Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Y học đến nay vẫn chưa xác định một cách chính xác nguyên nhân cụ thể của ung thư đường tiêu hóa, có nhiều yếu tố khác nhau làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, trong đó các thói quen trong cuộc sống thường ngày có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư về đường tiêu hóa. Đó có thể là việc ngồi nhiều không vận động, thường xuyên để cơ thể gặp căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống thiếu khoa học... Thế nhưng, nếu bạn tìm hiểu từ sớm các thói quen là nguyên nhân gây ra bệnh thì có thể kịp thời phòng tránh ngay từ bây giờ.
1. Do thói quen ăn uống :
“Bệnh từ miệng mà vào” - câu nói của cổ nhân mà đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự bởi việc thiếu cân đối trong bữa ăn người Việt và thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng diễn biến phức tạp. Hoặc do chế độ ăn quá nhiều thịt, ít rau, dẫn đến cơ thể thiếu chất xơ và vitamin. Bên cạnh những nguyên nhân do rượu, viêm gan do virus B, C, việc sử dụng những thực phẩm bị biến chất, ẩm mốc như lạc, gạo, ngô… cũng là tác nhân gây ung thư. Do độc tố aflatoxin trong các thực phẩm bị mốc, bị nhiễm độc sở hữu độc tính thậm chí còn cao hơn thạch tín, nếu đi vào cơ thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đối với ung thư dạ dày, dưa, cà muối là những món ăn dân dã và quen thuộc trên mâm cơm của nhiều gia đình, nhưng do có chứa hàm lượng nitrat cao bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong nước dưa, cà muối tác động. Khi đi vào dạ dày, nitrit dưới sự tác động của môi trường trong dạ dày sẽ tiến hành kết hợp với các acid amin trong những thực phẩm khác (tôm, cá, mắm tôm…) và trở thành nitrosamine. Chất nitrosamine là tác nhân gây nên nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Ngoài ra, đa số người dân Việt Nam còn có thói quen ăn chung bát nước chấm, uống chung chén, gắp thức ăn cho nhau hoặc mớm cơm cho trẻ… Thói quen ăn uống này là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, việc lười ăn rau quả còn dẫn đến tình trạng thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Do đó, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, mỗi ngày nên ăn ít nhất 400gr rau xanh, 75gr thịt, tinh bột và nước vừa đủ để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tối đa.
Vì vậy, với nhiều người có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa, đường ruột nên dừng thói quen ăn uống này trước khi quá muộn và phát hiện sớm nguy cơ.
2. Thói quen tụ tập bạn bè uống rượu bia:
Thống kê trong 5 năm, Việt Nam tiêu thụ thêm hơn 1 tỉ lít bia, 10 triệu lít rượu. Việc lạm dụng bia rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, tim mạch và các bệnh ở đường tiêu hóa, nguy hiểm nhất là ung thư đường tiêu hóa.
3. Thức khuya vào ban đêm
Bạn có biết rằng, thói quen thức khuya , ngủ nghỉ không điều đặn dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư. Do việc thức khuya sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của bạn, thậm chí ánh sáng đèn còn làm hỏng quá trình hình thành melatonin của cơ thể vào ban đêm. Trong khi đó, đây lại là chất bảo vệ chức năng miễn dịch quan trọng của cơ thể nên nếu không có nó sẽ dễ làm tăng lượng bạch cầu bên trong .
4. Thói quen lười vận động và tập thể dục:
Khi bạn lười vận động thường xuyên thì số lượng các tế bào miễn dịch sẽ giảm xuống, từ đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu bạn ngồi quá nhiều mà không đứng dậy vận động, đi lại trong ngày thì còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt. Vậy nên, trong khoảng thời gian làm việc thì bạn cứ cách khoảng 45 phút nên đứng dậy hoạt động chân tay chứ không nên ngồi quá lâu trong ngày.
Để tránh béo phì, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa hoặc dẫn đến ung thư, vì vậy tốt nhất bạn nên thường xuyên tập thể dục, thực hiện các bài tập vừa phải và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, thực hiện mọi lúc mọi nơi để giữ 1 sức khỏe thật tốt và giảm các nguy cơ mất các bệnh ung thư về đường tiêu hóa.
5. Thói quen không khám sức khỏe định kì:
Nhiều người còn chủ quan với các biểu hiện sức khỏe không tốt như đau bụng, ợ hơi, ợ chua hoặc giảm cân… mà không biết rằng những triệu chứng ấy cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có liên quan tới ung thư.
Hiện nay, việc chẩn đoán các bệnh ung thư về đường tiêu hóa thường gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn. Theo thống kê hiện nay có khoảng 70% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, dẫn tới cơ hội chữa khỏi không cao. Vì thế chúng ta nen thăm khám sức khỏe định kì để có thể phát hiện sớm các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và có các biện pháp điều trị sớm.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…