Tình hình trẻ em tiêu thụ nhiều muối cũng là vấn đề cần lưu tâm ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy muối là nguồn cung cấp natri chủ yếu cho cơ thể, tăng cường chức năng giúp não bộ hoạt động nhạy bén và Natri đóng vai trò quan trọng trong sự co cơ, hỗ trợ các xung thần kinh, cân bằng khoáng chất.
Vậy làm sao để nhân biết được những dấu hiệu con của bạn đang tiêu thụ quá nhiều muối. Mời bạn đọc cùng | thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Theo báo cáo năm 2019, mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4 gam/ngày, gấp đôi so với lượng khuyến nghị cho người trưởng thành. Dù không có số liệu thống kê chi tiết, trẻ em Việt Nam cũng có khả năng cao tiêu thụ nhiều muối hơn so với lượng khuyến nghị.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu đến từ muối và các gia vị như bột canh và nước mắm trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn và 7% từ thực phẩm tự nhiên.
Tất nhiên, muối ăn không hoàn toàn xấu – nó quan trọng cho rất nhiều các chức năng sinh lý của cơ thể, từ dẫn truyền xung thần kinh, co giãn cơ bắp đến duy trì sự cân bằng nội môi (môi trường bên trong cơ thể) và cân bằng dịch cơ thể.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều muối có liên quan đến tình trạng huyết áp cao là nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Ảnh hưởng của việc tiêu thụ muối quá mức ở trẻ có thể gây hậu quả lâu dài về sau.
Để xác định lượng muối ăn cần thiết cho trẻ, cần hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa nguyên tố natri (sodium) và muối ăn (salt): Muối ăn (salt) là NaCl (natri clorua hay sodium chloride), chứa 40% là natri. Thực phẩm đóng gói thường chỉ liệt kê hàm lượng natri tính bằng mg (miligam) trên mỗi khẩu phần. Thực tế, hàm lượng muối ăn cao gấp 2,5 lần so với lượng natri được ghi trên bao bì (nếu hàm lượng natri là 100 mg thì hàm lượng muối ăn sẽ là 250 mg = 0,25 gam).
Dấu hiệu nhận biết trẻ tiêu thụ nhiều muối :
Chướng bụng :
Cảm giác căng tức ở dạ dày là biểu hiện thường thấy khi ăn quá mặn. Nguyên nhân là ăn nhiều muối khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn.
Tuy nhiên, không phải thực phẩm chứa nhiều muối nào cũng có vị mặnKhát quá mức :
Vì natri có tính chất giữ nước nên càng nhiều natri thì cơ thể càng cần nhiều nước hơn. Nếu bạn nhận thấy con mình có dấu hiệu khát nước không có lý do, ví dụ khi thời tiết không nóng hoặc không phải sau khi vận động, hãy xem lại lượng natri trong chế độ ăn của trẻ. Chúng ta cần tính đến tất cả các loại thực phẩm, từ bữa ăn ở nhà và ở trường đến các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ và đồ uống. Cần lưu ý là nhiều loại thức uống thể thao được quảng cáo như một thức uống lành mạnh cho trẻ em lại có chứa nhiều natri.
Nước tiểu có màu vàng sẫm :
Tiêu thụ quá nhiều muối ăn là một trong các lý do khiến nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm. Tình trạng nước tiểu màu vàng, sẫm màu và nặng mùi rất phổ biến ở mọi lứa tuổi khi tiêu thụ nhiều muối ăn, kể cả trẻ em.
Đi ăn ngoài thường xuyên :
Ăn ở nhà hàng, nhất là quán ăn nhanh, đôi khi vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian nhưng lại có thể gây hại cho cơ thể của trẻ. Các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế ăn ngoài không quá hai tuần một lần. Khi ăn nhà hang, bạn có thể yêu cầu họ giảm muối khi chế biến món ăn.
Rối loạn giấc ngủ :
Ăn quá nhiều muối trước khi ngủ có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Các dấu hiệu dễ dàng nhận thấy là mất ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc. Natri có tác dụng hỗ trợ sự co cơ và chức năng thần kinh, giúp tim đập ổn định và cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Tiến sĩ Sandra Darling của phòng khám Cleveland (Mỹ) giải thích rằng lượng chất lỏng trong cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tim đập nhanh thì chắc chắn giấc ngủ sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Cao huyết áp :
Theo một nghiên cứu đăng trên American Family Physician, có 7% trẻ em độ tuổi từ 3 đến 18 bị tiền cao huyết áp hoặc huyết áp cao,. Giống với người trưởng thành, tình trạng huyết áp cao ở trẻ em thường diễn ra một cách thầm lặng. Khi huyết áp tăng, các thành động mạch dày lên, dễ dẫn đến mắc bệnh tim mạch.
Tăng cân dù không dùng đồ ngọt hoặc chất béo :
Các bậc cha mẹ thường chú ý đến đồ ngọt và chất béo như là nguyên nhân dẫn đến béo phì, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân lại có thể liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều muối ăn. Ngoài việc kiểm soát lượng đường và thức ăn giàu chất béo, cha mẹ nên kiểm soát các loại thực phẩm chế biến có hàm lượng muối và natri cao để đảm bảo lượng natri trẻ tiêu thụ nằm trong phạm vi khuyến nghị phù hợp với độ tuổi.
Cha mẹ tiêu thụ quá nhiều muối :
Trẻ có xu hướng học theo những hành vi của cha mẹ mình! Mặc dù các bậc phụ huynh có thể sử dụng một ít muối trong nấu nướng (đặc biệt là để làm đậm đà hơn các món thịt và rau), nhưng nếu họ thích ăn các món ăn chế biến sẵn và ăn mặn thì sẽ khó có thể ngăn con bạn cũng ăn tương tự.
Trên đây là những chia sẽ trên đây chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích bạn và gia đình luôn khỏe mạnh nhé.
Danh Trường
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.