Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Bị Ốm Tại Nhà Hiệu Quả

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Đứa con là tài sản vô giá của cha mẹ,chúng ta chăm sóc những đứa con của mình rất chu đáo mỗi ngày nhưng không thể tránh được việc các bé bị ốm. Vì ốm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ vì hệ kháng sinh của trẻ nhỏ yếu hơn so với người trưởng thành. Con ốm chắc hẳn là điều mà các bậc phụ huynh rất ái ngại, lo lắng nhưng việc chăm con ốm đúng cách không phải cha mẹ nào cũng biết. Làm thế nào để chăm con đúng cách khi con bạn bị ốm? dưới đây là cách chăm sóc trẻ bị ốm đúng cách tại nhà mà tất cả các bậc cha mẹ nên biết.

Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Bị Ốm Tại Nhà Hiệu QuảCách Chăm Sóc Khi Trẻ Bị Ốm Tại Nhà Hiệu Quả

1. Khích Lệ Tinh Thần Bé.

Bị ốm sẽ khó chịu và trẻ có thể lo lắng hay buồn bã bởi những gì chúng cảm thấy. Vì thế hãy quan tâm và chăm sóc trẻ hơn bình thường. Ví dụ như bạn có thể:

+ Ngồi cùng trẻ

+ Đọc sách cho trẻ

+ Hát cho trẻ nghe

+ Cầm tay trẻ

+ Ôm trẻ vào lòng

2. Kê Cao Người Hoặc Đầu Trẻ

Việc để trẻ nằm thẳng người trên một mặt phẳng có thể khiến cơn ho trở nên tệ hơn. Để giữ cho đầu trẻ được kê cao, bạn có thể đặt một cuốn sách hoặc khăn tắm dưới đệm hay dưới chân của trẻ.

+ Bạn cũng có thể đặt thêm một cái gối hoặc sử dụng một cái nệm kê lưng để giữ cho trẻ nằm cao.

3. Bật Máy Tạo Ẩm.

 

 

Không khí khô có thể khiến cơn ho và viêm họng trở nên tệ hơn, vì vậy hãy thử dùng máy tạo ẩm hoặc máy phun sương mát để giữ ẩm cho không khí trong phòng trẻ. Điều này có thể giúp giảm cơn ho, ngạt mũi và cảm giác khó chịu.

+ Hãy chắc chắn là bạn thay nước trong máy tạo ẩm thường xuyên.

+ Vệ sinh máy tạo ẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn chặn nấm mốc phát triển trong đó.

4. Để Trẻ Ở Trong Môi Trường Yên Tĩnh

Giữ cho không gian trong nhà yên tĩnh nhất có thể để giúp trẻ nghỉ ngơi tốt hơn. Kích thích từ tivi và máy tính làm hạn chế giấc ngủ của trẻ và trẻ cần nghỉ ngơi nhiều càng nhiều càng tốt, vậy nên bạn có thể cân nhắc việc di chuyển các thiết bị này khỏi phòng trẻ hoặc hạn chế trẻ sử dụng chúng

5. Giữ Cho Nhiệt Độ Trong Nhà Bạn Dễ Chịu.

Trẻ có thể thấy nóng hoặc lạnh do ốm, vì vậy, điều chỉnh nhiệt độ trong nhà có thể giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Sẽ tốt hơn nếu giữ nhiệt độ nhà bạn trong khoảng từ 18 đến 21 độ C (tương đương 65 đến 70 độ F), bạn cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ nếu trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Ví dụ như nếu trẻ phàn nàn là chúng quá lạnh, vậy nên tăng nhiệt độ một chút. Còn nếu trẻ nói rằng chúng quá nóng thì hãy bật điều hòa hoặc quạt.

6. Thường Xuyên Thay Đổi Nơi Nghỉ Ngơi Cho Bé:

Khi ốm bậc cha mẹ thường có xu hướng cho bé nằm một chỗ đó là một việc làm sai lầm điều này sẽ khiến bé trở nên mệt mỏi hơn. Thay vào đó bạn có thể thay đổi nơi nghỉ cho bé bằng cách cho bé ra ngoài phòng khách hay cho bé tựa người trên ghế mềm. Tránh cho bé nằm quá lâu sẽ khiến bé có cảm giác mệt mỏi.

7. Cho Con Uống Nhiều Nước

 

 

Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra, súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

8. Không Ép Ăn

Khi trẻ bị ốm sẽ hay mè nheo và biếng ăn. Do đó, mẹ nên cho bé ăn những món ưa thích. Mẹ cũng nên nghiền thức ăn thành chất lỏng để bé dễ nuốt. Lúc này những vật dụng phục vụ ăn uống thu hút sự quan tâm và hiếu kỳ của trẻ nên được tận dụng tối đa như ống hút lạ mắt, chén bột hình ngộ nghĩnh,….

9. Chia Nhỏ Bữa Ăn

với người lớn chúng ta khi bệnh cũng không muốn ăn do vị giác bị ảnh hưởng. Trẻ nhỏ cũng vậy. Do đó, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho con mau lành bệnh và lại sức.

Chia nhỏ khẩu phần ăn trong thời gian con ốm cũng là một cách giúp con duy trì đủ dưỡng chất để cơ thể chống lại bệnh tật

10. Tăng Cường Đề Kháng

Nếu mẹ để ý ủ ấm hay chườm khăn thì đó cũng chỉ là giải pháp bên ngoài. Quan trọng hơn, mẹ nên cho con uống nhiều nước cam, chanh,… hoặc vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho bé.

Chuẩn bị đủ các loại thuốc sốt, tiêu chảy, ho,…: Đây không chỉ là điều nên làm trong lúc bé bệnh mà bố mẹ nên thực hiện từ khi bé còn khoẻ mạnh vì nhiều khi bé trở bệnh trong đêm thì bố mẹ sẽ trở tay không kịp. Trong nhà luôn trang bị nhiệt kế, các loại thuốc sốt, ho,… thông thường để khi con có dấu hiệu ốm là mẹ “xử lý” ngay

11. Luôn Cặp Nhiệt Độ Cho Trẻ

 

 

Nếu bạn không có nhiệt kế, kiểm tra xem các dấu hiệu như rét run, mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi, hoặc cảm thấy rất nóng khi chạm vào hay không.

13. Hỏi Trẻ Xem Chúng Có Bị Đau Không

Nếu có hãy hỏi trẻ đau như thế nào và đau ở đâu. Bạn cũng có thể ấn nhẹ vào nơi mà trẻ kêu đau để kiểm tra độ nghiêm trọng của nó.

Ngoài ra bạn cần luôn Theo dõi các dấu hiệu của bệnh nặng. Hãy chú ý cẩn thận với những dấu hiệu cho thấy rằng con của bạn cần phải gặp một chuyên gia y tế ngay lập tức.

NHỮNG SAI LẦM TRONG VIỆC CHĂM SÓC CON ỐM

Có một số cha mẹ do không có kinh nghiệm nên thường xuyên mắc phải những sai lầm khi chăm sóc con ốm khiến bệnh tình của con càng trở nên nặng hơn, như:

+ Ẵm bế bé quá nhiều ,đắp chăn cho bé khi sốt.

+ chườm đá cho con khi thấy con sốt hoặc cho uống luôn một việc thuốc khi đo xong nhiệt độ cho con thấy 37.5 độ.

+ Chuyên gia nhi khoa cho rằng đó là các cách hạ sốt sai lầm kinh điển mà rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải do chưa có kiến thức về việc chăm sóc bé sốt đúng cách.

+ Khi bé sốt cha mẹ nên cho bé mặc đồ thoáng mát, tránh gió, ăn uống đủ chất và trẻ nhỏ nên cho bú mẹ nhiều hơn. Không nên ép bé ăn liên tục cho đúng bữa vì vào những ngày ốm nhu cầu ăn của bé sẽ bị ảnh hưởng. nên cho bé ăn theo nhu cầu của bé.

+ Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc theo cảm tính.

Đặc Biệt Khi Chăm Sóc Trẻ Bị Ốm Các mẹ phải hết sức kiên nhẫn và nhớ một số lưu ý khi chăm sóc bé bị bệnh đúng cách tốt nhất tại nhà trên đây để có thể giúp bé nhanh chóng vượt qua căn bệnh khỏe mạnh trở lại. Trong quá trình phát triển các bé không thể tránh khỏi những lần bệnh vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng chỉ cần chăm sóc cho bé thật chu đáo.

Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng Thuocthang.com.vn nhé!

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.

19/05/2018
Sởi, quai bị, rubella đều là dẫn căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có kháng thể phòng bệnh. Với khả năng phòng bệnh cao (lên đến 95%), số mũi tiêm ít, vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II được khuyến cáo tiêm cho người lớn và tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
19/05/2018
Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iod, vitamin A, sắt) mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt. Vì vậy, trẻ cần được uống bổ sung vitamin A để phát triển tốt, tránh nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, suy giảm miễn dịch,...
19/05/2018
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm cúm và hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần bị cúm trong đời.
19/05/2018
Bệnh tiêu chảy cấp rất phổ biến và nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là Virus Rota. Tuy nhiên vắc xin Rota virus là một biện pháp hiệu quả để phòng tránh viêm dạ dày ruột do virus rota.
Xem nhiều

Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.

Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.

Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.

Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.

Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.