Bệnh Nổi Mề Đay Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Nổi mề đay là một trong những hiện tượng nổi ban đỏ do dị ứng với thức ăn hay tiếp xúc phải các chất hóa học gây dị ứng ở da, hiện tượng nổi mề đay có thể xuất hiện ở 1 vị trí của cơ thể hay toàn thân và gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Trường hợp, nổi mề đay toàn thân khá nặng có thể gây khó thở, thậm chí là sốc phản vệ. Để hiểu rõ hơn về nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị nổi mề đay hiệu quả và an toàn, hãy cùng đồng hành với Thuocthang.com.vn để tìm hiểu những thông tin bổ ích sau đây nhé.

Bệnh Nổi Mề Đay Và Cách Điều Trị Hiệu Quả NhấtBệnh Nổi Mề Đay Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Nổi mề đay là một trong những hiện tượng bị mẩn đỏ do phản ứng viêm da hoặc do tác động của các chất hóa học có chứa thành phần histamin. Tuy nói là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người những nếu bạn không được điều kịp thời và hiệu quả thì ảnh hưởng lâu dài và tái phát bệnh bất cứ lúc nào.

Những người nổi mẩn đay thì cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy, nghiêm trọng hơn nó có thể để lại sẹo mà làm mất thẩm mỹ cho làn da của bạn, nhất là các bạn nữ giới, không nên xem thường căn bệnh nổi mề đay này nhé. Bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi dù bạn là nam hay nữ, dù già hay trẻ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì bệnh nổi mề đay không phải là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh chỉ tái phát đi tái phát lại nhiều lần chứ không thể truyền từ người này sang người khác thông qua các vật dụng cá nhân.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG NỔI MỀ ĐAY

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay thường gặp trong cuộc sống như:

– Do dị ứng với thức ăn: Tùy theo cơ địa và thể chất của một số người mà có thể gây dị ứng nổi mề đay ở người từ thực phẩm bổ sung hằng ngày như hải sản, trứng, sữa,…

– Do dị ứng với thuốc đông tây y: Có một số người xảy ra tình trạng nổi mề đay do bị dị ứng với tác dụng phụ của thuốc đông tây y dẫn đến nổi mẩn đỏ, ngáy ngứa gây khó chịu.

– Do dị ứng với mỹ phẩm: Hiện nay trên thị trường có hàng ngàn loại mỹ phẩm có chứa chất hóa học độc hại, không rõ nguồn gốc dễ làm nổi mẩn đỏ gây ngáy ngứa khó chịu cho con người. Cách tốt nhất bạn hãy chọn những loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tránh xảy ra hiện tượng nổi mề đay.

– Do gen di truyền trong gia đình: Thường trong gia đình thế hệ trước mắc phải tình trạng nổi mề đay thì tỉ lệ mắc bệnh cho thế hệ sau khá cao, thường sẽ cao gấp 2 lần so với những người bình thường.

– Do bị côn trùng cắn có chứa thành phần histamin: Hiện tượng bị nổi mề đay cũng có thể do bị các loại côn trùng cắn như nhện, rết,…bởi chúng thường chứa các chất độc hại.

– Tình trạng nổi mề đay do bệnh lý: Ngoài việc bị dị ứng với thuốc, mỹ phẩm, thức ăn thì hiện tượng nổi mề đay xuất hiện do bạn mắc phải một số bệnh lý mà không được phát hiện sớm như bệnh lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn,….

CÁC DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG CỦA NỔI MỀ ĐAY

 

 

Ở mỗi giai đoạn, nổi mề đay mẩn ngứa có triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau. Nhưng nhìn chung bệnh có những dấu hiệu sau đây:

– Nổi mẩn đỏ, sần phù: Trên da người bệnh có nhiều nốt mẩn tập trung hoặc nằm rải rác khắp cơ thể. Các nốt có nhiều kích thước khác nhau, tạo thành từng mảng. Lúc đầu nốt đỏ chỉ mọc ở một vùng, sau đó lan ra toàn thân.

