Băng huyết sau sinh là một trong những tình trạng tai biến sản khoa phổ biến. Nguy hiểm hơn là đây là vẫn là nguyên nhân dẫn đến sản phụ tử vong hàng đầu trên thế giới và cả Việt Nam. Bởi vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ tình trạng này để bảo vệ thật tốt sức khỏe của cả mẹ và bé.
Băng huyết sau sinh là một trong những tình trạng tai biến sản khoa phổ biến. Nguy hiểm hơn là đây là vẫn là nguyên nhân dẫn đến sản phụ tử vong hàng đầu trên thế giới và cả Việt Nam. Bởi vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ tình trạng này để bảo vệ thật tốt sức khỏe của cả mẹ và bé.
BĂNG HUYẾT SAU SINH LÀ TÌNH TRẠNG NHƯ THẾ NÀO?
Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu quá nhiều sau khi chuyển dạ dẫn đến tử vong ở người mẹ. Có hai loại băng huyết được xếp theo thời gian là:
+ Băng huyết nguyên phát: tình trạng mất máu nhiều hơn 500ml trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, cứ 100 phụ nữ sẽ có 5 người mắc phải tình trạng này. Tình trạng băng huyết nghiêm trọng ít phổ biến hơn, trong 1000 người chỉ có 6 người bị băng huyết.
+ Băng huyết thứ phát: chảy máu nhiều và có bất thường ở âm đạo trong khoảng từ sau 24 giờ đầu đến 12 tuần sau khi sinh, cứ 100 người thì sẽ có 2 người mắc tình trạng bang huyết thứ phát.
NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN BĂNG HUYẾT SAU SINH?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh, có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Đờ tử cung (tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã được lấy ra)
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và các yếu tố có thể dẫn đến bị đờ cổ tử cung có thể kể đến là:
- Chất lượng cơ của tử cung kém: do người mẹ sinh nhiều lần, hoặc do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng.
- Tử cung quá căng: do người mẹ chửa sinh đôi hoặc sinh ba.., nước ối quá nhiều và con to.
- Do chuyển dạ kéo dài.
- Bị nhiễm trùng ối.
- Thai phụ bị suy nhược và thiếu máu.
- Khi diện tích bánh rau lớn, đến lúc bị bong ra sẽ gây chảy máu nhiều như trong phù nhau thai.
- Rau bám có hiện tượng bất thường: Rau tiền đạo và rau bám thấp...dẫn tới chảy máu nhiều.
- Do rau không bong được (rau cài răng lược)
- Vỡ tử cung hay rách cổ tử cung và âm đạo cũng có thể xảy ra trong các trường hợp đẻ thường. Nhưng các biến chứng này thường xuất hiện nhiều hơn trong ở các trường hợp đẻ khó nên cần can thiệp thủ thuật.
- Một số trường hợp đẻ quá nhanh hoặc đẻ rơi cũng có thể dễ dẫn tới tổn thương đường sinh dục.
Hiện tượng này thường xảy ra trong các trường hợp như: rau bong non, thai lưu, tắc mạch ối, nhiễm trùng...
Phụ thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, việc cầm máu có tích cực hay không mà băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:
- Thiếu máu và viêm tắc tĩnh mạch.
- Dẫn đến hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến gây ra suy nhược, gầy ốm, mất sữa, rụng lông tóc, vô kinh), và không thể sinh thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung. Tùy thuộc vào mức độ sản phụ bị mất máu và việc phục hồi sức khỏe mà băng huyết sau sinh có thể gây ra những biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.
Sản phụ bị phần cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng; tử cung bị căng giãn quá mức vì đa thai, đa ối, thai to. Đã từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung, xử lý thai lưu, đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng.
DẤU HIỆU CỦA BĂNG HUYẾT SAU SINH
- Sản phụ sẽ bị chảy máu từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.
- Lượng máu chảy ra ngoài cũng có thể nhiều hoặc ít, máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, và có hình dạng máu cục hoặc máu loãng.
- Máu chảy ứ trong buồng tử cung sẽ làm tử cung tăng thể tích. Đáy của tử cung lên cao dần, tử cung cũng to ra theo bề ngang và mềm nhão. Bạn sẽ không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.
- Tùy thuộc lượng máu bị mất, người bệnh cũng có thể bị tụt huyết áp, mặt xanh tái, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh...
- Trong trường hợp bị đờ tử cung, chảy máu thường xuất hiện ngay sau khi bị sổ rau. Nắn sẽ thấy dạ con (tử cung) bị mềm nhão.
