Trẻ em có thể đói bất cứ lúc nào, có những trường hợp trẻ bị “Đói mắt” kêu gào, lồng lộn lên và khi đó phụ huynh cuống cuồng lên tìm thức ăn có sẵn trong nhà để đáp ứng nhu cầu của bé. Tuy nhiên khi màn đêm buông xuống thì có những loại thực phẩm rất bình thường với hệ miễn dịch của người lớn nhưng lại là độc dược ngấm dần đối với trẻ em. Hôm nay Thuocthang.com.vn sẽ giúp bố mẹ loại ra những thực phẩm này.
Có thể do cơ thể đang lớn lên, trẻ thường muốn ăn thứ gì đó trước khi đi ngủ và nhiều người mẹ đành phải cho trẻ ăn thức ăn có sẵn trong nhà. Tuy nhiên, có rất nhiều thực phẩm không thích hợp cho trẻ ăn vào buổi tối, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mặc dù đứa trẻ đang trong quá trình phát triển thường sẽ cảm thấy đói bụng, nhưng trước khi đi ngủ cho trẻ ăn thực phẩm gì rất quan trọng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, thể chất, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Do đó, cha mẹ nhất định phải chú ý.
Các loại thực phẩm tuyệt đối không nên cho trẻ ăn vào buổi tối trước khi ngủ.
1. Sữa nguyên kem
Nhiều chị em hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết sữa hoá ra lại là thực phẩm không nên cho con ăn trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, đó là sự thật. Uống sữa trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ nhanh buồn ngù, ngủ sâu và tốt nhưng vấn đề ở đây là sữa nguyên kem nếu uống buổi tối rất dễ làm cơ thể trẻ tích luỹ thừa chất béo. Trước khi đi ngủ, mẹ nên cho con uống sữa tách béo là tốt nhất.
2.Thức ăn thừa trong ngày.
Trong những bữa cơm gia đình mỗi ngày đều nấu nhiều món và đa phần thức ăn còn thừa lại của bữa trưa và chiều khá nhiều. Đối với người trưởng thành, việc hấp thụ hết thức ăn còn thừa là điều tương đối bình thường, chỉ cần hâm nóng lên và hầu như không quá nguy hại đến sức khỏe. Thế nhưng đối với các Bé là điều hoàn toàn ngược lại, hệ tiêu hóa của trẻ thì tương đối chậm hơn so với người lớn, nếu trước khi đi ngủ, Bé đói và ăn thêm nhiều thịt cá và thức ăn xào nấu dầu mỡ còn lại của bữa tối sẽ rất dễ tích lũy các chất dư thừa không tốt trong cơ thể, lâu ngày sẽ tích tụ và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, béo phì..đồ ăn để bên ngoài hoặc trong tủ lạnh trong vài giờ đồng hồ đã bị tác động của môi trường xung quanh rất dễ khiến bé bị lạnh bụng. Hơn thế nữa trước khi đi ngủ trẻ không còn hoạt động chạy nhẩy nhiều chỉ ngồi, nằm xem Tv hoặc chơi cùng Bố Mẹ. Thức ăn sẽ được tích lũy qua từng đêm và mối lo “Béo phì” nuôi lớn từng ngày trong bé.
3. Socola và các loại bánh ngọt
Bất cứ thứ thực phẩm gì ngọt đều rất kích thích đối với trẻ nhỏ dù ngày hay đêm. Tuy nhiên khi màn đêm buông xuống các Bố Mẹ hãy hạn chế hết mức các loại thực phẩm ngọt, đặc biệt là Socola và các loại bánh kẹo ngọt. Khi trẻ ăn hoặc uống thực phẩm ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ không chỉ gây tổn thương nhất định cho răng, còn làm giảm tải khả năng hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu khác. Lúc đó sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trong các loại bánh kẹo ngọt có chứa quá nhiều đường điều đó không hề tốt đối với cơ thể trẻ nhỏ vì sẽ làm cạn kiệt lượng Vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây nên chịu trứng khó tiêu. Đặc biệt thực phẩm ngọt dùng nhiều vào buổi tối là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh béo phì cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, sô cô la chứa các thành phần có chứa caffeine, có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm.
4. Đậu phộng, hạt dưa và các loại hạt khác
Thực phẩm từ hạt có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, đồng thời lượng calo chứa trong các loại hạt cũng rất cao. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, nếu cho Bé ăn nhiều các loại hạt này ngay trước khi đi ngủ không những không mang lại dinh dưỡng cho Bé mà còn khiến Bé tăng khả năng bị béo phì, đầy hơi và làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của Bé. Làm mất năng lượng cho những hoạt động sang ngày hôm sau.
5. Mì và các thực phẩm ăn liền.
Các loại thực phẩm đóng gói ăn liền rất đa dạng, tiện dụng và đặc biệt có thể trữ lượng phòng sẵn trong nhà. Chỉ cần vài ba phút bóc vỏ chế nước sôi là đã có một món ăn tối no nê. Tuy nhiên cũng vì tính năng có thể trữ lượng trong ngày ở thời gian lâu dài mà các loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất phụ gia và đặc biệt là chất bảo quản. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng cực kỳ dễ bị tác động bởi các hóa chất như chất như chất phụ gia và chất bảo quản có trong thực phẩm ăn liền. Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi của cơ thể bé, sự trao đổi chất trong cơ thể trẻ và các hệ sinh học cơ bản của cơ thể trẻ vẫn còn non nớt và đang trong quá trình phát triển, thử nghĩ xem nếu như các hộp thực phẩm ăn liền được nạp vào cơ thể bé trước khi ngủ, các cơ quan phải tiếp tục phải hoạt động mạnh sau một ngày dài, rất dễ dẫn đến rối loạn nội tiết có thể gây ra những hậu quả lâu dài.
