Thực Phẩm Bổ Sung Vitamin B12 Cho Phụ Nữ Mang Thai

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Bổ sung vitamin khi mang thai là điều cực kì quan trọng đối với các mẹ bầu. Vậy bà bầu nên bổ sung vitamin gì trong suốt thai kỳ ? Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên bổ sung các loại vitamin sau: B1, B2, B6, B12, B9, A, C, D, E. Mỗi loại vitamin sẽ có một chức năng riêng đối với sự phát triển của trẻ. Cùng với Vitamin B9 (Axit folic) thì vitamin B12 cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Thực Phẩm Bổ Sung Vitamin B12 Cho Phụ Nữ Mang ThaiThực Phẩm Bổ Sung Vitamin B12 Cho Phụ Nữ Mang Thai

Theo các bác sĩ, không chỉ B9, phụ nữ mang thai thiếu vitamin B12 cũng có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết đến việc này. Vậy làm sao để có thể bổ sung vitamin B9 đúng cách, và vitamin B12 có trong những thực phẩm nào, Các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết ngày hôm nay của Thuocthang.com.vn để biết thêm chi tiết nhé.

VITAMIN B12 LÀ GÌ ?

Vitamin B12 là tên gọi chung của một nhóm hợp chất hóa học polypyrrole có chứa cobalt và có cấu trúc tương tự nhau như hydroxocobalamin, cyanocobalamin, methylcobalamin...

Vitamin B12 là một vitamin nhóm B tan trong nước, có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể:

- Tham gia vào quá trình tổng hợp AND nên có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi và sinh sản của các tế bào ở các mô trong cơ thể.

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và axit folic.

- Tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu của máu.

- Tham gia vào thành phần cấu tạo bao myelin của dây thần kinh, giúp cho sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh...

VITAMIN B12 HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO TRONG CƠ THỂ?

vitamin B12, cũng giống như tất cả các vitamin B là có thể hòa tan trong nước, có nghĩa là cơ thể loại bỏ những gì nó không sử dụng. Nhiệm vụ chính của nó là duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh, hỗ trợ các chức năng riêng biệt của não, và hỗ trợ sản sinh DNA và RNA.

Vitamin B12 cũng kết hợp với các vitamin B khác để cải thiện các chức năng nào đó. Ví dụ, B12 và B9 (axit folic) kết hợp với nhau để tạo ra các tế bào hồng cầu. Nhóm B12, B6 và B9 giúp kiểm soát nồng độ axit amin homocysteine trong máu, nếu nồng độ axit amin này ở mức cao thì có khả năng liên quan đến bệnh tim.

VAI TRÒ CỦA VITAMIN B12 TRONG THAI KỲ

 

 

  • Ngăn Ngừa Dị Tật Ống Thần Kinh

Không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, vitamin B12 còn giúp hình thành các tế bào máu và duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Theo các bác sĩ, thiếu vitamin B12 trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn đầu là nguyên nhân gây khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Theo đó, những mẹ bầu có nồng độ vitamin B12 thấp hơn 250 ng/L sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh cao hơn gấp 2,3 lần so với những phụ nữ khác. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên đảm bảo nồng độ vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ trên 300 ng/L để ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi.

  • Hạn Chế Tình Trạng Nôn, Ói:

Bổ sung vitamin B12 có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng nôn ói trong giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng B12 trước khi sử dụng.

  • Giúp Bé “Ngoan” Hơn Sau Sinh:

Những bé có mẹ thường xuyên bổ sung vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ ít quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể do sự thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh của trẻ, khiến trẻ dễ bứt rứt khó chịu.

TÁC HẠI CỦA THIẾU HỤT VITAMIN B12 ĐỐI VỚI BÀ BẦU

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, lơ mơ, trí nhớ kém, thở dốc và thiếu máu mạn tính...

Đối với phụ nữ mang thai, thiếu vitamin B12 còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với thai nhi. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học tại Anh đã chứng minh phụ nữ có thai thiếu vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc bệnh đái tháo đường sau này.

“Chế độ dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp bởi người mẹ có thể gây ra những tác động “vĩnh viễn” đến sức khỏe của trẻ sau này. Thiếu vitamin B12 trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nồng độ hormone leptin ở em bé. Hậu quả là khiến trẻ sơ sinh dễ bị mắc các bệnh về chuyển hóa, như bệnh đái tháo đường”.

NHẬN BIẾT DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN Ở BÀ BẦU

 

 

1. Suy Nhược, Chóng Mặt Và Mệt Mỏi

suy nhược và mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của việc thiếu hụt vitamin B12. Khi nguồn cung cấp vitamin giảm, cơ thể bạn tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn. Kết quả là bạn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức và thậm chí là rơi vào trạng thái lâng lâng.

Nhiều người nhầm lẫn các triệu chứng này với các triệu chứng xảy ra do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn ngày càng tồi tệ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu của bạn.

2. Khó Thở

Một trong những tình trạng sinh lý mà bạn có thể gặp phải khi cơ thể thiếu hụt B12 chính là khó thở khi gắng sức. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các hemoglobin, một loại protein giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Việc thiếu hụt loại vitamin này có thể làm giảm lưu lượng oxy đến các mô, gây ra thiếu máu và từ đó dẫn đến khó thở.

3. Tổn Thương Thần Kinh Và Tê Bì Chân Tay

Việc thiếu hụt loại vitamin nhóm B này có thể gây suy nhược các tế bào thần kinh, từ đó dẫn đến triệu chứng tê bì ở chân và tay. Nếu bạn bỏ qua chúng, các tổn thương này có thể trở nên trầm trọng và chuyển biến thành bệnh dị cảm. Vitamin B12 cần thiết cho sự hình thành myelin, một lớp vỏ màu trắng bao quanh các sợi thần kinh làm tăng tốc độ dẫn truyền các xung thần kinh. Thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến thoái hóa tủy sống, dây thần kinh thị giác, mô não và các dây thần kinh ngoại biên.

Nếu không có sự bảo vệ của vitamin B12, các dây thần kinh tủy sống có thể bị phân rã và sẽ khiến bạn bị bất thăng bằng. Kết quả là bạn sẽ dễ bị vấp ngã hơn ngay cả khi đang đi trên bề mặt phẳng.

4. Da Tái Nhợt Hoặc Vàng Da

Một dấu hiệu sinh lý khác thể hiện rằng bạn đang bị thiếu vitamin B12 chính là vàng da hoặc vàng ở tròng trắng mắt. Việc sản xuất hồng cầu không đúng cách sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, gọi là thiếu máu megaloblastic. Với tình trạng này, các tế bào hồng cầu phát triển lớn hơn, dễ vỡ và không thể phân chia. Chúng quá lớn để vượt ra khỏi tủy xương và lưu thông trong máu. Do đó, lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm sút và da bạn sẽ trở nên nhợt nhạt hơn.

Bilirubin là một chất màu hơi đỏ hoặc nâu được gan sản xuất khi các hồng cầu bị phá vỡ. Các tế bào hồng cầu bị phá vỡ càng nhiều thì sản sinh ra lượng bilirubin càng lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến da và mắt của bạn bị vàng.

5. Sưng Và Viêm Lưỡi

 

 

Biểu hiện của miệng khi bạn bị thiếu vitamin B12 chính là viêm lưỡi, thể hiện cụ thể qua việc lưỡi bạn trở nên mềm, đỏ và đau. Khi cơ thể bạn không có đủ loại vitamin nhóm B này, quá trình tổng hợp DNA trở nên suy yếu. Các tế bào biểu mô của miệng bắt đầu phân chia nhanh chóng và gây ra viêm lưỡi, viêm môi bong vảy, viêm lở miệng tái hồi và nấm miệng. Các triệu chứng của viêm lưỡi có thể xuất hiện không liên tục hoặc cũng có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

6. Táo Bón, Đầy Hơi Và Chán Ăn

Có nhiều nguyên nhân ra gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc đầy hơi ở phụ nữ mang thai và thiếu vitamin B12 chính là một trong số đó. Nếu không điều trị, thiếu hụt B12 có thể dẫn đến táo bón mãn tính, khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và chán ăn. Hàm lượng vitamin thấp ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm các nguy cơ gây táo bón, bạn có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin B12.

7. Giảm Thị Lực

Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến giảm thị lực và nghiêm trọng hơn là bệnh thần kinh thị giác. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là vì vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh.

8. Trầm Cảm, Thay Đổi Thái Độ

Bạn có thể bị trầm cảm hoặc tâm trạng dễ thay đổi khi cơ thể thiếu một số vitamin quan trọng, và thiếu B12 cũng không phải là ngoại lệ. Sự thiếu hụt này có tác động mạnh mẽ lên việc sản xuất serotonin trong não của bạn. Đây là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng. Nếu lượng vitamin nhóm B này trong cơ thể của bạn quá thấp, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn. Trong phần lớn các trường hợp, uống bổ sung vitamin B12 có thể cải thiện đáng kể tâm trạng.

9. Xương Trở Nên Yếu

Cũng giống như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các nguyên bào và các tế bào tạo xương. Việc thiếu hụt loại vitamin nhóm B này làm ảnh hưởng đến chức năng của chúng và có thể dẫn đến chứng loãng xương. Loãng xương được đặc trưng bởi tình trạng xương yếu, giòn và dễ gãy do thiếu hụt chất dinh dưỡng.

NHỮNG THỰC PHẨM BỔ SUNG VIATAMIN B12 CHO BÀ BẦU

 

 

Vitamin B12 rất cần thiết cho quá trình mang thai. Và như các bạn đã biết, vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong thịt động vật, ngược lại, nó có rất ít ở rau củ.

