Gạo lứt trong thời gian gần đây đã nổi lên như một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu rõ về loại thực phẩm này cũng như công dụng của nó. Vậy thực chất gạo lứt có tác dụng gì? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé.
Gạo lứt là loại gạo có màng bọc ở bên ngoài sau khi đã bỏ đi lớp vỏ. Thành phần gạo lứt rất giàu các chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, vitamin B, chất béo, chất xơ cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, natri, kali…. Do đó, gạo lứt có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
1. Chống Gốc Tự Do
Lớp cùi màu nâu của gạo lứt có khoảng 120 chất kháng oxy hóa tiêu biểu như proanthocyanidinoligomeric,CoQ10, gamma-oryzanol, acid alpha-lipoic, tocotrienol và tocopherol, SOD, IP6, selen, glutathione, carotenoid, lycopene và lutein,… Do đó gạo lứt có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chống gốc tự do, bảo vệ sự tấn công của các loại gốc này, nhờ đó bạn có thể tránh được sự lão hóa, giảm nguy cơ ung thư và các tác hại khác.
2. Gạo Lứt Có Tác Dụng Chữa Bệnh Tiểu Đường
Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng gạo lứt cụ thể là lớp chì nâu của gạo lứt có tác dụng giúp kiểm soát và cân bằng hàm lượng glucose trong máu của người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hemoglobin sẽ được glycosyl-hóa, khắc phục sự tổng hợp insulin ở người bệnh tiểu đường type I và II.
Thành phần có trong gạo lứt có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại sự ngưng kết các tiểu huyết cầu, đồng thời phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu tối đa các chất gây mỡ trong máu cholera và triglycerides.
Cụ thể, gạo lứt giúp tăng cường HDL-cholesterol (tốt) và LDL-cholesterol (xấu), quản lý việc tiếp nhận cholesterol và chất béo của cơ thể. Song song đó, gạo lứt còn kích thích bài tiết cholesterol, chất béo và axit mạnh, đồng thời đẩy mạnh việc hạ mức áp suất trong máu và triglyceride, giúp phòng tránh ngưng kết tiểu huyết cầu.
Ngoài ra, trong gạo lứt còn chứa chất Coenzyme Q10 cũng có tác động tốt tới cholesterol, áp suất máu đồng thời cải thiện hoạt động của cơ tim, giữ nhịp tim ở mức ổn định. Nhờ đó hạn chế nguy cơ tai biến hoặc đột quỵ.
3. Nâng Cao Chức Năng Của Hệ Miễn Dịch
Chất sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hệ miễn dịch trong cơ thể. Chúng giúp giảm lượng vi khuẩn có hai, tiêu diệt virus, hạn chế nguy cơ mắc ung thư và làm chậm quá trình lão hóa. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 2 thành phần này của gạo lứt còn có thể giúp người bị nhiễm HIV kiểm soát bệnh tốt, không biến chứng thành AIDS.
4. Phòng Tránh Ung Thư
Hàm lượng chất tocotrienol cùng polyphenol trong gạo lứt rất cao, chúng giúp hạn chế enzyme vi thể pha 1 phát triển. Bên cạnh đó, tiểu phần lipoprotein của gạo lứt cũng giúp hạn chế tối đa sự sản sinh của các tế bào bất lợi gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể.
Ngoài ra, thành phần IP6 trong gạo lứt cũng là một trong các chất có tác dụng chống ung thư rất mạnh, chúng có tác dụng cản trở sự hình thành và phát triển tế bào khối u trong ung thư gan và ung thư đường ruột.
5. Thanh Lọc Gan
Hợp chất có trong gạo lứt được chỉ ra rằng có tác dụng giải độc do acid alpha Lipoic gây nên, rất tốt cho quá trình thanh lọc gan cũng như hỗ trợ điều trị xơ gan rất hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất này còn được sử dụng để điều trị tình trạng ngộ độc do nấm, ngộ độc kim loại,…
6. Gạo Lứt Giúp Cải Thiện Hệ Tiêu Hóa
Ăn gạo lứt đều đặn và đúng cách giúp cung cấp lượng chất xơ đầy đủ cho cơ thể, từ đó giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa cho mọi lứa tuổi.
7. Giúp Bạn Giảm Cân
Chất xơ trong gạo lứt khiến bạn tiêu hóa lâu hơn, cảm giác no lâu hơn trong một khoảng thời gian dài, tránh cảm giác thèm ăn. Chất Anpha lipoic acid được tìm thấy trong tinh chất gạo lứt được gọi là antioxidant chuyển hóa vì nó tham gia vào quá trình chuyển đổi hydratcarbon và chất béo. Chất này làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua sự tăng tự nhiên lượng glutation - một sản phẩm trung gian của insulin và liprin.
8. Có Lợi Cho Sức Khỏe Tim Mạch
Một trong những tác dụng của gạo lứt được nhiều người ưa chuộng là nó có nhiều magie - một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
Bạn có biết thực phẩm này còn chứa các hợp chất gọi là lignans có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, được nhiều người yêu thích trong việc phòng chống bệnh. Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu lignan, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, hạt lanh, hạt vừng và các loại hạt, có liên quan đến việc giảm cholesterol, giảm huyết áp và giảm độ cứng động mạch.
9. Chống Lại Bệnh Alzheimer
Thành phần gạo lứt nảy mầm giúp ngăn ngừa các biến chứng thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer do sự phong phú của axit gama-aminobutyric. Tác dụng của gạo lứt giúp ức chế enzyme gây hại có tên là prolyl-endopeptidase có liên quan đến bệnh Alzheimer. Nó cũng có lợi cho các rối loạn liên quan đến não khác như mất trí nhớ và chứng hay quên.
10. Giúp Phụ Nữ Phòng Chống Stress Sau Sinh, Cho Con Bú
Sử dụng gạo lứt trong thời kỳ cho con bú giúp tăng cường khả năng chống căng thẳng của cơ thể và cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao đề kháng tổng thể. Gạo lứt còn có lợi cho sức khỏe tâm lý của các bà mẹ đang cho con bú. Một nghiên cứu điều tra đã cho thấy kết quả tích cực ở những phụ nữ cho con bú liên quan đến việc giảm các rối loạn tâm trạng, khả năng trầm cảm và mệt mỏi sau khi sinh con.
11. Giảm Cholesterol
Các chất dinh dưỡng như chất xơ, carotenoid, axit omega-3, IP6 trong gạo lứt đều góp phần không hề nhỏ trong việc giảm cholesterol, triglyceride, giúp ngăn ngừa phần nào được các nguy cơ bệnh tim mạch đồng thời làm giảm khả năng đột quỵ hoặc các tai biến từ bệnh tim mạch.
12. Cải thiện thị giác
Lutein và zeaxanthin giúp cho thị lực được cải thiện và giảm sự rủi ro của sự chuyển hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể. Thành phần axid béo như omega-3, omega-6, omega-9 và axit folic từ gạo lứt cũng mang lại tác dụng cải thiện thị lực của đôi mắt, giúp đôi mắt sáng hơn, khỏe mạnh hơn.
13. Tăng Cường Trí Óc
Tác dụng của gạo lứt có thể giúp bạn giảm nhanh hiện tượng đau đầu, tăng cường trí óc và lấy lại tinh thần nhanh chóng. Thành phần CoQ10 có khả năng giảm nhanh triệu chứng của cơn đau nửa đầu, làm tan nhanh sự mệt mỏi, lấy lại tinh thần để bạn tập trung làm việc hiệu quả hơn.
14. Làm đẹp
Phần màng của gạo lứt có tác dụng rất có lợi đối với sắc đẹp của các chị em phụ nữ. CoQ10, vitamin nhóm E, vitamin nhóm B, biotin đều là những thành phần có khả năng kiến tạo, củng cố vẻ đẹp từ bên trong cho tới làm trắng da, trị mụn ở phụ nữ.
NHỮNG TÁC HẠI KHI SỬ DỤNG GẠO LỨT KHÔNG ĐÚNG CÁCH
Không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của gạo lứt đối với sức khỏe, nhưng cũng giống với bất kỳ loại thực phẩm nào, khi ăn quá nhiều sẽ gây ra những tác hại nhất định.
Do đó, nếu có ai đó khuyên bạn nên ăn gạo lứt thường xuyên thì không nên thực hiện ngay mà cần phải tìm hiểu thật kĩ và xem loại hạt này có phù hợp với chế độ ăn của mình hay không. Bởi nếu ăn gạo lứt không đúng cách có thể gây nên những tác hại sau đây:
Gạo lứt đã qua sản xuất, có chứa một lượng nhỏ Asen. Quá nhiều Asen trong một thời gian dài có thể dãn tới nhiều hậu quả, bao gồm ung thư thận, ung thư phổi hay sừng hóa và tổn thương da.
Hầu hết các hãng gạo lứt đều chứa Asen nhiều hơn lượng khuyến cáo tới 50%. Đây cũng là lý do vì sao bạn nên cẩn thận với loại gạo lứt mà bạn mua.
Rất nhiều hãng sản xuất đã tạo ra những sản phẩm khác nhau từ loại hạt này. Ví dụ như bột, bánh mì hay snack. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, họ thường sử dụng một thiết bị sản xuất cho nhiều sản phẩm, điều này rất dễ làm lây nhiễm chéo các chất dị ứng nguy hiểm giữa các sản phẩm.