“Mì ăn liền” Kẻ thù thầm lặng nhất về đêm đối với dạ dày của trẻ em.
Dù rất nhiều Bố mẹ đã biết về lời khuyên không nên ăn mì ăn liền buổi tối. Tuy nhiên đây là món ăn làm say đắm lòng người bởi cái cách tiến hóa đa dạng nhiều màu sắc, nhiều cấp độ, đủ các loại, nhằm hợp với tất cả khẩu vị của hầu hết mọi người đặc biệt là trẻ em. Theo ngay đó là cái cách chế biến dễ dàng, tiện lợi và giá thành phải chăng.
Vậy cho trẻ dùng mì ăn liền vào buổi tối sẽ mang lại hệ lụy gì ???
- Cản trở sự phát triển trí tuệ và thể chất: Mì ăn liền làm từ bột tinh chế được chế biến rất nhiều và không chứa bất kỳ vitamin, khoáng chất thiết yếu nào nên nó không có giá trị dinh dưỡng.
- Gây béo phì: Do được chiên đi chiên lại nhiều lần trong quá trình chế biến nên sợi mì cũng chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa. Loại dầu được sử dụng để chế biến mì ăn liền là dầu cọ có hàm lượng chất béo bão hòa cao
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, gan và thậ: Do bên trong các gia vị của nhiều loại mì ăn liền chứa lượng natri vượt quá nhu cầu hàng ngày.
- Tăng cân mất kiểm soát: Mì ăn liền chứa nhiều carbohydrate không có lợi cho sức khỏe. Các chất này không làm no nên bé có thể ăn quá nhiều.
6. Trái cây chua đặc biệt là họ Cam, Quýt
Nhiều Mẹ nghĩ rằng cho trẻ ăn trái cây thì giờ nào và loại nào cũng nạp thêm vitamin cho bé. Tuy nhiên có những cung giờ và những loại trái cây tuyệt đối không nên cho trẻ ăn. Các loại Cam Quýt có chứa hàm lượng Vitamin C cao, nếu cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối sẽ dễ dàng tích tụ và gây nên bệnh sỏi thận. Chưa dừng lại, trong Cam,Quýt có chứa nhiều Axit cao vì vậy khi ăn vào buổi tối sẽ gây hại cho dạ dạy của bé. Vì vậy các Bố Mẹ hãy nhớ không nên cho trẻ ăn hoặc uống những loại hoa quả này vào buổi tối nhé.
Vậy trẻ nhà bạn nên ăn gì về đêm để bảo đảm sức khỏe và duy trì giấc ngủ sâu hơn.
- Sữa nóng: Rất nhiều người đều biết một cốc sữa nóng sẽ rất có lợi cho giấc ngủ. Bởi sữa có chứa tryptophan- một chất có tác dụng gây buồn ngủ. Một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ sẽ không làm trẻ bị béo phì mà sẽ bổ sung canxi cho cơ thể.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hàng ngày có sự gia tăng các sản phẩm được chế biến từ sữa thì trẻ sẽ dễ dàng kiểm soát được trọng lượng và giúp cơ thể khỏe mạnh, bớt mệt mỏi.
- Sữa chua: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng buổi tối chính là thời điểm vàng để cho bé ăn sữa chua vì lúc đó cơ thể bé sẽ hấp thu được tối đa lượng canxi có trong sữa chua.
Sữa chua có chứa acid lactic, nên khả năng thúc đẩy hấp thu canxi tốt hơn hẳn sữa thường. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.
- Yến mạch:
Yến mạch giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, có thể hấp thu một lượng lớn cholesterol trong cơ thể và bài tiết ra ngoài giúp giảm tình trạng táo bón và giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Trong yến mạch cũng rất giàu vitamin B, niacin, acid folic, acid pantothenic, vitamin E, có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, giúp giảm cân hiệu quả, còn cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy trao đổi chất, giảm tích tụ chất thải trong cơ thể và cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Nếu trước khi đi ngủ thấy đói hãy cho trẻ ăn một bát cháo yến mạch (khoảng 100g) sẽ rất tốt cho cơ thể.
- Chuối: Chuối giàu Magie giúp cơ thể, đặc biệt các loại cơ của trẻ được nghỉ ngơi thư giãn. Chúng cũng có nhiều Hormone Melatonin và Seratonin giúp trẻ ngủ ngon và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của Bé trở nên hợp lý hơn.
- Nho:
Các Hormone Melatonin trong nho có tác dụng điều hòa giấc ngủ. Thay vì Bố Mẹ loay hoay trong việc tìm kiếm các loại thực phẩm ăn liền thì hãy cho bé ăn một vài quả nhỏ vừa đủ vào buổi tối sẽ giúp bé chìm vào giấc ngủ nhanh chóng hơn.
Sau khi cùng Thuocthang.com.vn tìm ra những thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn vào buổi tối thì Bố Mẹ cũng đặc biệt lưu ý về giờ giấc bữa ăn cuối trong ngày của Trẻ nhé! Tốt nhất nên cho trẻ ăn dặm trước 19:00, để tránh ảnh hưởng và tạo thói quen không tốt cho bé. Cho trẻ kết thúc bữa ăn cuối cùng trước khoảng 1 tiếng đồng hồ giúp bé tiêu hóa tốt, và có giấc ngủ sâu, ngon hơn.
Lộc Gia
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.