Để hiểu rõ hơn về phương pháp này có những lợi ích gì cho sức khỏe của Bé và cách thực hành phương pháp Kangaroo Chi Tiết Nhất, mời các Mẹ cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây !
PHƯƠNG PHÁP KANGAROO LÀ GÌ ?
Phương pháp Kangaroo còn được gọi là da kề da, hoặc da tiếp da. Với phương pháp này, mẹ hoặc người chăm sóc sẽ ôm trẻ vào trước ngực, cho da của bé tiếp xúc trực tiếp với da của mình.
Nếu như trước đây, phương pháp này thường được áp dụng cho những trẻ sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng, thì hiện nay, kỹ thuật chăm sóc có thể áp dụng cho tất cả trẻ sơ sinh vì những lợi ích mà nó mang lại.
XUẤT PHÁT CỦA PHƯƠNG PHÁP KANGAROO
Kangaroo là loại động vật sinh sống khá phổ biến ở tại Úc nên chúng được nước này lấy làm biểu tượng của quốc gia. Kangaroo (chuột túi); là nhóm thuộc loài động vật có túi, họ chân to Macropodidae. Đặc điểm của kangaroo là con của chúng sinh ra trước khi cơ thể phát triển đầy đủ, sau đó được mẹ mang trong một cái túi ở trước bụng để chăm sóc, nuôi dưỡng. Thường kangaroo mẹ sinh mỗi lứa một con. Lúc mới sinh ra, kangaroo con có màu đỏ hỏn, chưa mở mắt và tai rất nhỏ; chỉ dài khoảng 2,5cm và nặng từ 0,8-1 g; chúng bò đến túi trước bụng của mẹ để bú đồng thời ở luôn trong túi khoảng 8 tháng để được tiếp tục nuôi dưỡng, phát triển; khi ra ngoài chúng vẫn phải bú sữa mẹ cho đến một tuổi.
Kangaroo con được sinh ra rất sớm so với các loài động vật có vú khác, vì vậy kangaroo mẹ không cần phát triển hệ thống phức tạp như: nhau thai, màng ối, tử cung... để bảo vệ bào thai trong cơ thể mình. Kangaroo con thực sự rất nhỏ bé so với môi trường rộng lớn và nguy hiểm ở bên ngoài cơ thể mẹ nhưng trên thực tế chúng có thể giảm bớt những nguy cơ khi thụ thai do kangaroo mẹ không cần phải mang thai dài ngày. Khi mới sinh ra, kangaroo còn non yếu nhưng phải tìm cách leo lên núm vú mẹ để bú sữa, vì vậy đôi chân trước của chúng phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
Dựa vào đặc điểm cách nuôi dưỡng, chăm sóc của mẹ đối với con ở loài động vật kangaroo, vào năm 1978, bác sĩ Edgar Rey Sanabria thuộc Đại học quốc gia Colombia đã phát minh, mô phỏng phương pháp chăm sóc con của các kangaroo mẹ để ứng dụng đối với trẻ sơ sinh khi sinh ra có cân nặng thấp, sinh thiếu tháng. Cách nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp, sinh thiếu tháng theo kiểu kangaroo có thể nói là phương pháp ứng dụng thay thế cho lồng ấp nuôi trẻ.
TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN KANGAROO
Tiêu Chuẩn Chọn Trẻ Để Thực Hiện PP Kangaroo :
+ Cân nặng < 2500 gam hoặc tuổi thai < 37 tuần.
+ Không có dấu hiệu bệnh lý hoặc đã vượt qua giai đoạn bệnh lý nặng.
+ Không phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nữa.
+ Có đáp ứng tốt với các kích thích.
Tiêu Chuẩn Cho Người Mẹ Tham Gia Thực Hiện PP Kangazoo:
+ Tự nguyện, hợp tác thực hiện PP kagaroo theo hướng dẫn.
+ Sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần.
+ Dành toàn bộ thời gian thực hiện PP kangaroo.
+ Thực hiện vệ sinh tốt: Không để móng tay, vệ sinh thân thể, quần áo.
+ Có thêm một người nhà nữa thích hợp, tự nguyện, nhiệt tình thay mẹ làm kangaroo khi cần thiết.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP KANGAROO ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH
Theo các chuyên gia, Kangaroo là phương pháp cần thiết để chăm sóc và bảo vệ trẻ sơ sinh, để cơ thể bé phát triển tự nhiên và khỏe mạnh.
Cụ thể, phương pháp da kề da này có thể:
- Cải thiện hơi thở: Trẻ sinh non thường có phổi kém phát triển hơn những đứa trẻ bình thường. Do đó, việc tiếp xúc da kề da sẽ giúp giảm cơn ngừng thở cũng như giúp bé rút ngắn thời gian hỗ trợ thở bằng các thiết bị y tế.
- Giúp trẻ ngủ ngon hơn: Trẻ sẽ ngủ yên, ít khóc, ít mệt hơn và nhận biết môi trường xung quanh. Chu kỳ ngủ của bé sẽ được điều chỉnh phù hợp, bé ngủ ngon hơn và có thể thức giấc để bú mẹ.
- Hỗ trợ sự phát triển của não bộ: Nghiên cứu cho thấy, những em bé được da kề da phát triển trí não tốt hơn so với những em bé được nuôi trong lồng ấp.
- Điều hòa thân nhiệt: Thực hiện da kề da sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé. Theo đó, thân nhiệt của bé sẽ luôn được duy trì ổn định ở mức 37 độ C nhờ vào nhiệt độ từ người mẹ. Việc tiếp xúc gần gũi với mẹ cũng giúp trẻ dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh.
