Viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa xuất hiện viêm và nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ gọi là phần tai giữa, bệnh được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên.
Điều nguy hiểm là viêm tai giữa cấp ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây thủng màng nhĩ, làm ảnh hửơng đến sức nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ. Nếu không điều trị triệt để bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng sọ não rất nguy hiểm như viêm màng não, áp se não, viêm tắc tĩnh mạch.
1-Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa gây nên bởi virus. Viêm tai giữa cấp tính có thể gây nên bởi vi khuẩn thường cư trú trong miệng và mũi trẻ.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vòi nhĩ ngắn hơn, rộng và nằm ngang so với người trưởng thành, khi ăn thức ăn, sữa, chất lỏng đổ từ cổ họng và tai ngoài có chứa vi khuẩn dễ dàng di chuyển vào tai giữa và gây nhiễm trùng, Đặc biệt, hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai, gây viêm. vì thế trẻ nhỏ dễ bị bệnh viêm tai giữa hơn người lớn.
Mặc khác còn một số nguyên nhân mà trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa như: trẻ nhỏ sức đầy kháng yếu hơn người lớn, do trẻ ngằm bú sữa không cẩn thận có thể làm sữa chàn vào tai gây viêm, do chọc ngoáy vào tai...
2-Chẩn đoán trẻ bị viêm tai giữa:
Khi ở giai đoạn đầu thì trẻ ít có những biểu hiện của viêm tai giữa không rõ rệt, không sốt, không đau tai, không chảy dịch, trẻ chỉ hơi nghễnh ngãnh nên các mẹ thường ít để ý. Đến khi chuyển sang giai đoạn sau thì những biểu hiện bệnh mới rõ ràng.
Vì vậy khi trẻ có những biểu hiện như hay lấy tay ngoáy tai, đưa tay dúi hoặc cấu tay, nghiêng tai, tai chảy nước, hoặc sốt... thì cần đưa đi gặp bác sĩ để chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ tiến hành soi tai, kiểm tra độ sưng đỏ, mủ, dịch tai để xác định tình trạng bệnh.
3-Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em:
Bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em và người lớn hầu hết phải dùng kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, bệnh ở dạng nhẹ không cần sử dụng kháng sinh. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa cho từng trường hợp. Đa số trong đó sẽ là điều trị tại nhà:
- Điều trị bằng thuốc giảm đau khi bệnh ở dạng nhẹ kèm theo thuốc nhỏ tai.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h.
-Đối với nhiễm trùng tai không biến chứng trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong 5 ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
-Điều trị bằng phẫu thuật: với kỹ thuật nội soi các bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử để chích một lỗ nhỏ ở màng nhĩ và đặt vào đó một ống thông nhỏ, ống thông có thể xuyên qua màng nhĩ nhằm hút sạch dịch nhầy trong màng nhĩ ra ngoài và lưu tống thông khí để dịch có thể tự chảy ra ngoài.
-Trường hợp tai chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, các bà mẹ cũng có thể tự làm khô tai cho trẻ bằng giấy như sau:
+ Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vải bông sạch lại thành sâu kèn (không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết vì cứng, chạm vào thành tai gây đau tai).
+ Đặt sâu kèn vào tai trẻ cho đến khi thấm ướt mủ, lấy sâu kèn ra và đặt tiếp một sâu kèn mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô. Ngày thay 3 - 4 lần. Thường phải làm 1 - 2 tuần tai mới khô hẳn.
4-Những vấn đề cần lưu ý :
- Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em không quá nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh cấp tính trẻ có thể bị điếc, ảnh hưởng hệ thần kinh.
- Bệnh viêm tai giữa không lây. Nhưng bệnh thường do tình trạng viêm mũi họng gây nên mà tình trạng này thường lây nên bố mẹ cũng cần chú ý.
- Cách duy nhất giúp chữa bệnh viêm tai giữa đó là chăm sóc mũi họng của bé cẩn thận khi bị bệnh, rửa mũi, hút mũi thường xuyên để tránh tràn vào tai gây nhiều dịch, mủ hơn.
- Viêm tai giữa kéo thường tự hết trong 2 - 3 ngày kể cả khi không dùng kháng sinh. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, chảy mủ, dịch nhiều và không thuyên giảm thì cần điều trị kháng sinh. Và cần vệ sinh tai mũi họng cho trẻ cẩn thận, vì bệnh rất dễ tái phát.
- Trẻ bị viêm tai giữa không cần kiêng ăn gì, tuy nhiên nên tránh những thực phẩm cứng, dai, thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến cho đờm vướng ở họng. Hạn chế những thực phẩm kích thích tạo mủ như đồ nếp, hải sản, tôm cua, thịt đỏ…nên ăn nhiều rau bổ sung vitamin C và vitamin A.
5-Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa:
- Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, người lớn phải giữ gìn vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bé sạch sẽ, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu quá, nước sẽ chảy vào tai giữa, gây viêm. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải điều trị dứt điểm, đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
- Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu để ngăn ngừa các bệnh về tai, tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ bú bình, hãy bế bé ở 1 góc thay vì để nằm ngửa bú.
- Nên tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
- Rửa tay cho trẻ thường xuyên tránh vi khuẩn, vi trùng.
- Tiêm chủng đầy đủ các mũi theo từng tháng và độ tuổi của con. Đặc biệt là vacxin cúm.
- Trẻ hơn 6 tháng không cho ngậm núm vú giả.
Ngọc Lan
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …