Bên cạnh các loại dầu như: Dầu oliu, dầu bắp, dầu hướng dương… dầu mè là loại dầu thực vật được nhiều người biết đến với vô vàn lợi ích tốt. Trong những nghiên cứu khoa học, dầu mè không chỉ là một chất béo có lợi cho sức khỏe mà nó còn tốt cho cả da và tóc. Vậy dầu mè là gì? Công dụng của dầu mè ra sao? Và cách sử dụng dầu mè như thế nào? Hãy cùng mục Dinh Dưỡng của Thuocthang.com.vn tìm hiểu về các vấn đề này nhé !
DẦU MÈ LÀ DẦU GÌ ?
Dầu mè hay được còn gọi là dầu vừng, là một loại dầu thực, được coi là nữ hoàng trong các loại dầu bởi những lợi ích tuyệt vời của nó. Dầu mè có mùi thơm rất hấp dẫn và vị rất ngon. Gồm hai loại là dầu mè tinh chế và chưa tinh chế. Dầu mè chưa tinh chế thường được dùng trong quá trình chế biến thực phẩm như một hương vị tuyệt vời góp phần tăng hương sắc món ăn.
Không chỉ có tác dụng làm gia vị trong nấu ăn, dầu mè còn có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp
CÔNG DỤNG CỦA DẦU MÈ NGUYÊN CHẤT
1. Làm Đẹp Da
Công dụng đầu tiên của dầu mè trong làm đẹp da phải kể đến đó là giúp dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, hàm lượng kẽm cao trong dầu mè giúp thúc đẩy sản xuất collagen – tác nhân làm tăng độ đàn hồi cho da, đồng thời giúp sửa chữa các mô bị hư hại.
Dầu vừng rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin E giúp có tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu thông thường của sự lão hóa. Dầu mè còn có thể được sử dụng để làm se khít lỗ chân lông ở da. Đồng thời, dầu vừng rất giàu tính kháng viêm, điều đó giúp làm giảm nhiễm trùng da.
2. Chăm Sóc Răng Miệng
Các nghiêm cứu đã chỉ ra rằng, uống dầu mè có thể giúp kéo theo các mảng bám trên răng từ đó làm sạch răng, thậm chí làm trắng răng.
3. Ngăn Ngừa Bệnh Tiểu Đường
Thành phần của dầu mè có cưa hàm lương lớn magie và một vài thành phần khác có tác dụng làm giảm lượng đường có trong máu.
Chính vì thế, các chuyên gia sức khỏe đã khuyên rằng, những người bị bệnh tiểu đường nên dùng dầu mà để thay thế dầu mỡ động vật.
4. Giảm Huyết Áp Và Ngăn Ngừa Bệnh Tim Mạch
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng dùng dầu mè thay thế các loại dầu ăn khác giúp làm giảm huyết áp đáng kể ở những người bị cao huyết áp.
Dầu mè còn chứa các chất chống oxy hóa và chất chống viêm gọi là sesamol giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch khác.
5. Bảo Vệ DNA Khỏi Bức Xạ
Chất Sesamol có trong dầu mè giúp các DNA không bị hư hỏng bởi các bức xạ gây hại.
6. Ngăn Ngừa Ung Thư
Phytate là một hợp chất chống ung thư và nó có nhiều trong dầu mè. Ngoài ra magie trong dầu mè cũng có đặc tính ngăn ngừa ung thư.
7. Giúp Xương Chắc Khỏe
Trong dầu mè có một hàm lượng kẽm và canxi cao hơn so với các loại dầu khác. Và đây là những khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương và ngăn ngừa các bệnh liên quan.
8. Giảm Táo Bón
Hạt vừng khá giàu chất xơ, đồng thời cũng giàu chất béo và protein. Dùng nó thay cho các thực phẩm khác khá tốt, thích hợp cho những người ăn chay và thường xuyên bị táo bón.
9. Ngăn Ngừa Các Rối Loạn Hô Hấp
Nhờ vào thành phần magie mà dầu mè có khả năng giúp ngăn chặn sự co thắt đường thở, rất phù hợp cho những người bị hen suyễn.