Dưới đây là những loại thực phẩm bổ sung Vitamin B12 cho bà bầu vô cùng hiệu quả:

- Ngao: Trong 84g ngao nấu chín có khoảng 84,1mcg vitamin B12. Không chỉ B12 ngao còn giàu kali, trong 84g ngao đóng hộp có chứa 534 mg kali.

- Hàu: Trong 84g hàu nấu chín có khoảng 21,84mcg vitamin B12. Ngoài cung cấp vitamin B12 cho quá trình mang thai, hàu còn cung cấp các khoáng chất cần thiết hỗ trợ hệ miễn dịch, khuyến khích sản xuất testosterone, cải thiện ham muốn tình dục và giúp buồng trứng nữ giới khỏe mạnh.

- Trai: Trong 84 g trai nấu chín có chứa 20,4 mcg vitamin B12.

- Cá mòi: Cứ 84g cá mòi có chứa 7,6mcg vitamin B12. Ngoài ra, trong cá mòi nhỏ còn chứa nhiều vitamin D, axit béo và omega-3 giúp hỗ trợ phát triển hệ xương cùng với thị giác của bà bầu và thai nhi.

- Cua: Trong 84g thịt cua có chứa 10,3mcg Vitamin B12, ngoài ra thịt cua có cả vitamin A, B, C, magie, kẽm, rất cần thiết cho quá trình mang thai.

- Cá hồi: Lượng vitamin B12 có trong 300g cá hồi là 5,4mcg. Cá hồi còn có chứa vitamin D, axit béo và omege 3 như cá mòi, giúp phát triển trí não của bé.

- Cá ngừ: Có 2,5mcg vitamin B12 trong 84g cá ngừ đóng hộp. Cá ngừ là một nguồn giàu các axit béo omega-3, giúp tăng cường thể trạng cho bà bầu.

- Cá tuyết: Trong 84g cá tuyết chấm đen nấu chín có chứa khoảng 1,8mcg vitamin B12.

- Thịt bò: Có 1,3 mcg vitamin B12 trong 84g thịt thăn bò nướng. Thịt bò là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, ngoài ra còn chứa hàm lượng cao protein và vitamin B, rất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

- Thịt gà: Có khoảng 3mcg vitamin B12 trong 300g ức gà rang. Protein có trong thịt gà có tác dụng đốt cháy chất béo hiệu quả.

 

 

- Trứng: Có khoảng 6mcg vitamin B12 trong một quả trứng luộc. Trứng giàu protein và vitamin D, là thành phần quan trọng giúp bà bầu hấp thụ canxi và duy trì xương chắc khỏe.

- Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều canxi, magiê, và protein. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng ăn sữa chua thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

Có những trường hợp bổ sung vitamin B12 qua các loại thực phẩm chưa đem lại hiệu quả. Thì các mẹ có thể uống thêm vitamin B12 qua các loại viên uống. Nhưng cũng cần tuân thủ những lưu ý sau:

Không nên uống bổ sung vitamin B12 trong những trường hợp: mẹ bầu bị viêm loét dạ dày, có tiền sử dị ứng cobalamin, bầu bị hen, suyễn.

Không dùng vitamin B12 kèm với thuốc điều trị tiểu đường có chứa metformin. Vì metformin sẽ làm giảm khả năng hấp thụ B12 của cơ thể.

Nếu gặp những tác dụng phụ như nôn ói, khó chịu dạ dày, đau đầu, phù, bầu nên đi khám để được tư vấn và điều trị.

CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN B12 Ở PHỤ NỮ CÓ THAI?

Một điều đáng lưu ý là thiếu vitamin B12 ở bà bầu thường bị đánh giá thấp hoặc ít quan tâm hơn so với những vi chất khác. Vì vậy, điều quan trọng là mọi người cần xem xét lại vai trò của vitamin này trong chế độ dinh dưỡng đối với phụ nữ có thai.

Để phát hiện sớm và ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin B12 ở phụ nữ mang thai, các bà mẹ nên đi khám thai định kỳ, làm các xét nghiệm máu và cần chú ý thêm một số dấu hiệu như: Buồn ngủ vào ban ngày, da nhợt nhạt, khó chịu,…

Người từ 14 tuổi trở lên được khuyến cáo nên bổ sung khoảng 2,4 microgram vitamin B12 mỗi ngày. Trong khi đó, nhu cầu của phụ nữ có thai là 2,6 microgram và phụ nữ đang cho con bú là 2,8 microgram.

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Mang thai là một niềm hạnh phúc to lớn của mỗi người mẹ. Tuy nhiên để bảo vệ niềm hạnh phúc đó bạn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhưng bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì các mẹ cần lưu ý những thực phẩm không tốt cho cả mẹ và thai nhi
19/05/2018

Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.

19/05/2018

Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Có những chất dinh dưỡng tuy cơ thể chỉ cần một số lượng rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ.

19/05/2018

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.

19/05/2018

Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.

Xem nhiều

Những kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu có thai theo dân gian mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng Với kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày xưa, Nhận biết những dấu hiệu có thai theo dân gian được cho là phương pháp cực kỳ chính xác. 

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.