Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sau thời gian nghỉ thai sản, bạn phải trở lại đi làm, mỗi ngày phải rời xa bé yêu từ 8 đến 10 tiếng. Vì vậy, để duy trì chất lượng của sữa mẹ vắt ra và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bé, các mẹ cần bảo quản sữa thật tốt.
Như các bạn đã biết những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ và mong muốn duy trì nguồn sữa cho con dù đã hết thời gian nghỉ thai sản. Vì vậy | thuocthang.com.vn sẽ chia sẽ đến các mẹ cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra ngoài nhé.
1. Sữa mẹ sau khi vắt ra ngoài để được bao lâu
Thời gian sữa mẹ có thể tích trữ được phụ thuộc vào cách tích trữ sữa được áp dụng.
- Nếu sữa mẹ vừa được vắt ra và trữ ở nhiệt độ phòng trên 26°C, mẹ chỉ có thể trữ được tối đa 4 tiếng thay vì 6 đến 8 tiếng. Thời gian tích trữ và sử dụng tối ưu là trong vòng 4 giờ, và nếu căn phòng ấm áp thì giới hạn để sử dụng sữa cũng chỉ là 4 giờ.
- Trong máy làm mát cách nhiệt: Sử dụng máy làm mát cách nhiệt với đá có thể giúp bảo quản sữa mẹ trong vòng một ngày.
- Trong tủ lạnh: Sữa mẹ nếu được để ở khu vực sâu trong tủ lạnh và giữ vệ sinh sạch sẽ thì có thể bảo quản được trong vòng 5 ngày. Tuy nhiên thời gian bảo quản và sử dụng tối ưu là trong vòng 3 ngày.
- Trong tủ đông: Đây là phương pháp giúp bảo quản được trong thời gian dài nhất, lên tới 12 tháng. Tuy nhiên thời gian bảo quản và sử dụng tối ưu là trong vòng 6 tháng. Và sữa mẹ vừa vắt ra nên được đặt ngay vào tủ lạnh, tránh để bên ngoài hơn 48 tiếng sau khi vắt.
Việc tích sữa tuy tiện lợi, nhưng cũng có một số hạn chế kèm theo. Dù bảo quản ở đâu, hàm lượng vitamin C có trong sữa mẹ cũng sẽ mất dần theo thời gian. Thời gian bảo quản càng dài thì hàm lượng vitamin C càng giảm. Điều nữa là sữa mẹ được lấy và tích trữ khi đứa trẻ mới chào đời sẽ không hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của đứa trẻ đó sau vài tháng.
2. Bảo quản sữa mẹ đúng cách
2.1 Trước khi vắt sữa mẹ
- Vệ sinh rất được chú trọng không chỉ khi lưu trữ và bảo quản sữa mẹ, mà còn đòi hỏi từ bước vắt hoặc bơm sữa ban đầu. Người mẹ cần lưu ý những điều sau trước khi vắt sữa:
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước, hoặc dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn;
- Có thể vắt sữa mẹ bằng tay, bằng máy bơm tay hoặc máy hút điện.
- Nếu sử dụng máy bơm, cần kiểm tra bộ dụng cụ bơm và ống dây dẫn để đảm bảo vệ sinh. Vứt bỏ và thay thế ngay nếu các ống bị mốc hoặc không được sạch sẽ.
- Lau sạch các nút bấm, công tắc nguồn và bề mặt máy bơm bằng khăn thấm dung dịch tẩy rửa.
2.2 Bảo quản sữa mẹ đúng cách
- Sử dụng túi nhựa trữ sữa mẹ chuyên dụng hoặc bình đựng sạch có nắp đậy kín làm bằng thủy tinh hoặc nhựa để lưu trữ sữa mẹ vắt ra. Mẹ có thể mua các vật dụng này trong siêu thị hoặc nhà thuốc uy tín;
- Tránh các chai nhựa có ký hiệu tái chế số 7 vì vật liệu này có thể được làm bằng nhựa có chứa BPA
- Không lưu trữ sữa mẹ trong các chai dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường, không dành riêng để chứa sữa mẹ.
- Ghi rõ ngày vắt sữa trên nhãn và dán vào bình đựng, bổ sung thêm tên của bé nếu giao sữa cho cơ sở chăm sóc trẻ.
- Không lưu trữ sữa mẹ trong cửa tủ lạnh hoặc tủ đông vì nhiệt độ sẽ thay đổi khi đóng và mở cửa. Nên đặt ở nơi lạnh nhất trong tủ trữ sữa và hạn chế di chuyển, sắp xếp trừ khi lấy ra sử dụng.
- Nếu xác định sẽ không sử dụng phần sữa mẹ vừa mới vắt trong vòng 4 ngày tới, cần đông lạnh ngay để giúp bảo vệ chất lượng của sữa.
- Chỉ lưu trữ sữa mẹ với số lượng nhỏ trong mỗi bình, khoảng từ 60 - 120ml tương đương với số lượng bé sẽ bú trong mỗi cữ để tránh lãng phí do không sử dụng hết. Bên cạnh đó, việc lưu trữ với thể tích nhỏ cũng giúp sữa nhanh đông lạnh hơn và rút ngắn thời gian rã đông sữa mẹ.
- Khi đông lạnh sữa mẹ cần chừa một khoảng không gian, không đổ đầy bình đựng vì sữa nở ra khi đóng băng.
Nếu đi du lịch, có thể lưu trữ và bảo quản sữa mẹ trong thùng cách nhiệt cùng với túi đá lạnh tối đa 24 giờ. Khi đến nơi nên sử dụng sữa ngay hoặc đặt vào trong tủ trữ sữa lạnh.
3. Rã đông sữa mẹ an toàn
Tuân thủ nguyên tắc vào trước, ra trước (first in, first out): Luôn rã đông trước bình sữa có ngày vắt lâu nhất ghi trên nhãn vì theo thời gian chất lượng sữa mẹ có thể giảm;
Cách rã đông sữa mẹ: Để bình sữa trong tủ lạnh qua đêm, nếu cần rã đông nhanh thì đặt vào chậu chứa nước ấm hoặc dưới vòi nước ấm đang chảy;
Không rã đông hoặc làm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng: Nhiệt độ cao và vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng, enzyme và kháng thể miễn dịch của sữa mẹ, ngoài ra còn làm bỏng miệng bé do các phần nóng lạnh không đều;
Sử dụng sữa mẹ trong vòng 24 giờ sau khi rã đông trong tủ lạnh: Thời gian được tính kể từ khi sữa đã tan hoàn toàn, không phải bắt đầu từ lúc bình sữa được lấy ra khỏi tủ trữ sữa;
Khi sữa mẹ rã đông trở về nhiệt độ phòng hoặc được làm ấm sau thời gian lưu trữ, nên sử dụng trong vòng 2 giờ. Không trữ đông sữa mẹ lần nữa sau khi đã rã đông.
Ngoài ra, sau thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ trữ sữa có thể xuất hiện hiện tượng phân tách lớp, nên lắc nhẹ bình sữa để trộn đều chất kem béo. Nếu bé không bú hết bình sữa, phần còn dư lại vẫn có thể được sử dụng trong vòng 2 giờ tiếp theo, sau thời gian này thì nên loại bỏ.
4. Hâm nóng sữa mẹ
Thực tế, sữa mẹ không cần phải hâm nóng vì có thể cho bé bú ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn. Nếu quyết định hâm nóng sữa mẹ, nên tham khảo một số lời khuyên sau:
Luôn giữ bình chứa kín trong khi hâm nóng;
Làm ấm sữa mẹ bằng cách đặt bình chứa vào chậu nước ấm hoặc cho nước ấm (không nóng) chảy qua bình chứa trong vài phút;
Không làm nóng sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc trong lò vi sóng;
Kiểm tra nhiệt độ của sữa mẹ trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay. Độ ấm thích hợp là tương đương với thân nhiệt cơ thể.
Các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như thể tích sữa, nhiệt độ phòng, nhiệt độ điều chỉnh trong tủ trữ sữa và độ sạch của môi trường, có thể ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa mẹ một cách an toàn. Mặc dù đông lạnh có thể giữ thực phẩm được an toàn khi sử dụng trong thời hạn rất dài, tuy nhiên việc tuân thủ yêu cầu về thời hạn và cách lưu trữ sữa mẹ được khuyến nghị là rất quan trọng để đảm bảo sữa có chất lượng tốt nhất cho bé.
Trên đây là những chia sẽ về cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra ngoài. Hy vọng những chia sẽ này sẽ giúp ích được cho các mẹ nhé.
Danh Trường
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.