Tiêm chủng là cách hữu hiệu nhất giúp trẻ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm . Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng tránh những bệnh tật nguy hiểm như Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại Liệt, Sởi và Viêm phổi/Viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib… Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng, trẻ có thể có phản ứng nhẹ như: sốt, đau, quấy khóc khiến mẹ lo lắng rất nhiều. Thông thường, hiện tượng này thường kéo dài vài ngày nhưng nếu mẹ biết cách chăm sóc con đúng cách, thời gian này sẽ được rút ngắn. Dưới đây là bài viết hướng dẫn giúp mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn, đảm bảo an toàn cho trẻ sau tiêm chủng.
Khi tiêm chủng mục đích quan trọng nhất là phòng bệnh. Có thể có những phản ứng sau tiêm nhưng tuyệt đại đa số là những phản ứng bình thường, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng trong 24h, đau sưng tại chỗ tiêm.
Đó là phản ứng bình thường sau tiêm phòng vì cơ thể nhìn nhận vắc-xin như một tác nhân lạ và có phản ứng lại để chống nhiễm trùng.
Khi trẻ sốt, cơ thể khó chịu, lại có cảm giác sưng đau ở vết tiêm thì em bé quấy khóc là điều đương nhiên nên không có gì phải lo lắng quá mức.
Chính bởi vậy, những phản ứng như sốt nhẹ trong 24 giờ hay đau sưng tại chỗ tiêm cũng không cần xử trí gì. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong bé phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm 30 phút. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải theo dõi bé trong vòng 24h-48h sau tiêm.
Ngoài ra, nếu con khóc thét, quấy khóc dai dẳng, sốt cao hay dị ứng mề đay do cơ thể bị dị ứng với kháng nguyên đưa vào, phải đưa bé đi khám sớm nhất có thể.
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT KHI TIÊM PHÒNG
Nếu con bị sốt, các mẹ có thể giúp trẻ giảm khó chịu bằng các cách sau:
- Dành nhiều thời gian ngủ và nghỉ ngơi cho trẻ, giới hạn khoảng thời gian chơi.
- Giữ bé trong nhà để tránh gió và không khí bụi bặm, tránh tiếp xúc với quá nhiều người lạ và nếu phải đưa bé ra ngoài thì không được quá lâu.
- Khi bé bị sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên mẹ cần cho trẻ uống đủ nước. Với những trẻ bú sữa mẹ, hãy cho con dùng sữa thường xuyên hơn vì sữa mẹ có tác dụng hạ sốt, tăng sức đề kháng rất tốt.
- Khi phát hiện cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái.
- Những trường hợp vắc xin được nhà sản xuất khuyến cáo đau nhiều, sưng nhiều tại chỗ tiêm hoặc sốt, bố mẹ cần phải chườm mát cho con. Nếu trẻ đau sưng nhiều, bố mẹ có thể chườm mát bằng cách lấy chai nước bọc vào khăn chườm cho con.
Nghiêm cấm không được chườm lạnh hoặc can thiệp vào chỗ tiêm như bôi, xoa thuốc bởi khi tiêm phòng vắc xin sẽ kích thích miễn dịch nguyên thủy (tức là tại chỗ tiêm bạch cầu và các tế bào bị giãn mạch ra để miễn dịch) và miễn dịch thích nghi (tức là sau khi đưa kháng nguyên vào cơ thể, bạch cầu sẽ bắt giữ kháng nguyên thành lập kháng thể giúp bé phòng được bệnh).
- Không dùng bông sát khuẩn sẽ tiêu diệt mất kháng nguyên, ngăn cản miễn dịch.
Khi trẻ có những biểu hiện này sau khi tiêm, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay:
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.