Bệnh Thủy Đậu (bệnh trái rạ) Do Virus Gì Có Vắc Xin Ngừa Bệnh Không

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC
Bệnh thủy đậu (còn gọi là bệnh trái rạ) do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn, vắc xin cho hiệu quả phòng bệnh lên đến 96%, ngăn chặn sự lây truyền.
Bệnh Thủy Đậu (bệnh trái rạ) Do Virus Gì Có Vắc Xin Ngừa Bệnh KhôngBệnh Thủy Đậu (bệnh trái rạ) Do Virus Gì Có Vắc Xin Ngừa Bệnh Không

Vậy cụ thể về vắc xin Varilrix va lịch tiêm như thế nào ? Mời bạn đọc cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

1. Vắc xin Varilrix là gì ?

Vắc xin Varilrix là vắc xin đông khô sản xuất từ chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người, là vắc xin phòng thủy đậu được kỳ vọng nhất hiện nay bởi sau thời gian dài khan hiếm.

2. Cơ chế hoạt động của vắc xin thủy đậu

Vắc xin nói chung và vắc xin thủy đậu nói riêng được điều chế từ vi sinh vật gây bệnh này, cụ thể là virus Varicella Zoster sống. Tuy nhiên virus này đã được xử lý nhiệt hoặc bức xạ để giảm độc lực, không còn khả năng gây bệnh khi được tiêm vào cơ thể người.

 

oiiytuyfdghjiuiughvbVacxin thủy đậu và cơ chế hoạt động

 

Vắc xin chứa kháng nguyên này khi cơ thể tiếp nhận, hệ miễn dịch sẽ nhận biết và làm quen với kháng nguyên đặc trưng này. Sau đó sản xuất kháng thể đặc hiệu tiêu diệt tác nhân lạ mang kháng nguyên. Sau khi tiêm vắc xin, khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể thực sự, hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra và dễ dàng tiêu diệt nhờ vào kháng thể có sẵn.

Miễn dịch với virus gây bệnh thủy đậu có được khi người bệnh mắc phải hoặc nhờ tiêm phòng. Kháng thể miễn dịch này tồn tại lâu dài trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên 1 số trường hợp, theo thời gian kháng thể trong máu này giảm dần dẫn đến khả năng miễn dịch kém đi.

Miễn dịch mẹ có được có thể truyền một phần qua nhau thai cho thai nhi, khi trẻ sinh ra sẽ được bảo vệ ngay lập tức. Tuy nhiên miễn dịch thụ động nhận từ mẹ này không duy trì lâu, thường chỉ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Vì thế khi trẻ đủ tuổi vẫn cần đi tiêm vắc xin ngừa thủy đậu.

3. Vắc-xin thủy đậu được tiêm lúc nào ?

Tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ em có khả năng phòng bệnh lên tới 97%.

Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm mũi đầu tiên lúc 12 tháng, mũi thứ hai tiêm khoảng từ 4-6 tuổi.

 

455eo45uutgjfjThời gian tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ

 

Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn tiêm hai mũi và mũi thứ hai cách mũi thứ nhất từ 4-8 tuần. Riêng với phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.

Vắc-xin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần từ 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hàng năm.

4. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin Varilrix

Đối tượng khỏe mạnh:

Varilrix được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có hệ miễn dịch.

Nên tiêm phòng cho những người khỏe mạnh tiếp xúc gần gũi với những người có nguy cơ nhiễm thủy đậu nặng để làm giảm nguy cơ lan truyền virus thể hoang dại. Những người tiếp xúc gần bao gồm bố mẹ, anh chị em của đối tượng có nguy cơ cao và nhân viên y tế.