10. Chữa Cảm Lạnh
Dầu vừng đen đã được chứng minh là có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho, sổ mũi.
Theo một số nghiên cứu, dùng một chút hương dầu mè trong điều trị bệnh xoang và cảm lạnh mang lại hiệu quả rất tích cực. Phương pháp dân gian đơn giản nhất là lấy một lượng dầu mè đen xoa lên ngực để giảm lạnh ngực và rửa sạch dầu sau khoảng nửa giờ.
11. Ngăn Ngừa Thiếu Máu
Tác dụng của dầu mè chủ yếu không phải là điều trị cho những người bị thiếu máu nhưng do trong dầu mè có một hàm lượng nhỏ chất sắt, từ đó giúp hỗ trợ hình thành các tế bào máu.
12. Giảm Đau, Sưng Do Viêm Khớp Dạng Thấp
Dầu mè có chứa hàm lượng khoáng chất cao giúp cung cấp sức mạnh cho các mạch máu, xương và khớp.
13. Ngăn Ngừa Gàu Và Rụng Tóc
Dầu vừng giúp ngăn ngừa ngứa da đầu cũng như làm giảm gàu. Không chỉ thế, việc sử dụng hỗn hợp này thường xuyên còn đem lại hiệu quả cho chứng rụng tóc cũng như làm giảm tình trạng tóc quá mỏng. Hãy massage tóc của bạn mỗi tuần với dầu vừng và cảm nhận hiệu quả.
14. Một Vài Lợi Ích Khác
Dưới đây là một vài lợi ích chưa được chứng minh bởi các nhà khoa học, nhưng nó được đúc kết từ kinh nghiệm của một số người.
+ Ngăn ngừa các cơn đau đầu.
+ Giảm rối loạn tiết sữa.
+ Giải độc.
+ Giảm Stress.
+ Giảm các triệu chứng PMS.
+ Ngăn ngừa ký sinh trùng đường ruột.
CÁCH SỬ DỤNG DẦU MÈ
Dầu mè nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thu lượng chất dinh dưỡng hợp lý nuôi cơ thể luôn khoẻ mạnh. Thông thường, dầu mè được sử dụng bằng cách chế biến với thức ăn như thế cơ thể sẽ dễ hấp thu.
Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu mè để súc, đắp mặt… Đối với việc uống dầu mè, bạn cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Dầu mè thực sự là nguồn dinh dưỡng tối ưu, nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Đặc biệt, với những ai ăn kiêng hoặc muốn giảm cân cần cân nhắc kỹ việc dùng dầu mè thường xuyên.
Sau đây, là một số công thức hướng dẫn cách dùng dầu mè hợp lý:
- Làm sạch răng miệng: Cho 1/2 muỗng dầu mè vào miệng, dùng lưỡi đẩy qua lại, khoảng 20 phút thì nhổ ra.
- Trị gàu bằng dầu mè: Bạn có thể trộn dầu vừng với dầu dừa và thoa lên da đầu, sau đó gội sạch bằng nước lạnh để giảm tình trạng gàu ngứa.
- Mặt nạ dưỡng da: Bạn hãy trộn 1/2 muỗng dầu mè với 1/6 muỗng dấm táo rồi thoa đều lên da, để khoảng 15 phút sau đó rửa mặt lại với nước ấm.
- Dưỡng lông mi: Bạn dùng tăm bông chấm vào 1 ít dầu mè, sau đó chuốt lên lông mi, để qua đêm, và rửa lại với nước ấm.
- Nấu ăn với dầu mè: Ngoài dùng dầu mè để chiên xào, bạn có thể sử dụng dầu mè nguyên chất trộn cùng salad và thưởng thức luôn nhé!
Lưu ý: Mặc dù tác dụng của dầu mè là vô số nhưng về cơ bản nó cũng là một loại dầu, rất nhiều chất béo. Nếu bạn sử dụng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.
DẦU MÈ NGUYÊN CHẤT TỐT HƠN HAY DẦU MÈ TINH CHẾ TỐT HƠN ?
Dầu mè nguyên chất thì thơm ngon và giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng hơn nhưng dầu mè tinh chế thì đảm bảo an toàn sức khỏe hơn.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM DẦU MÈ TẠI NHÀ ?
