

3. Chữa Nghiến Răng Bằng Các Phương Pháp Dân Gian

Hiện nay, để chữa bệnh nghiến răng có nhiều phương pháp hiện đại khác nhau, song song đó thì chữa nghiến răng bằng cách dân gian cũng được nhiều người lựa chọn. Với bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tham khảo phương pháp dân gian này nhé.

  • Chữa nghiến răng bằng cách dân gian với gối tàm sa

Tàm sa, thực chất là phân của con tằm, còn gọi là tám mễ. Đây là một vị thuốc được dùng nhiều trong dân gian, ngày nay đã gần như không còn được biết đến. Vì thế mẹo chữa bệnh nghiến răng này cũng khá xa lạ. Hiện nay tại Việt Nam, tàm sa được thu thập, phơi khô và sắc lên chữa phong thấp, khớp đau, ngoài đau tê, lưng, chân lạnh đau. Tuy nhiên, phân tằm phơi khô còn có một công dụng khác đó là chữa nghiến răng.

Mẹo chữa bệnh nghiến răng này khá đơn giản. Ta chỉ cần dùng phân tằm phơi khô, lấy làm ruột gối cho những người mắc bệnh nằm, người bệnh sẽ hết nghiến răng. Tuy nhiên, gối phân tằm chỉ có công dụng một thời gian. Sau đó người mắc bệnh sẽ nghiến răng trở lại và cần thay ruột gối. Mẹo chữa bênh nghiến răng này cũng chỉ có công dụng khi người bệnh sử dụng gối. Vì thế, một là bạn đi đâu cũng phải mang theo gối hoặc đi công tác, đi du lịch bạn cần chấp nhận là vẫn nghiến răng.

  • Chữa nghiến răng bằng cách dân gian với pín lợn

Từ xưa dân ta đã thường truyền nhau, mua pín lợn (bộ phận sinh dục của heo đực) về chữa nghiến răng. Mẹo chữa bệnh nghiến răng này là dùng pín lợn cho người bệnh ăn. Pín lợn đem rửa sạch, bóp với một chút muối trắng cho hết hôi, cắt khúc dài tầm 5 cm sau đó mang đi hấp cách thủy đến khi chín thì lấy ra ăn với cơm. Ăn pín lợn khoảng 9 – 10 ngày là có thể khỏi bệnh nghiến răng.

  • Chữa nghiến răng bằng cách dân gian với đậu đen hầm muối

 

 

Đây là một trong những bài thuốc Đông y được rất nhiều người áp dụng, chỉ với các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm là đậu đen và muối hạt là người bị bệnh nghiến răng đã có thể chữa bệnh.

Kinh nghiệm của người xưa là khi mua pín lợn thì phải chọn loại còn tươi rồi đem rửa sạch và bóp với nước muối để loại bỏ hết mùi hôi. Sau khi sơ chế xong, hãy cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm và cho vào một chiếc bát nhỏ, thêm một chút gia vị rồi cho vào hấp cách thủy cho đến khi chín rồi ăn với cơm hoặc ăn không.

Để nhanh chóng có được hiệu quả, người bệnh nên ăn liên tục trong khoảng 9 – 10 ngày. Đây là một trong những mẹo vặt dân gian chữa bệnh nghiến răng được dân gian lưu truyền và nhiều người áp dụng nhất.

  • Chữa nghiến răng bằng cách dân gian với thuốc Đông Y

Theo như đông y cho rằng, nghiến răng khi ngủ là do tình trạng uất nhiệt ở can kinh gây nên. Phương pháp điều trị nghiến răng là thanh nhiệt lợi thấp. Để chữa khỏi bệnh này, theo đông y ta nên kết hợp châm cứu huyệt hạ quan, giáp xa, thính nội, hành gian một giờ trước khi ngủ, kết hợp dùng thuốc nam. Sau một thời gian sẽ hết bệnh.

Thành phần trong thuốc Nam gồm: 12g bạch truật, 12g sinh khương, sinh địa 20g, 12g sa tiền, 10g bạch linh, 15g sài hồ, 15g bạch thược, 12g qui đầu, 10g mộc thông, 8g bạc hà, hoàng cầm, trần bì, chi tử, trích thảo, trạch tả, 4g long đơm thảo.

LƯU Ý KHI CHỮA BỆNH NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ

- Nếu chứng nghiến răng khi ngủ gây cho bạn khó chịu, hãy dùng thuốc giảm đau.

- Khi bạn khép miệng lại, đừng để hai hàm răng tiếp xúc hay siết chặt với nhau.

- Nếu sau khi bạn dùng thuốc chống suy nhược mà tình trạng nghiến răng khi ngủ trở nặng thêm thì hãy tìm đến bác sĩ nha khoa ngay và luôn nhé !

Nghiến răng khi ngủ cũng là một loại bệnh lý khiến cho chất lượng giấc ngủ của người bệnh lẫn những người xung quanh đều bị suy giảm. Kéo theo đó là hàng loạt những hậu quả liên quan đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe của người mắc phải. Vậy còn chần chờ gì mà bạn không áp dụng ngay những cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ trên đây. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, thành công và đừng quên theo dõi những bài viết thú vị khác từ Thuocthang.com.vn nhé !

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.

19/05/2018

Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.

19/05/2018

Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.

19/05/2018

Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

19/05/2018

Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

Xem nhiều

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

 

Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.

Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.

Ngâm rượu với quả la hán không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Rượu quả la hán rất bổ dưỡng giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể đề kháng được các loại bệnh tật thường gặp như ho, khản tiếng, dát họng…

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.