Vào những ngày trời có đợt rét đậm, rét hại, không chỉ cần mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể mà còn phải ăn những thực phẩm phù hợp để tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể, chống lại thời tiết bên ngoài. Mùa đông lạnh và khô hanh làm cho con người dễ cảm cúm, viêm mũi, viêm amidan...Do đó, chúng ta cần bồi bổ các món ăn có tác dụng giữ ấm cơ thể.
1. Tỏi
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh cảm cúm. Tuy có chút mùi hương khó chịu sau khi ăn nhưng tỏi được mệnh danh loại thực phẩm kháng sinh hữu ích với con người.
Vào những ngày đông rét buốt, nếu cho vào món ăn một chút tỏi, không những sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi thơm mà giúp còn giúp phòng bệnh hiệu quả. Tỏi có thể chữa được các loại bệnh phổ biến trong mùa lạnh như cảm lạnh, phòng cảm cúm. Thậm chí, tỏi đen còn rất tốt cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ung thư.
Sau khi đi ra ngoài về, ăn một tép tỏi sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Trong ngày nên ăn thêm 3-4 tép tỏi nữa để cơ thể không bị cóng.
2. Gừng
Đây là lựa chọn hàng đầu cho bạn có được cơ thể ấm áp trong những ngày giá lạnh. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, dùng để chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn trớ, giúp tiêu hoá. Gừng được cho vào thực phẩm cũng là cách hỗ trợ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ cho hệ tiêu hóa.
Trong những ngày lạnh giá, ăn một bát canh gừng nóng sẽ có tác dụng đào thải mồ hôi, làm hạ sốt, có thể nhanh chóng cắt cơn cảm cúm. Canh gừng vốn là món ăn thuốc trong điều trị cảm cúm của người Ấn Độ và Trung Quốc. Lấy 10-20g gừng tươi giã nhỏ hoặc thái chỉ, thịt gà 30-50 g, nấu canh gà trước, khi ăn cho gừng vào khuấy đều, ăn nóng.
Ngoài việc cho gừng vào đồ ăn thì trà gừng hoặc nước gừng nóng cũng giúp cơ thể ấm lên, lưu thông khí huyết và tránh được lạnh. Nếu bạn đang bị cảm lạnh, có thể uống nước cam hoặc quýt nóng cho thêm lát gừng tươi giã nhuyễn.
3. Quế Và Tiêu
Với đặc tính ấm nóng, quế và tiêu được coi là những gia vị quan trọng để giữ ấm cơ thể. Tiêu có vị cay nồng, hơi hăng được cho vào các món ăn, đặc biệt là món cháo hoặc các món có mùi tanh. Tuy nhiên, tiêu có thể ảnh hưởng đến dạ dày nên chỉ dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt, tiêu hữu ích với người bị bệnh hen khi trở trời. Bạn chỉ cần rắc ít tiêu trên món ăn đã đủ để bảo vệ sức khỏe.
Quế có vị ngọt, để cho vào các loại nước dùng, nước lẩu để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, trà thêm vài cây quế sẽ đượm mùi ấm ấp và nồng nàn, cho cơ thể bớt lạnh ngày trở rét.
4. Mật Ong
Mật ong cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.
Ngoài gừng và tỏi, mật ong cũng là thực phẩm cực kỳ hữu ích trong mùa đông lạnh. Vì vào những ngày trời lạnh giá, việc đảm bảo năng lượng giữ ấm cho cơ thể vô cùng quan trọng. Trong mật ong lại có chứa nhiều loại đường có cấu trúc hóa học đơn giản, có thể đi thẳng vào mạch máu, khiến cho nguồn năng lượng đi thẳng vào cơ thể.
Vào mùa đông, dùng uống nước chanh ấm mật ong uống mỗi ngày sẽ góp phần tăng miễn dịch, chữa đau họng hiệu quả.