- Trong trường hợp bị chấn thương và rách đường sinh dục, nắn sẽ thấy tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn bị chảy ra ngoài. Máu đỏ tươi sẽ chảy rỉ rả thành dòng liên tục. Lượng máu chảy ra ngoài cũng có thể nhiều hoặc ít. Máu sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, và có dạng máu cục hoặc máu loãng.
- Trong trường hợp có bất thường về bánh rau và tử cung thường co hồi kém. Bạn sẽ có hiện tượng ra máu rỉ rả và lượng máu ra có thể ít hoặc nhiều, trong máu đỏ tươi có lẫn máu cục.
- Trường hợp do bị rối loạn đông máu, sau khi bé sinh ra nếu máu chảy ra nhiều, hoàn toàn máu loãng và không thấy có cục máu đông. Thì đây là dấu hiệu của băng huyết sau sinh.
Các biểu hiện tình trạng mất máu: bệnh nhân sẽ bị choáng, da xanh, niêm mạc nhợt,, khát nước, tay chân nhợt, mạch nhanh và huyết áp hạ.
Nếu khi xét nghiệm máu xuất hiện hồng cầu giảm, hemoglobin, huyết sắc tố, và rối loạn đông máu, chứng tỏ bạn bị băng huyết sau sinh...
TÁC HẠI CỦA BĂNG HUYẾT VỚI CHỊ EM SAU KHI SINH
Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không. Hiện tượng bị băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:
– Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.
– Là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản.
– Biến chứng lâu dài: thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh). Không thể có thêm con trong trường hợp phải cắt tử cung.
CÁCH PHÒNG TRÁNH HIỆN TƯỢNG BĂNG HUYẾT SAU SINH
– Thực hiện tốt các kế hoạch hóa gia đình, không đẻ dày hoặc đẻ nhiều. Các mẹ đặc biệt không phá thai ảnh hưởng đến dạ con.
– Khi có thai: Nên đi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế. Điều này giúp phát hiện sớm yếu tố nguy cơ.
– Uống viên sắt và acid folic trong suốt thời kì mang thai để có thể phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho hiện tượng băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra những biến chứng nặng hơn.
– Nếu hiện tượng băng huyết sau sinh xảy ra. Các mẹ cần phải nhanh chóng tiến hành thực hiện các phương pháp cầm máu và hồi sức tích cực. Đồng thời , kết hợp kiểm tra nguyên nhân và tiến hành điều trị song song.
– Phòng ngừa nhiễm trùng ối.
– Tránh chuyển dạ kéo dài, sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ.
– Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có. Cần xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu…
– Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau.
– Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật giúp sinh. Kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ.
Trên đây là những dấu hiệu cũng như các cách phòng tránh và các thông tin liên quan về hiện tượng băng huyết sau sinh. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ. Chân thành cảm ơn và chúc các mẹ luôn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.
Nguyễn Ngọc
Xoắn buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu không phát hiện kịp thời, xoắn buồng trứng có thể dẫn tới hoại tử gây nhiễm trùng, nhiễm độc và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh xoắn buồng trứng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ, nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn “ Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng và hiệu quả nhất khi sinh em bé tự nhiên.
Vô sinh ở nam giới ngày một gia tăng, nên việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản ngày được quan tâm. Những trường hợp vô sinh, không có tinh trùng trong tinh dịch để điều trị cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ để lấy được tinh trùng. Một số biện pháp được áp dụng để lấy tinh trùng được cho là những vị cứu tinh cho cánh đàn ông muốn có con nhưng không thể lấy được tinh trùng bằng biện pháp tự nhiên.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong nhưng yếu tố liên quan đến sinh non là kích thước cổ tử cung ngắn.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!
Nếu mẹ bầu sinh con bằng phương pháp mổ chắc hẳn sẽ rất đau và mất sức, do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe, lượng sữa chảy về dồi dào. Vì thế mẹ nên tham khảo một số kiến thức hay về cách ăn uống hợp lý, nguồn thực phẩm nào tốt cho sức khỏe cho mẹ lẫn bé. Dưới đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ một số bí quyết hay về việc sau khi sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để mẹ và bé luôn khỏe mạnh và vết thương ở bụng nhanh lành mà không để lại sẹo.
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi...
Hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không là tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai. Các bác sỹ đã chỉ ra rằng, các mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
Bài viết dưới đây sẽ điểm danh các dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu hãy ghi nhớ để theo dõi nhé!