Tiêm chủng là cách hữu hiệu nhất giúp trẻ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm . Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib… Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng, trẻ có thể có phản ứng nhẹ như: sốt, đau, quấy khóc khiến mẹ lo lắng rất nhiều. Thông thường, hiện tượng này thường kéo dài vài ngày nhưng nếu mẹ biết cách chăm sóc con đúng cách, thời gian này sẽ được rút ngắn. Dưới đây là bài viết hướng dẫn giúp mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, đảm bảo an toàn cho trẻ sau tiêm chủng.
Chữa nấc cụt cho trẻ nhỏ sao cho đơn giản mà hiệu quả luôn là điều quan tâm hàng đầu của nhiều chị em. Đối với trẻ nhỏ vẫn hay xảy ra hiện tượng nấc cụt nhưng cách chữa so với người lớn rất khác nhau nên mọi người cần chú ý hơn. Hiện tượng nấc cụt nếu không được tiến hành chữa trị sớm cho thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như bị thở dốc hoặc khó thở. Nên khi thấy trẻ có những triệu chứng nấc cụt bạn nên tiến hành điều trị sớm nhất để không gây ra nguy hiểm đối với trẻ.
Trẻ sơ sinh quấy khóc là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu. Trẻ đòi thay tã, đòi được bú, đòi bế đều là những nguyên nhân chủ yếu. Khi trẻ khóc nhiều dỗ mà không nín là do mẹ không tìm được nguyên nhân thực sự gây ra sự bực bội khó chịu của trẻ.
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng có một số trường hợp tình trạng cứt trâu trên đầu bé nhiều thì lại rất mất thẩm mỹ khiến cho cả mẹ và bé đều khó chịu. Khi những mảng bám đó xuất hiện trên đầu bé ngày càng nhiều, nó chính là môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển sinh ra nấm pityrosporum ovale gây ngứa, hoặc phát triển thành mụn nhọt. Thậm chí, có một số bé có thể bị rụng tóc hoặc tóc mọc thưa ở vùng bị cứt trâu vì lượng chất nhờn tiết.
Có những thực phẩm dễ gây béo phì cho trẻ nếu như cha mẹ để trẻ ăn quá nhiều và không có sự kiểm soát. Thế nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu điều này bởi thế vẫn có nhiều trường hợp trẻ tăng cân do những thói quen xấu trong ăn uống.
Chất đạm (protein) là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Lượng đạm được khuyến cáo cần cung cấp cho cơ thể hàng ngày ở độ tuổi từ 19-70 tuổi với nữ giới là 46 gram, đối với nam giới là 56 gram. Nếu không cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể sẽ dẫn đến teo cơ, suy giảm các chức năng cơ thể. Dưới đây là top những thực phẩm giàu chất đạm, Hãy cùng Thuocthang.com.vn khám phá đó là những loại thực phẩm gì nhé !
Tất cả chúng ta đều biết, canxi là vi chất không thể thiếu để có một sức khỏe tốt. Cơ thể bạn cần canxi để giúp cho xương chắc khỏe. Ngoài ra, tim, cơ bắp và dây thần kinh của bạn cũng cần canxi để hoạt động một cách tốt nhất. Vì vậy, Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em, gây nhiều bệnh cho người trưởng thành. Nhưng thừa canxi cũng để lại những hậu quả xấu cho cơ thể.
Bệnh quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxovirus lây qua đường hô hấp và ăn chung, uống chung dùng chung đồ với người bệnh, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi…làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi khi gây ra các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.
Đứa con là tài sản vô giá của cha mẹ,chúng ta chăm sóc những đứa con của mình rất chu đáo mỗi ngày nhưng không thể tránh được việc các bé bị ốm. Vì ốm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ vì hệ kháng sinh của trẻ nhỏ yếu hơn so với người trưởng thành. Con ốm chắc hẳn là điều mà các bậc phụ huynh rất ái ngại, lo lắng nhưng việc chăm con ốm đúng cách không phải cha mẹ nào cũng biết. Làm thế nào để chăm con đúng cách khi con bạn bị ốm? dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách tại nhà mà tất cả các bậc cha mẹ nên biết.
Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể các em có những thay đổi không chỉ về sinh lý mà còn cả tâm lý. Nhiều khi những sự thay đổi ấy lại khiến các em rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân và dễ mắc phải các hội chứng tiêu cực. Dưới đây là những bệnh tâm lý mà các em dễ mắc ở tuổi dậy thì.