5. Rau Xanh
Trong thành phần của rau cải chứa nhiều protein và vitamin. Mặt khác, rau cải còn chứa nhiều chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể. Trong các món ăn ngày đông, rau cải có thể xào hoặc cho vào nhúng lẩu
6. Các Loại Thịt
Các loại thịt có hàm lượng các chất protein và carbon hydrat dồi dào trong các loại thịt trên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Tuy nhiên, gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng lên mức báo động, vì thế không vì ham rẻ mà các bạn mua thịt không rõ nguồn gốc nhé! Nên chọn những nơi bán uy tín, có thương hiệu, như vô siêu thị hay của hàng quen bạn hay mua. Các loại thịt có hàm lượng giàu protein gồm: Thịt bò, thịt trâu, thịt bê, sườn lợn, thịt gà, các loại cá…
7. Thực Phẩm Chứa Sắt Chống Rét Tốt
Nhiều nghiên cứu cho biết: nếu cơ thể thiếu chất sắt sẽ rất dễ bị lạnh.
Thân nhiệt của phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt thấp hơn so với thân nhiệt của phụ nữ có huyết sắc tố bình thường là 0,7℃ và nhiệt lượng sản sinh trong cơ thể thấp hơn 13%. Sau khi bổ sung chất sắt, khả năng chống rét của phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt tăng rõ rệt. Theo đó, mọi người, nhất là phụ nữ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt như : gan động vật, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, rau chân vịt…để tăng khả năng chống rét.
8. Các Loại Hải Sản Giàu I-Ốt
Các thực phẩm từ hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì. Đồng thời các món ăn được chế biến từ hải sản cũng nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy cơ thể con người sinh nhiệt, chống giá rét. Các loại hải sản giàu i-ốt có nhiều trong: rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến…
Song song một số loại thực phẩm có khả năng chống rét như trái cây họ cam quýt, tỏi, gừng, khoai lang... là những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng để đảm bảo cơ thể luôn ấm áp trong ngày đông lạnh giá.
Gợi ý một số Món Ăn Giữ Ấm Cơ Thể, Tránh Cảm Lạnh Trong Mùa Đông
TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tư vấn một số món ăn - bài thuốc giữ ấm cơ thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa đông rét mướt.
+ Bồ câu hầm: Bồ câu ra ràng 1 con, làm sạch, mổ bỏ ruột ngũ tạng, nhét vào bụng chim các vị thuốc ba kích thiên, hoài sơn, câu quất, mỗi thứ từ 15 - 20g, rồi cho vào nồi đổ đủ nước ninh nhừ, mỗi tuần ăn 1 đến 2 bữa.
Chú ý không nên sử dụng bài thuốc này cho người có tính nhiệt hoặc có các bệnh về thận.
+ Cháo gừng hành: Gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối ăn 5g. Gạo vo sạch cho nước vừa đủ hầm nhừ thành cháo. Hành rửa sạch thái nhỏ, gừng tươi rửa sạch thái thành hạt nhỏ. Khi cháo chín cho hành, gừng, muối vào khuấy đều ăn lúc nóng.
+ Canh cá chép đậu đỏ: Cá chép tươi 500g, đậu đỏ hạt nhỏ 100g, cùng gừng, vỏ quýt lượng vừa đủ, nấu thành canh ăn, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần.
+ Canh thịt gà trống: Gà trống to chừng 500g, vặt sạch lông, mổ bỏ nội tạng, cho vừng, rượu gạo ninh nhừ thành canh ăn.
+ Các món ăn có chứa gừng như bánh trôi nóng, chè nếp gừng, trà gừng cũng giúp bạn giữ ấm cơ thể tuyệt vời trong mùa đông.
Lưu ý:
Bạn không nên uống rượu bia vào những ngày rét đậm rét hại ( nhiệt độ dưới 10 độ) vì khả năng sản sinh nhiệt của rượu rất ít. Sau khi uống rượu cơ thể có cảm giác nóng lên là do cồn làm giãn mạch máu ngoài da, làm tán nhiệt trong cơ thể, khiến khả năng chống lạnh cơ thể giảm xuống.
Bạn cũng cần duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn vừa sức để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần mặc đủ ấm và tránh bị nhiễm nước mưa.
Nguyễn Ngọc
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: