Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium, thuộc phạm vi chứng phế lao, có nhiều giai đoạn bệnh và cách chữa khác nhau. Lúc đầu do chính khí hư, tinh huyết bị suy tổn làm bệnh tà xâm phạm vào phế. Bệnh biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư và đến giai đoạn cuối là phế, tỳ, thận đều hư (khí âm hư).
Y Học Hiện Đại đã tìm ra cách diệt trực khuẩn bằng các thuốc đặc hiệu, tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ, Y Học Cổ truyền có những bài thuốc - món ăn tốt giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh, Trong đó đặc biệt phải Kể đến là Cây Bình Bát - Cây thuốc quý hiếm này được Đông y hay gọi là thảo sâm có rất nhiều trong tự nhiên có khả năng giảm chứng lao phổi hữu hiệu, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lai, chính vì vậy nhiều người đã áp dụng bài thuốc nam trị lao phổi này.
Bình bát hay còn gọi là nê, hoặc na xiêm, tên khoa học là Annona reticulata, một số ngôn ngữ châu Âu gọi là tim bò, tiếng Hindi gọi là sitaphal, tức quả Sita, là một loài thực vật thuộc chi Na (Annona), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Tân Thế Giới (châu Mỹ,bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe cũng như các đảo xung quanh)
Cây bình bát là cây gỗ nhỡ, sớm hay nửa rụng lá. Thân cao 2 đến 5 m, thậm chí đến 10 m. Lá đơn, mọc so le, nhọn hai đầu, có 8 đến 9 cặp gân phụ, dài 10 đến 15 cm và rộng 5 đến 10 cm. Hoa vàng, hai vòng cánh, nhiều nhị đực và tâm bì.
Theo Đông y trái bình bát ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm a xít tại các khớp xương. Thì loại cây này còn có thể chữa được bệnh lao phổi rất hiệu nghiệm luôn đấy.
Một Số Bài Thuốc Từ Cây Bình Bát Điều Trị Lao Phổi:
Cách 1: Lá và cây bình bát phơi khô rồi sắc lấy nước uống hàng ngày, có thể dùng sau bữa ăn chính. Mỗi ngày lấy khoảng 1 nắm thuốc đã phơi khô rồi nấu từ 3 chén nấu lại thành 8 phân.
Cách 2: chuẩn bị 1 nắm lá bình bát, 1.5 lít nước sạch, Thái nhỏ lá thành từng sợi mỏng rồi cho vào nồi nước , sau đó dìm lá chìm xuống dưới mặt nước rồi đun với lửa nhỏ đợi đến khi thuốc sắc lại thành 1 cốc nước.
Lưu ý: Để đạt hiệu quả cao nhất khi dùng cây bình bát chữa lao phổi, bạn nên: chia cốc nước thành 2 phần bằng nhau và uống ngay trong ngày sau mỗi bữa ăn.
Cách 3: Ngoài cách dầm đá đường đơn giản thì người ta còn dùng nạc bình bát (bỏ hột) để làm kem lạnh. Cho 75 gr đường cát vào nồi nấu tan, bớt lửa để riu riu trong vòng 10 phút đến khi đường sệt lại thành si rô, bắc xuống để hơi nguội và cho vào nạc bình bát, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Đổ vào khuôn, cho vào tủ đông khoảng hai tiếng đồng hồ. Mang ra ngoài dùng nĩa đánh tan, bỏ lại vào tủ đông cho đến khi cứng hẳn. Cũng có thể làm nước xốt bình bát ăn kèm với các món cà ri hay cá.
*** Một số lưu ý khi chữa lao phổi bằng cây bình bát người bệnh nên nắm rõ:
- Lựa chọn lá sạch tươi không sâu thối, úa tàn, trong trường hợp mua ở tiệm thuốc thì nên chọn những địa chỉ uy tín, lá không sử dụng chất bảo quản.
- Rửa thật sạch để loại bỏ chất bẩn và nhựa cây trước khi sử dụng.
- Khi sử dụng phần vỏ cây lá bình bát nên hỏi kĩ người có chuyên môn vì phần vỏ cây bình bát có chứa độc tính nhẹ.
- Khi sử dụng từ 2 tuần không thấy hiệu quả thì có thể là không hợp thuốc và có thể tạm dừng và tìm loại thuốc khác.
- Khi có các triệu chứng dị ứng, buồn nôn, đi ngoài khi dùng thuốc thì nên ngưng sử dụng.
- Nếu bệnh nhân đang điều trị lao bằng thuốc tây y thì nên tiếp tục sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng đông tây y kết hợp.
- Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú ý rằng do tính chất bệnh khiến cơ thể suy yếu nên ta cố gắng không hoạt động và làm các công việc nặng, nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, không thức khuya dậy muộn, không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá và thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Do bệnh cũng có tính lây lan nên người bệnh nên chủ động đeo khẩu trang, khạc nhổ phải đúng nơi quy định và luôn sử dụng giấy ăn khi hắt xì, sổ mũi, ho v.v… Đồng thời người bệnh cũng nên tự cách ly trong không gian riêng, tránh tiếp xúc với mọi người trong thời gian điều trị bệnh. Nơi ở và vật dụng cũng nên riêng rẽ và thường xuyên vệ sinh làm sạch, nên tận dụng ánh sách mặt trời trong khu vực của mình.
Với các bài thuốc dân gian điều trị lao phổi tại nhà với cây bình bát ở trên Chúng tôi, Chúc bạn thành công !
Mrs Ngọc Nguyễn