Những Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Bé Vào Mùa Đông

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Vào mùa đông, bé yêu thường xuyên mắc một số bệnh liên quan đến hô hấp như ho hen, sổ mũi, cảm lạnh, sốt, đau họng,… Chính vì vậy mà bố mẹ cần phải tăng sức đề kháng cho trẻ để bảo vệ và ngăn ngừa các tác nhân xâm hại đến cơ thể non nớt của trẻ. 

Những Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Bé Vào Mùa ĐôngNhững Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Bé Vào Mùa Đông

CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ TRONG MÙA LẠNH

Virus đường hô hấp ngày càng nguy hiểm và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc phụ huynh, nhất là trong tình hình kháng kháng sinh trở nên lan rộng như hiện nay.

Là bậc phụ huynh có kiến thức, chúng ta hãy học cách chăm sóc sức khỏe cho các bé trong thời tiết này, để các bé luôn khỏe mạnh, đủ sức đề kháng với các loại virus nhé!

1. Cho bé uống đủ nước

Thông thường vào mùa đông khi thời tiết lạnh bé rất lười uống nước. Nhưng bố mẹ phải tập cho bé duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày dù trời nóng hay lạnh. Uống đủ nước chính là cách giữ cho bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nước có tác dụng vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể, ngoài ra uống nhiều nước còn có tác dụng đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua tiết mồ hôi. Bố mẹ có biết khi uống một lượng nước đủ có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả hơn và vận chuyển oxy trong máu, chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào.

2. Tăng cường ăn thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn

Nhắc đến thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn chắc chắn không thể nào không nhắc đến sữa chua. Bố mẹ có biết nếu ăn một hộp sữa chua ít béo mỗi ngày sẽ giúp bé ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh cảm cúm thông thường.

Ngoài ra, thành phần acid lactic có trong sữa chua có tác dụng gia tăng lợi khuẩn và ức chế các vi khuẩn gây hại cho đường ruột giúp quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên thuận lợi hơn và giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng. Vì vậy, sau mỗi bữa ăn chính bố mẹ nên cho bé ăn tráng miệng một hộp sữa chua nhé, và dùng trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút để đảm dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi và đem lại giấc ngủ ngon. Hoặc những bé nào dùng thuốc thì chỉ được ăn sữa chua sau khi uống thuốc 2 tiếng đồng hồ.

Không được dùng sữa chua với một số thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, thịt hun khói… có thể dẫn đến táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa… Cũng không được hâm sữa chua trong lò vi sóng hay ngâm trong nước sôi hay hâm sữa,… vì làm như vậy những lợi khuẩn có trong sữa sẽ bị tiêu diệt, khi đó sữa chua không còn tác dụng nữa.

3. Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Cho Trẻ Bằng Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng

 

 

Bố mẹ thường rất ít quan đến cách cho con ăn uống như thế nào cho khoa học, tăng cường sức đề kháng mà các bố mẹ thường quan tâm đến việc cho con ăn những gì mà làm thế nào để bé ăn nhiều nhất có thể. Nhưng bố mẹ có biết cách ăn uống như thế nào cũng quyết định đến sức đề kháng của bé yêu nữa đấy.

Không ướp lạnh thức ăn đồ uống của bé. Nếu từ trước đến nay bố mẹ nào có thói quen bỏ thức ăn của con vào tủ lạnh thì từ giờ nên thay đổi thói quen này, vì thức ăn lạnh có thể làm cho trẻ dễ bị viêm họng, kích ứng hô hấp gây ho, viêm phổi…làm sức đề kháng của bé yêu bị suy giảm.

Cho bé ăn uống đúng giờ, đủ chất và thay đổi phù hợp với khẩu vị, sở thích của bé. Đa dạng hóa thực đơn là cách giúp bé ăn uống hứng thú hơn.

Đa dạng thức ăn, bổ sung thức ăn giàu chất đạm, tinh bột, chất béo để tăng cường năng lượng cho bé. Một thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng là thực đơn có chứa nhiều nhóm chất như vậy mới cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột (gạo, mì, nui, miến, các loại đậu, khoai…) giàu năng lượng cần thiết để giúp bé khỏe mạnh và giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Hơn nữa, tinh bột duy trì cảm giác no lâu giúp bé thoát ra những cám dỗ của bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh…

Bổ sung cá thường xuyên trong bữa ăn vì cá có chứa chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch. Với món cá mẹ có thể chế biến được rất nhiều món ngon như cháo, hấp, kho,…

4. Giảm Lượng Đường Trong Khẩu Phần Ăn Của Trẻ

Trẻ nào cũng thích ăn kẹo và đồ ngọt, nhiều trẻ béo phì và thừa cân vì dư lượng đường trong máu. Vào mùa lạnh, cho dù cơ thể bé tiêu hao năng lượng rất nhanh, bổ sung đường có thể làm giảm ngay cơn đói nhưng đường đã được chứng minh rằng sẽ giảm khả năng miễn dịch và làm tăng viêm nhiễm hơn ở trẻ. Chính vì vậy, dư thừa đường trong cơ thể sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn trong mùa lạnh, đặc biệt là các bệnh cảm cúm, thủy đậu v.v..

5. Cho các bé ngủ nhiều hơn bình thường

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhò. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo. Đối với các bé cũng tương tự như vậy. Các con lớn lên trong giấc ngủ mà. Các mẹ hãy bổ sung thêm magie vào khẩu phần ăn hàng ngày của con, giúp con có giấc ngủ chất lượng. Hãy sử dụng tinh dầu khuếch tán trong phòng ngủ của trẻ, những loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc, bưởi sẽ giúp cơ thể các bé thư giãn và nghỉ ngơi. Ngoài ra, các mẹ còn truyền tai nhau mẹo xoa dầu tràm hay tinh dầu vào gan bàn chân của bé. Đây cũng là một cách hiệu quả để giảm cơn ho, giúp bé ngủ sâu hơn.

6. Rửa Tay Và Đảm Bảo Vệ Sinh Cơ Thể Cho Bé:

 

 

Rửa tay thường xuyên là một cách hiệu quả nhất đề đề phòng các căn bệnh cảm cúm. Các mẹ cần dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh và trước khi ngồi vào bàn ăn, hay sau khi từ trường trở về nhà v.v.. Để yên tâm hơn, hãy đừng ngần ngại trao đổi với cô giáo của trẻ về việc giúp đỡ trẻ duy trì thói quen rửa tay tại trường để bảo vệ sức khỏe cho trẻ tốt nhất.

7. Dạy Trẻ Giữ Vệ Sinh Mắt Và Mũi Trong Mùa Lạnh:

Tại bất cứ thời điểm nào, tay trẻ khi chưa được rửa bằng xà phòng sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn. Lúc trẻ đưa tay lên dụi mắt hay mũi là lúc vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể.

Để giữ vệ sinh mắt và mũi cho trẻ, cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh bằng nước nhỏ mắt sinh lý hoặc nước rửa mũi hàng ngày. Hãy dạy trẻ dùng khăn khi hắt hơi để tránh lây bệnh cho người khác.

8. Tiêm vắc xin cho trẻ:

Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh, đặc biệt là cúm. Các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ lịch tiêm chủng và đưa trẻ đến tiêm đầy đủ tại các cơ sở y tế, tiêm bổ sung các loại vắc xin trị các bệnh lây nhiễm để trẻ có sức khỏe tốt nhất trong mùa lạnh nhé!

Khi bé mắc bệnh, hãy đảm bảo rằng bé được nghỉ ngơi đầy đủ và cha mẹ nên thu xếp việc nghỉ làm ở nhà chăm sóc con. Để bé tới trường khi ốm không chỉ khiến các bé lâu khỏi hơn mà còn lây cho nhiều trẻ khác. Nếu cần thiết hãy đưa bé tới khám bác sỹ để việc điều trị nhanh khỏi hơn.

NÊN BỔ SUNG CHẤT GÌ CHO TRẺ VÀO MÙA LẠNH?

Thời tiết chuyển lạnh làm trẻ bị thiếu nhiều vitamin để thích nghi với môi trường. Các loại vitamin dưới đây cực kì quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho con bạn. Hãy cung cấp đủ chất để con bạn thích nghi và phát triển trong điều kiện thời tiết trở lạnh nhé!

1/ Vitamin D

 

 

Dù ở giai đoạn nào phát triển ở trẻ thì vitamin D đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, vitamin D giúp trẻ phát triển xương và não bộ. Vitamin D rất cần thiết trong quá trình tổng hợp canxi cho cơ thể. Đây là loại vitamin chúng ta dễ dàng nhận được khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Bởi vậy mà đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên tạo thói quen cho trẻ tắm nắng mặt trời mỗi ngày. Vào những ngày mùa thu đông, ánh nắng mặt trời yếu dần, đồng nghĩa với việc hấp thụ vitamin D của trẻ ít đi. Mẹ cần giúp trẻ bổ sung vitamin D nhiều hơn.

2/ Canxi

Có thể nói, canxi là chất không thể thiếu được để phát triển hệ xương ở trẻ, bạn có thể bổ sung canxi bằng cách cho trẻ uống nhiều sữa, đặc biệt là sữa bột. Với trẻ từ 3 tuổi, mỗi ngày nên cho trẻ uống khoảng 500ml sữa để cung cấp đủ canxi cho cơ thể.

3/ Vitamin K

Ngay sau khi vừa chào đời, trẻ đã cần được uống bổ sung 2 liều vitamin K. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Mẹ có thể bổ sung liều lượng vitamin K dựa theo độ tuổi dưới đây:

– Trẻ từ 0 – 6 tháng: 2mcg/ngày.

– Từ 6 – 12 tháng: 2,5mcg/ngày.

– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 30mcg/ngày. – Từ 4 – 8 tuổi: 55mcg/ngày.

– Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 60mcg/ngày.

– Từ 14 – 18 tuổi: 75mcg/ngày.

4/ Chất Sắt

Sắt có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nếu cơ thể trẻ thiếu sắt dẫn đến tình trạng bị thiếu máu. Chủ yếu sắt được cung cấp qua các loại thức ăn như rau, quả, thịt, trứng, cá, đậu… Nếu không được cho ăn đầy đủ, vẫn duy trì sữa + bột kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu sắt, vì sữa và bột đều chứa rất ít sắt. Trẻ dưới 3 tuổi cần bổ sung nhiều sắt, khoảng 20 – 30% trong 3 năm đầu đời để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh. Nếu không được bổ sung sắt đầy đủ, trẻ sẽ mất độ tập trung. Nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và vận động, biến dạng móng tay chân (dẹp, lõm), đau nhức trong xương, gan lách to (ở trẻ còn bú), tim dễ bị suy…

CÁC LOẠI TRÁI CÂY NÊN CHO TRẺ ĂN VÀO MÙA ĐÔNG

 

 

Có những loại trái cây “vàng" nên ăn mùa đông như cam quýt, táo, hồng...nhưng cũng có những loại nên hạn chế ăn để cả gia đình có sức khỏe tốt.

  • Quả Lê

Lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, dưỡng huyết, tiêu độc… cho cơ thể. Nước ép lê ngoài giúp trẻ giảm ho còn giúp giảm đau họng, chữa ho khàn tiếng và khô miệng, giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu khi cơ thể bị cảm.

Lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có trong lê rất có lợi, đặc biệt là vitamin C - chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể chống lại những tổn thương của gốc tự do và giúp cơ thể giảm mệt mỏi, suy nhược. Cung cấp nước ép lê cho trẻ sẽ giúp bé tăng cường rất tốt hệ thống miễn dịch, gia tăng sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật, phát triển khỏe mạnh.

  • Bưởi

Bưởi có khả năng hóa đờm, trị ho, kiện vị, tiêu thực, tiêu thũng, giảm đau, phù hợp với trẻ bị ho mạn tính, nhiều đờm, tiêu hóa kém. Vitamin C trong bưởi là một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ và giúp cơ thể phát triển sức đề kháng chống lại các nguyên gây bệnh trong mùa đông và “quét dọn” các gốc tự do có hại. Các bệnh như cảm cúm, sốt, ho cũng sẽ được giảm bớt hiệu quả.

Trẻ bị tiêu chảy hoặc đang rối loạn tiêu hóa kém không nên ăn bưởi: Bưởi tính lạnh, khiến bé bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng nghiêm trọng. Đồng thời, không cho trẻ ăn bưởi khi đang uống thuốc chống dị ứng vì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim...

  • Quýt

Quýt không chỉ giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ mà còn có tác dụng trị đờm. Trời lạnh, trẻ dễ bị viêm phế quản cấp tính và mãn tính, ăn quýt giúp trẻ thông kinh, hoạt lạc, trừ đờm.

  • Táo

Táo có tác dụng sinh tân, ích tì, trị khát, trào ngược dạ dày. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và cảm lạnh. Khi bị ho, trẻ thường không có một giấc ngủ ngon. Vì thế, uống nước ép táo hoặc ăn một quả táo hấp cách thủy sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Nấu chín táo và cà rốt, sau đó cho trẻ ăn cùng với nước, sẽ giảm đáng kể tình trạng táo bón. Bản thân việc ăn táo mỗi ngày cũng giúp bổ sung chất xơ và có tác dụng rất tốt đối với cơ quan tiêu hóa của trẻ cũng như chống trướng bụng.

  • Kiwi

Một trái kiwi sẽ cho trẻ 230% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường hấp thu sắt từ thức ăn và nhanh lành vết thương. Kiwi còn giúp ngừa táo bón, hen huyễn, giảm mỡ trong máu, giảm hình thành máu đông. Các chất chống oxy hóa và serotonin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và phù hợp cho trẻ ăn vào mùa đông.