– Ngứa: Vùng da nổi nốt mề đay ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa kèm theo nóng rát. Cơn ngứa dữ dội hơn khi về đêm và chiều tối.

– Triệu chứng khác: Mệt mỏi, tiêu chảy, xuất hiện mụn nước, sưng phù ở môi, mắt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim…

– Một số bệnh nhân có hiện tượng da vẽ nổi kèm theo rát ngứa.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH NỔI MỀ ĐAY – CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Nổi mề đay, dị ứng là bệnh phổ biến, do đó nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Dưới đây là 5 thắc mắc thường gặp về bệnh mề đay mẩn ngứa được BS giải đáp:

1. Nổi Mề Đay Có Nguy Hiểm Không ?

Mề đay, dị ứng ảnh hưởng khá lớn đến tâm trạng, sức khỏe, đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Trong trường hợp không chữa trị kịp thời, bệnh chuyển sang mãn tính có thể gây biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Phù mạch, nhiễm trùng da, khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ…

Trong đó, sốc phản vệ là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

2. Bệnh Mề Đay Có Lây Không ?

Dị ứng, nổi mề đay là bệnh ngoài da, không phải bệnh truyền nhiễm, do đó không có khả năng lây từ người sang người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mề đay mẩn ngứa có tính di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con có khả năng mắc bệnh cao.

3. Bệnh Nổi Mề Đay Có Tự Khỏi Không ?

Bệnh mề đay có tự khỏi được không phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và sức khỏe của từng người.

Nếu bệnh nhân bị mề đay cấp tính, có sức khỏe tốt, ăn uống và sinh hoạt khoa học thì bệnh có thể tự biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh bị mề đay mãn tính, sức đề kháng kém thì bệnh không thể tự khỏi, cần phải dùng thuốc để điều trị dứt điểm.

4. Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không ?

 

 

Tắm và vệ sinh cơ thể là điều cần thiết để loại bỏ da chết, bụi bẩn, mồ hôi và các vi khuẩn gây hại trên da. Do đó, người bệnh mề đay cần chú ý tắm mỗi ngày 1 lần để giữ cho da luôn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tắm đúng cách, phù hợp với tình trạng bệnh lý, Cụ thể, nên bằng nước ấm, tắm ở nơi kín gió, không chà xát mạnh, không dùng sữa tắm…

5. Bị nổi mề đay nên kiêng gì, ăn gì ?

Người bệnh mề đay nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp giảm ngứa, nổi mẩn, hỗ trợ tích cực việc điều trị và tránh bệnh tăng nặng.

+ Nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá thu…)

+ Ăn nhiều tỏi, nghệ.

+ Bổ sung rau, củ, trái cây tươi, nhất là những loại quả chứa nhiều Vitamin C (cam, bưởi, ổi…)

+ Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng (tôm, cua, hải sản…)

+ Kiêng thực phẩm giàu đạm (thịt bò, sữa, thịt gà…)

+ Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.

+ Kiêng thuốc lá, bia, rượu, chất kích thích…

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐAY

Khi bị mề đay mẩn ngứa, người bệnh có thể khắc phục triệu chứng tạm thời bằng cách: Chườm mát, tắm bằng bột yến mạch, uống nước trà xanh, uống trà thảo mộc…

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần áp dụng một trong các biện pháp dưới đây:

Điều Trị Mề Đay Bằng Thuốc Tây Y

 

 

Các loại thuốc Tây y thường được kê để trị dị ứng, mề đay mẩn ngứa gồm:

+ Thuốc kháng Histamin: Cetirizine, Fexofenadine, Hydroxyzine, Loratadine…

+ Thuốc Corticoid: Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone, Fluocinolone…

+ Thuốc bôi ngoài da, thuốc chống mẫn cảm.

Cơ chế hoạt động của thuốc Tây y là điều trị triệu chứng, do đó thuốc giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn, kháng viêm hiệu quả.