Bên cạnh một nguyên tố độc là Asen thì gạo lứt còn chứa acid phytic, một loại hợp chất không hòa tan làm ngăn cản hấp thu một số vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi khoáng.
Lý do là vì gạo nguyên cám có chứa Asen nên phụ nữ mang thai cần tránh ăn loại gạo này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Chính vì thế, trước khi ăn gạo lứt bạn nên tìm hiểu thật kĩ hoặc hỏi qua ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng phù hợp với sức khỏe của mình.
CẦN LÀM GÌ ĐỂ TẬN DỤNG TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT TRONG GẠO LỨT ?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, gạo lứt chỉ là lương thực có ích cho cơ thể nhưng với điều kiện là sạch, tức là không chứa tồn dư chất hóa học, chất bảo quản.
Bên cạnh đó, việc vitamin B1 dễ hòa tan trong nước nên trong quá trình sử dụng nếu ngâm quá lâu hoặc vo gạo kỹ, lượng vitamin đó sẽ không còn. Hơn nữa, trong quá trình nấu, nếu mở nắp, vitamin sẽ bay hết.
Vì vậy, bạn nên lưu ý về cách sử dụng gạo lứt khi nấu cũng như khi ăn để đảm bảo hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng có trong gạo lứt.
GẠO LỨT SỬ DỤNG BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2 – 3 lần/tuần. Bởi dùng thường xuyên sẽ không mang lại nhiều lợi ích mà còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn nên nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
Đặc biệt, đối với trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai thì không nên ăn gạo lứt thường xuyên.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG GẠO LỨT ĐỂ CHỮA BỆNH
Để sử dụng gạo lứt chữa bệnh hiệu quả thì bạn nên lưu ý một vài điều sau đây:
+ Không ăn gạo lứt trong 1 thời gian dài.
+ Nên sử dụng gạo lứt sạch và không chứa chất hóa học độc hại.
+ Không ngâm gạo quá lâu và vo gạo quá kỹ.
+ Xác định rõ mục đích sử dụng.
+ Tùy vào thể trạng sức khỏe mà chọn chế độ ăn gạo lứt thích hợp.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về gạo lứt, từ đó biết cách sử dụng chúng hợp lý hơn để mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Nguyễn Ngọc
Thực phẩm lành mạnh có khả năng giúp con người cải thiện tốt tâm trạng. Do đó, để nâng cao tinh thần, chất lượng công việc, điều tốt nhất là nên bổ sung các loại thực phẩm giúp tinh thần tỉnh táo, hưng phấn hơn. Vậy ăn gì để có sức khỏe tinh thần tối ưu? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Bệnh tiểu cầu thấp là chứng bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Để cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để biết bệnh tiểu cầu thấp nên và không nên ăn gì bạn có thể cùng Thuocthang.com.vn tham khảo những thông tin dưới đây:
Sữa dành cho người bệnh ung thư là thực phẩm chứa dinh dưỡng năng lượng cao, đầy đủ dưỡng chất cần thiết được khuyến khích bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì sức khỏe cơ thể, và sức khỏe xương.
Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, tỷ lệ cận thị ở trẻ em càng ở mức báo động. Vì thế, để chăm sóc sức khỏe đôi mắt “ cửa sổ tâm hồn” của bé ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua ăn uống mẹ cũng nên lưu ý đến các thuốc bổ mắt cho trẻ em. Trong bài viết này Thuocthang.com.vn xin giới thiệu top những thuốc bổ mắt cho trẻ em cận thị hiệu quả nhất thị trường hiện nay để mẹ có thể tìm được sản phẩm phù hợp.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến không ít các bậc phụ huynh đang quay cuồng trong “cuộc chiến” đánh bại “kẻ thù” biếng ăn, giúp các bé đạt được sự phát triển tốt nhất.
Trong cuộc sống ô nhiễm và nhiều khói bụi này, có quá nhiều thứ đang ảnh hưởng đến đôi mắt. Rất nhiều người đang mắc phải 1 số tật về mắt gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và chất lượng công việc. Do vậy, xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho mắt đang trở nên rất phổ biến bởi Mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người vì vậy việc bảo vệ đôi mắt là điều vô cùng quan trọng.
Nhiều người quan niệm rằng, muốn bồi bổ sức khỏe thì phải tìm đến những thực phẩm khan hiếm, đắt đỏ, hoặc những vị thuốc đặc biệt, điều này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể có những tác dụng tốt không kém gì thuốc quý, hãy thử tham khảo phân tích sau đây của chuyên gia.