 

 

Kiwi có thể gây dị ứng và kích ứng da quanh miệng trẻ khi ăn. Triệu chứng dị ứng sẽ xuất hiện trong vòng 2 giờ sau khi trẻ ăn kiwi, bao gồm đau miệng, sưng môi, lưỡi, mặt và nôn ói, thậm chí có thể dẫn đến khó thở. Vì thế, để xác định trẻ có bị dị ứng hay không, bạn nên cho con dùng kiwi trước bữa ăn và nên thử với lượng nhỏ. Nếu trẻ không có phản ứng gì, hãy cho trẻ ăn kiwi như bình thường.

  • Quả Hồng

Hồng có hai loại, hồng đỏ và hồng xanh. Hồng đỏ là loại hồng khi chín có màu đỏ tuyệt đẹp, ăn ngọn mát còn hồng xanh thì ăn giòn. Đó là những cảm nhận của người Việt khi ngắm nhìn và thưởng thức hồng nhưng rất ít người biết rằng hồng còn là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của mọi người khi đông đến.

Quả hồng chín chứa nhiều chất xơ gấp 2 lần so với các trái cây khác, giàu chất chống oxy hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, canxi, magiê tuyệt vời. Có tác dụng lợi tiểu, xoa dịu thần kinh, chống lại các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Quả hồng rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi bạn đang ăn kiêng. Người ta còn dùng hồng để chữa rối loạn tiêu hóa, nhờ có chất keo pectin tự nhiên.

3 LOẠI QUẢ NÊN HẠN CHẾ CHO TRẺ ĂN VÀO MÙA ĐÔNG

  • Dây tây

Dâu tây vào mùa đông thường nhạt và chua hơn so với mùa hè. Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C bị mất đi trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

  • Dưa hấu

Vào mùa đông, bạn nên tránh ăn dưa hấu vì chúng là thực phẩm có tính hàn, khi đi vào cơ thể sẽ sản sinh ra tác dụng hàn, chất xơ và nước trong dưa hấu sẽ chiếm phần lớn thể tích dạ dày và ruột, gây rối loạn tiêu hóa , đầy bụng. Ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, ngày càng sợ lạnh, suy nhược.

  • Đào

Đào có hàm lượng sắt, protein, đường, kẽm... rất phong phú. Loại quả này rất ngọt và ngon vào mùa hè nhưng sẽ hết mùa từ sau tháng 8. Nếu bạn tìm thấy đào được bày bán trong mùa đông, nó không còn tốt cho sức khỏe. Thay vì ăn đào, bạn có thể thay thế bằng quả táo với hàm lượng dinh dưỡng tương đương.

MỘT SỐ LƯU Ý CẦN TRÁNH TRONG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ VÀO MÙA ĐÔNG

Không ép bé ăn quá nhiều: Mẹ đừng nghĩ mùa đông thì phải cho bé ăn thật nhiều. Việc ăn quá nhiều, lại ít vận động làm bé bị tăng cân hoặc mắc bệnh. Vào mùa đông, không nên cho bé ăn nhiều hơn 30% khẩu phần ăn bình thường của bé.

Không bỏ quên hệ miễn dịch: Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, mẹ cũng không được quên chú ý tới hệ miễn dịch của con.

Với những cách tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông trên đây là những cách tốt nhất giúp bảo vệ bé yêu khỏi những tác nhân gây bệnh do thời tiết gây ra. Bên cạnh đó bố mẹ cũng phải nhớ giữ ấm cơ thể cho con, hạn chế cho con ngâm mình quá lâu trong nước hoặc đứng dưới lâu ngoài trời lạnh. Vì bé yêu còn nhỏ nên hệ miễn dịch của bé còn non yếu vì thế mà bố mẹ phải chăm sóc và theo dõi bé cẩn thận. Thuocthang.com.vn chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.

19/05/2018
Sởi, quai bị, rubella đều là dẫn căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có kháng thể phòng bệnh. Với khả năng phòng bệnh cao (lên đến 95%), số mũi tiêm ít, vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II được khuyến cáo tiêm cho người lớn và tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
19/05/2018
Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iod, vitamin A, sắt) mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt. Vì vậy, trẻ cần được uống bổ sung vitamin A để phát triển tốt, tránh nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, suy giảm miễn dịch,...
19/05/2018
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm cúm và hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần bị cúm trong đời.
19/05/2018
Bệnh tiêu chảy cấp rất phổ biến và nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là Virus Rota. Tuy nhiên vắc xin Rota virus là một biện pháp hiệu quả để phòng tránh viêm dạ dày ruột do virus rota.
Xem nhiều

Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.

Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.

Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.

Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.

Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.