Tuy nhiên, các loại thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian dài hoặc lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, táo bón, khô miệng… nhất là các loại thuốc kháng Histamin hoặc Corticoid có thể gây co giật ở trẻ em.

Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống mà sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ có thai và sau sinh cần thận trọng trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến em bé.

Chữa Mề Đay Tại Nhà Bằng Bài Thuốc Dân Gian

  • Đắp gạc lạnh hoặc khăn ướt lên vùng da bị viêm

Việc đắp khăn ướt, gạc lạnh sẽ giúp làm mát các khu vực bị ảnh hưởng và giảm sưng. Bạn có thể nhúng khăn trong nước lạnh, vắt cho ráo nước và đắp trên các vùng da bị ảnh hưởng trong 15 phút.

Lặp lại công việc này vài giờ một lần cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Nếu các triệu chứng nổi mề đay trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tắm nước lạnh khoảng 20 - 30 phút. Tuy nhiên, những ai có làn da nhạy cảm, nên tránh điều trị theo cách này vì nó sẽ làm cho đám mề đay lan rộng và trầm trọng hơn.

  • Dùng Gừng

Chúng ta có thể dùng gừng tươi trong các bữa ăn, uống trà gừng hay xông hơi bằng gừng. Ngoài ra, việc cắt gừng tươi để thoa trên các vùng da bị viêm, phát ban cũng là một cách chữa mề đay đơn giản mà hiệu quả. Đồng thời, để có được kết quả tốt nhất, bạn nên cho gừng vào trong tủ lạnh để làm mát trước khi đắp lên da.

  • Dùng nha đam (lô hội)

 

 

Đông y thường dùng lớp thịt của cây nha đam đắp lên vùng da bị mề đay để làm giảm và ngăn chặn sự lây lan mề đay sang các vùng da lân cận. Đắp nha đam nhiều lần trong ngày cho đến khi có được kết quả chữa mề đay tốt nhất.

Dùng rau kinh giới trị nổi mề đay:

Lấy 1 nắm rau kinh giới rửa sạch rồi đem vò nát và đắp lên vùng da bị nổi mề đay. Những cơn ngứa do nổi mề đay sẽ giảm ngay một cách nhanh chóng.

  • Uống trà thảo dược

Uống một vài tách trà thảo dược nóng sẽ là cách chữa chứng ngứa khi bị nổi mề đay, làm giảm hiện tượng ngứa ngáy và khó chịu do các đám mề đay. Bạn có thể dùng các loại thảo dược khác nhau để pha trà, chẳng hạn như các loại trà xanh có tác dụng kháng histamin, trà rễ cam thảo sẽ có lợi trong điều trị sưng và viêm. Lưu ý, nếu có tiền sử bệnh tim, huyết áp, và phù nề hoặc dị ứng với một số loại thuốc, bạn nên tránh uống trà rễ cam thảo.

  • Ngâm bột yến mạch

Việc ngâm mình trong bồn tắm có pha bọt yến mạch có thể giúp giảm ngứa và làm cho da mát mẻ. Bạn có thể cho 1 lượng bột yến mạch vừa đủ vào bồn tắm và ngâm khoảng 10 – 15 phút để có được hiệu quả như mong muốn.

  • Dùng lá mướp

Lá mướp mát, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Ngoài ra, lá mướp còn có tác dụng trị mụn nhọt sưng đỏ. Có thể lấy lá mướp rửa sạch giã nát đáp lên mụn để tiêu viêm, tiêu sưng.

Bài thuốc hỗ trợ trị nổi mề đay từ lá mướp: lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, bôi lên các đám mề đay. Bôi nước mướp nhiều lần trong ngày đến khi thấy mề đay giảm.

  • Lá khế

 

 

Dùng 1 nắm lá khế rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi đun sôi rồi lấy nước này tắm, mỗi tuần tắm 3 lần sẽ giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy khó chịu do mề đay gây ra.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, nguy cơ phát triển mề đay trên da sẽ giảm đáng kể. Đặc biêt, chế độ ăn uống giàu vitamin C rất có lợi cho hệ miễn dịch, vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như cam, cà chua, dâu tây, ớt chuông đỏ, trái cây họ cam quýt, quả mâm xôi, và các loại rau xanh.