- Giảm căng thẳng: Tiếp xúc da kề da với mẹ trong vài phút mỗi ngày sẽ làm giảm mức cortisol (hormone gây căng thẳng) ở trẻ. Da kề da cũng tăng làm hormone oxytocin, giúp bé cảm thấy thư giãn và hạnh phúc.
- Giúp bé bú mẹ dễ dàng và tiêu hóa tốt hơn: Khi ở tư thế Kangaroo, bé có thể dễ dàng tìm được vú mẹ và bú một cách dễ dàng hơn.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP KANGAROO ĐỐI VỚI MẸ
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của bé, phương pháp Kangaroo còn rất tốt cho mẹ.
- Giúp mẹ sản xuất sữa: Tiếp xúc gần gũi với bé giúp điều chỉnh hormone giúp tăng tiết sữa mẹ. Điều này giúp mẹ sản xuất nhiều sữa hơn cho bé.
- Giúp mẹ ngăn ngừa trầm cảm sau sinh: Tiếp xúc da kề da da giữa mẹ và bé có thể giúp giải phóng chất oxytocin, đồng thời “hormone tình yêu” được tạo ra trong thời gian cho con bú, có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
- Giúp việc nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện hơn: Khi thực hiện da tiếp da, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng diễn ra thuận lợi hơn. Em bé có khứu giác rất nhạy, khi được đặt nằm trên ngực mẹ, chúng có xu hướng tìm vú và bú ngay lập tức.
- Giúp thắt chặt tình cảm mẹ con: Khi thực hiện da kề da, trẻ có cơ hội cảm nhận được giọng nói, mùi cơ thể, nhịp tim của mẹ. Từ đó, mối liên kết giữa mẹ và bé sẽ thêm bền chặt.
HƯỚNG DẪN MẸ THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP KANGAROO ĐÚNG CHUẨN NHẤT
– Chăm sóc con theo kiểu Kangaroo phải bám sát theo 3 nguyên tắc.
+ Đầu tiên, da phải kề da 24/24 và càng kéo dài càng tốt.
+ Thứ hai, em bé phải hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ.
+ Thứ ba, thường xuyên massage cho trẻ trong quá trình chăm sóc.
- Phương pháp Kangaroo đòi hòi người mẹ phải được cho bé da tiếp da nhiều giờ liền đặc biệt là giai đoạn sau sinh. Thông thường, bé sẽ được ủ trong một chiếc địu bằng vải thun co giãn tốt và nằm sát vào ngực mẹ hoặc người thân trong gia đình. Bên ngoài, người mẹ vẫn mặc áo bình thường. Mẹ nên thực hiện tư thế đúng phương pháp như sau:
+ Bế trẻ bằng một bàn tay nâng dưới cổ và lưng trẻ, tay kia bế nâng phần mông của trẻ.
+ Nâng nhẹ phần dưới cằm để giữ đầu, cổ trẻ không bị gập xuống làm cản trở đường thở của trẻ.
+ Đặt trẻ lên ngực trần của mẹ, nằm sấp giữa hai bầu vú mẹ ở tư thế thẳng đứng với ngực kề ngực, đầu trẻ nằm quay về 1 bên. Đặt 2 tay trẻ ôm phía trên và hai chân rút vào phía bên dưới 2 bầu vú mẹ, giống tư thế con ếch.
+ Một tay giữ đầu, tay kia đưa hai bàn chân trẻ ra khỏi phần dưới áo Kangaroo, rồi kéo phần trên của áo đến ngang tai trẻ.
+ Đổi tay giữ đầu, kéo áo cho hoàn chỉnh. Sau cùng kéo phần dưới áo phủ xuống hai bàn chân trẻ.
+ Hạn chế tối đa quần áo, tã lót cho trẻ trong quá trình thực hiện phương pháp. Người mẹ cần mặc một cái áo địu bằng vải chun giãn để giữ trẻ luôn ở vị trí kangaroo và tránh di động đầu và cổ bé.
+ Mẹ trở thành một lồng ấp tự nhiên cho con 24/24 giờ. Duy trì tư thế này suốt nhiều giờ liền cả ngày và đêm, trừ những lúc vệ sinh. Ngay cả khi trẻ muốn bú, mẹ muốn ngủ cũng phải giữ nguyên tư thế này. Do đó, người mẹ muốn được nghỉ ngơi, tắm rửa phải cần đến sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình sao cho đảm bảo bé luôn được ủ ấm trong tư thế này.
+ Ngoài mẹ, thì bố hoặc người thân trong nhà như ông bà có thể thay nhau chăm sóc bé. Mẹ cũng có thể đi lại cùng với con trong túi kangaroo và làm một số việc nhẹ nhàng.
+ Khi trẻ đã đạt đến cân nặng của một đứa trẻ bình thường có thể giảm bớt thời gian bế bồng.
– Tuy nhiên, phương pháp Kangaroo không được áp dụng với tất cả trẻ sinh non. Ở nhiều nơi trên thế giới, các bệnh viện chỉ thực hiện Kangaroo với những bé có tình trạng lâm sàng khá tốt, có khả năng bú mẹ và nuốt, không rối loạn về hô hấp, tim mạch.
Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp Kangaroo, mẹ cần lưu ý luôn theo dõi các thông số cơ bản như: nhịp tim, nhịp thở, màu sắc da, thân nhiệt…, để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ như: suy hô hấp, vàng da, nôn trớ, phân, nước tiểu, cân nặng, vòng đầu, tinh thần,…
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.