Đối tượng có nguy cơ cao:

Bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu cấp tính, điều trị ức chế miễn dịch (kể cả điều trị bằng corticosteroid) cho khối u ác tính, các bệnh mạn tính nặng (như suy thận, bệnh tự miễn, hen phế quản nặng), hoặc sau khi ghép tạng.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao, nếu cần tiêm chủng thì lưu ý những điểm sau:

 

otuydfhkliyihblikjoppouiygkluiCác trường hợp chỉ định và chống chỉ định

 

+ Ngưng hóa trị liệu trước khi tiêm chủng một tuần và sau khi tiêm chủng một tuần ở những bệnh nhân trong giai đoạn cấp của bệnh bạch cầu. Bệnh nhân chỉ được tiêm chủng khi hoàn toàn thuyên giảm về mặt huyết học.

+ Tổng lượng tế bào lympho nên ít nhất là 1.200mm3 hoặc không có bằng chứng nào khác về sự thiếu hụt khả năng miễn dịch tế bào.

+ Nên tiêm vắc xin vài tuần trước khi điều trị ức chế miễn dịch ở những bệnh nhân ghép tạng (như ghép thận).

Chống chỉ định:

+ Không tiêm vắc xin Varilrix với những người đang sốt cao cấp tính.

+ Chống chỉ định tiêm cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế nào nghiêm trọng.

+ Chống chỉ định tiêm Varilrix cho người quá mẫn cảm với neomycin hoặc bất cứ thành phần khác có trong vắc xin.

+ Không tiêm vắc xin cho những người có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm vắc xin thủy đậu trước đó. Không tiêm cho phụ nữ đang mang thai. Phụ nữ nên hoàn thành phác đồ 3 tháng trước khi mang thai.

5. Lưu ý khi tiêm vắc-xin thủy đậu

 

SDSJKKJLKJGFDGFNhững lưu ý khi tiêm vắc xin thủy đậu

 

Không tiêm vắc xin thủy đậu cho bé bị dị ứng với vắc xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư, nhiễm HIV, có bất thường về máu, đang hóa trị liệu,... Khi đưa trẻ đi tiêm vacxin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng và các bệnh của con mình.

Hoãn tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính đang tiến triển (lao phổi, viêm thận,...) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe.

Không sử dụng vacxin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tim mạch cấp, rối loạn chức năng gan thận, có tiền sử co giật, có thai hoặc 2 tháng trước khi dự định có thai, đã tiêm phòng các vacxin sống khác (vắc xin sởi, bại liệt, rubella, quai bị,...) trong vòng 1 tháng gần đây.

Với những chia sẽ trên, hy vọng rằng các bậc cha mẹ hiểu hơn về vắc xin thủy đậu và lịch tiêm cho bé để phòng tránh bệnh này nhé.

Danh Trường

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Não úng thủy Não úng thủy (tên tiếng Anh là Hydrocephalus) được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương,là một trong những dị tật của ống thần kinh, phần lớn do bẩm sinh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.
19/05/2018

Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.

19/05/2018
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh tiêu chảy cấp. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus Rota. Để giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả thì hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn phòng bệnh bằng vắc-xin ngừa rotavirus. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ có thể bị phản ứng sau khi uống rotavirus và một số tác dụng phụ không mong muốn.
19/05/2018

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

19/05/2018

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.

Xem nhiều

Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.

Trên thực tế, có rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí không muốn cho trẻ đi chích ngừa vì lo sợ những tác dụng phụ của vắc-xin có thể xảy ra sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, hầu hết các trẻ sẽ không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm chủng vắc-xin.

Bám sát lịch Tiêm chủng trẻ em là cách tốt nhất để ba mẹ phòng bệnh cho bé. Hiện nay nền y học dự phòng trên thế giới đã phát minh thành công các loại vắc xin phòng ngừa gần 30 bệnh truyền nhiễm.

 

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ ngay từ lúc chào đời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ từ đó tránh được việc bé mắc phải các căn bệnh từ đơn giản đến nguy hiểm.

Tiêm văcxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại văcxin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Mỗi cá thể có phản ứng với văcxin ở các mức độ khác nhau. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.

 

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.