Ngoài ra, việc uống nước điện giải ion kiềm cũng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nước điện giải ion kiềm dồi dào hydro phân tử sẽ nhanh chóng loại bỏ gốc tự do, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hệ miễn dịch cơ thể tập trung chống lại bệnh mề đay hiệu quả.

Lưu ý: Bài thuốc dân gian hiệu quả thấp, không có kiểm chứng khoa học. Nếu sau khi áp dụng bệnh không đỡ hoặc trường hợp bị mề đay mãn tính, mọi người cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và sử dụng các loại thuốc đặc trị theo đơn.

Chữa Nổi Mề Đay Bằng Thuốc Đông Y

Y học cổ truyền quan niệm, mề đay thuộc chứng Phong, còn được gọi là Phong ngứa hay Tầm Ma Chẩn. Nguyên nhân gây bệnh là do phong – hàn – nhiệt xâm nhập, can huyết nhiệt nóng trong, dẫn đến sự mất cân bằng bên trong và bên ngoài cơ thể, gây ra các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa.

Để điều trị, Đông y tập trung loại bỏ căn nguyên từ gốc, khu phong, tán hàn, đồng thời phục hồi chức năng ngũ tạng, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.

Các bài thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược tự nhiên dược tính mạnh giúp trị viêm, thanh nhiệt, giải độc, chữa mề đay hiệu quả. Một số loại dược liệu thường có trong các bài thuốc gồm:

+ Kim ngân cành: Có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, tán độc.

+ Diệp hạ châu: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

+ Sài đất: Mát gan, giảm ngứa, thanh nhiệt, trị nổi mề đay.

+ Cà gai: Mát gan, thanh nhiệt.

Thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp này phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Mặt khác, thuốc phải đun sắc cầu kì, tốn thời gian, vị đắng khó uống.

 

 

Trong Đông y, thuốc nam được ưa chuộng hơn vì sử dụng thảo dược trong nước và phù hợp với cơ địa người Việt. Hiện nay có nhiều bài thuốc nam chữa trị mề đay hiệu quả, tiêu biểu là 2 phương thuốc được nhiều chuyên gia da liễu đánh giá cao gồm: Bài thuốc gia truyền chữa nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường và bài thuốc Tiêu ban giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc.

CÁCH PHÒNG NGỪA NỔI MỀ ĐAY HIỆU QUẢ NHẤT

Dưới đây là một số cách ngăn ngừa dị ứng, nổi mề đay hiệu quả người bệnh nên áp dụng:

+ Tránh xa các tác nhân gây bệnh, khói bụi, phấn hoa…

+ Đối với bệnh mề đay do lạnh, cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông, không nên ngồi trong điều hòa nhiệt độ thấp quá lâu.

+ Những người dị ứng thực phẩm nào thì không nên ăn đồ ăn đó (hải sản, tôm, cua, đậu phộng…)

+ Lựa chọn mỹ phẩm chất lượng, phù hợp với da.

+ Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm thường xuyên.

+ Mặc quần áo co giãn thoải mái, chất liệu thoáng mát.

+ Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường độc hại.

+ Vệ sinh nơi ở sạch sẽ.

+ Thận trọng khi dùng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, an thần… để tránh gặp tác dụng phụ hoặc ngộ độc, gây nổi mề đay.

Nổi mề đay là bệnh thông thường, nhưng có thể gây biến chứng nếu bạn chủ quan không chữa trị. Do đó, Thuocthang.com.vn khuyên bạn khi thấy dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.

19/05/2018

Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.

19/05/2018

Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.

19/05/2018

Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

19/05/2018

Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.

Xem nhiều

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

 

Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.

Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.

Ngâm rượu với quả la hán không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Rượu quả la hán rất bổ dưỡng giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể đề kháng được các loại bệnh tật thường gặp như ho, khản tiếng, dát họng…

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.