Nghe đến dầu mè vừng nhiều người luôn nghĩ rất khó làm và tốn thì giờ. Thực ra làm dầu mè vừng không về khó như bạn đang nghĩ mà ngược lại vô cùng đơn giản và dễ dàng . Dưới đây là cách làm dầu vừng đen tại nhà đơn giản:
Nguyên liệu chính yếu để làm dầu mè (vừng) đen:
- hạt mè (vừng) đen (nên chọn loại to, hạt đều và ít bị lép, mốc )
- vải lọc, máy xay, chai thủy tinh, nồi hấp
Nếu các bạn muốn đầu tư hơn để thu được nhiều dầu mè (vừng) đen thì có thể mua máy ép chuyên dụng.
Lưu ý: Hạt mè nên chọn loại to, hạt đều và ít bị lép, mốc
Cách làm:
- Hạt mè đem phơi khô khoảng 2-3 nắng, trong quá trình phơi nắng và sàng lọc thì loại bỏ các hạt lép, mốc và bị hư hại.
- Cho hạt vào máy xay để xay ra thành bột, sau đó cho số bột trên vào nồi hấp để tiến hành hấp cách thủy.
- Lấy số bột ra cho vào túi vải lọc.
- Đưa các túi vải lọc vào máy ép hoặc có thể dùng tay ép (nên ép máy vì ép tay hiệu quả không cao và tốn công) thật mạnh cho dầu chảy ra. Công đoạn này muốn thu được nhiều dầu thì phải dùng lực khá nhiều.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy ép dầu tại gia, thay cho việc ép dầu bằng tay thủ công
Dầu chảy ra ta đưa chai thủy tinh vào hứng chính là thành phẩm dầu mè (vừng) đen mà bạn mong đợi.
Từ những thông tin trên, hi vọng rằng bạn đã giải đáp được thắc mắc về những vấn đề xoay quanh dầu mè cho mình. Với những công dụng tuyệt vời như vậy, dầu mè chính là loại thực phẩm thần dược giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và hoàn toàn xứng đáng để có mặt trong gian bếp của gia đình bạn.
Nguyễn Ngọc
Thực phẩm lành mạnh có khả năng giúp con người cải thiện tốt tâm trạng. Do đó, để nâng cao tinh thần, chất lượng công việc, điều tốt nhất là nên bổ sung các loại thực phẩm giúp tinh thần tỉnh táo, hưng phấn hơn. Vậy ăn gì để có sức khỏe tinh thần tối ưu? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Bệnh tiểu cầu thấp là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Để cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để biết bệnh tiểu cầu thấp nên và không nên ăn gì bạn có thể cùng Thuocthang.com.vn tham khảo những thông tin dưới đây:
Sữa dành cho người bệnh ung thư là thực phẩm chứa dinh dưỡng năng lượng cao, đầy đủ dưỡng chất cần thiết được khuyến khích bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe cơ thể, và sức khỏe xương.
Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, tỷ lệ cận thị ở trẻ em càng ở mức báo động. Vì thế, để chăm sóc sức khỏe đôi mắt “ cửa sổ tâm hồn” của bé ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua ăn uống mẹ cũng nên lưu ý đến các thuốc bổ mắt cho trẻ em. Trong bài viết này Thuocthang.com.vn xin giới thiệu top những thuốc bổ mắt cho trẻ em cận thị hiệu quả nhất thị trường hiện nay để mẹ có thể tìm được sản phẩm phù hợp.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến không ít các bậc phụ huynh đang quay cuồng trong “cuộc chiến” đánh bại “kẻ thù” biếng ăn, giúp các bé đạt được sự phát triển tốt nhất.
Trong cuộc sống ô nhiễm và nhiều khói bụi này, có quá nhiều thứ đang ảnh hưởng đến đôi mắt. Rất nhiều người đang mắc phải 1 số tật về mắt gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và chất lượng công việc. Do vậy, xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho mắt đang trở nên rất phổ biến bởi Mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người vì vậy việc bảo vệ đôi mắt là điều vô cùng quan trọng.
Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể có những tác dụng tốt không kém gì thuốc quý, hãy thử tham khảo phân tích sau đây của chuyên gia.