Có thể bạn chưa biết, bệnh Chagas là một trong những gánh nặng bệnh cao nhất ở châu Mỹ Latinh và có đến 50.000 người tử vong mỗi năm. Vậy bệnh Chagas là bệnh gì ? Triệu chứng và nguyên nhân như thế nào?. Toàn bộ nội dung sẽ được Thuocthang.com.vn đề cập thông qua bài viết sau đây.
Bệnh Chagas hay Bệnh do trypanosoma châu Mỹ , là bệnh ký sinh trùng nhiệt đới do đơn bào Trypanosomacruzi gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua côn trùng có tên bọ xít hút máu. Triệu chứng thay đổi theo giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường hoặc là không có hoặc là nhẹ và các triệu chứng đó có thể là: sốt, hạch bạch huyết sưng, nhức đầu, hoặc sưng tại nơi vết đốt. Sau 8–12 tuần, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và 60–70% số bệnh nhân không có thêm triệu chứng nào khác nữa. Còn 30 đến 40% số bệnh nhân còn lại thì có thêm triệu chứng khác sau 10 đến 30 năm kể từ khi mới nhiễm bệnh. Các triệu chứng đó bao gồm to tâm thất ở 20 đến 30% số bệnh nhân dẫn đến suy tim. Phình thực quản hoặc phình đại tràng cũng có thể xảy ra ở 10% số bệnh nhân.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH CHAGAS ?
Những nguyên nhân ban đầu gây ra Bệnh Chagas đó là do ăn uống thực phẩm chưa nấu chín, tiếp xúc gần gũi với loài động vật hoang dã bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với ký sinh trùng trong phòng thí nghiệm và không ít nguồn gây bệnh nghiêm trọng khác như ghép tạng bị nhiễm T. cruzi, sinh ra từ mẹ bị nhiễm T. cruzi, truyền máu bị nhiễm bệnh.
Bọ triatominae trú ẩn ở trong bùn, các khe trong bức tường hoặc mái vào ban ngày, ban đêm sẽ ra kiếm ăn. Bọ triatominae sẽ để lại ký sinh trùng T. cruzi trên da. Triatoma là một loại côn trùng hút máu người và động vật. Bệnh Chagas sẽ xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh thông qua vết đốt hoặc vết xước ở da mắt, miệng, hoặc vết thương từ vết cắn của loài côn trùng. Khi chúng ta gãi hoặc chà xát chỗ bị cắn đó sẽ khiến ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi, lây lan nhanh.
CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH CHAGAS
Bệnh Chagas do Trypanosoma cruzi gây ra có thể cấp tính hoặc mãn tính, biểu hiện lâm sàng của thể cấp tính hoặc thể mãn tính sau thời gian ủ bệnh âm thầm từ 5-20 ngày.
Giai đoạn cấp tính:
Giai đoạn cấp tính của bệnh Chagas kéo dài trong 5-20 ngày. Sau khi bị xâm nhập, da sẽ bị phù nề do viêm, hạch bạch huyết trong vùng gần chỗ vết đốt sưng lên, sốt, mệt mỏi, phát ban, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, sưng mí mắt, viêm cơ tim cấp với triệu chứng nhịp tim nhanh đồng thời có những biểu hiện viêm não-màng não.
Các triệu chứng này kéo dài khoảng một tháng, sau đó, ký sinh trùng sẽ theo máu phát tán khắp cơ thể với biểu hiện sốt cao từ 38-40oC.
Giai Đoạn Mãn Tính:
Trong giai đoạn này, các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng giảm dần, ở thể mãn tính, bệnh sẽ tiến triển âm thầm và kéo dài hàng chục năm.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Chagas giai đoạn mãn tính có thể bao gồm:
+ Tái xuất hiện với những biến chứng, di chứng ở não, tim và hệ tiêu hóa.
+ Tim đập thất thường
+ Suy tim, to tim toàn bộ
+ Thực quản và đại tràng bị phì đại
+ Khó nuốt do giãn thực quản
Nếu phát hiện mình nằm trong trường hợp bị nhiễm bệnh Chagas khi có các dấu hiệu và triệu chứng sưng tại chỗ nhiễm trùng, đau nhức cơ thể, phát ban, sốt, mệt mỏi, buồn nôn thì bạn nên gặp bác sĩ ngay để được tư vấn.
NHỮNG KỸ THUẬT Y TẾ NÀO DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH CHAGAS ?
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, sẽ hỏi bạn hỏi về các triệu chứng và bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của bệnh Chagas. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Chagas thì bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác nhận sự hiện diện của ký sinh trùng T. cruzi hoặc các protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra (kháng thể) để chống lại ký sinh trùng. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bạn đã mắc bệnh Chagas thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thêm để xác định xem bệnh đã bước vào giai đoạn mạn tính và xuất hiện các biến chứng về tim mạch hoặc tiêu hóa chưa. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
+ Điện tâm đồ. Phương pháp này ghi lại hoạt động điện của tim;
+ Siêu âm tim. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm để chụp hình ảnh chuyển động của trái tim, cho phép nhìn thấy bất kỳ thay đổi nào về hình dạng và chức năng của tim;
+ X-quang bụng. Bác sĩ sẽ dùng tia X để xem hình ảnh của dạ dày, ruột non và ruột già;
+ Nội soi thực quản. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm để xem hình ảnh của thực quản trên màn hình;
+ Chụp X-quang. Bác sĩ sẽ xem tim có to ra hay không.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHAGAS ?
Điều trị bệnh Chagas tập trung vào tiêu diệt ký sinh trùng và kiểm soát các triệu chứng. Trong giai đoạn cấp tính của bệnh Chagas, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc như benznidazole và nifurtimox. Cả hai loại thuốc có sẵn ở các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh Chagas nhưng tại Hoa Kỳ, các loại thuốc này chỉ có ở Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh. Một khi bệnh Chagas đến giai đoạn mạn tính, thuốc không thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cung cấp các thuốc này cho những người dưới 50 tuổi để làm chậm sự tiến triển của bệnh và các biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị bổ sung phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể như sau:
+ Biến chứng liên quan đến tim. Điều trị bao gồm thuốc, máy tạo nhịp tim hoặc các thiết bị khác để điều chỉnh nhịp tim, phẫu thuật hoặc thậm chí ghép tim;
+ Biến chứng liên quan đến tiêu hóa. Điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn, thuốc, corticosteroid hoặc trong trường hợp nặng thì phẫu thuật.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH CHAGAS HIỆU QUẢ NHẤT
Bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
+ Phun thuốc diệt côn trùng quanh nhà ở và các khu vực xung quanh;
+ Cải thiện nhà ở;
+ Dùng lưới ngăn côn trùng;
+ Thực hiện vệ sinh tốt trong quy trình chuẩn bị, vận tải, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm;
+ Kiểm tra máu được hiến;
+ Kiểm tra các cơ quan, mô hoặc tế bào của người cho và người nhận trong ghép tạng;
+ Kiểm tra trẻ sơ sinh và trẻ em được sinh từ các bà mẹ bị nhiễm bệnh để chẩn đoán và điều trị sớm.
Nếu bạn sống trong khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh Chagas, bạn có thể thực hiện các bước sau để ngăn ngừa nhiễm trùng:
+ Tránh ngủ trong nhà được làm bằng bùn đất, tranh hoặc gạch vì những loại nhà này nhiều khả năng có bọ triatominae;
+ Sử dụng lưới có thuốc diệt côn trùng khi ngủ trong các loại nhà được nêu trên;
+ Sử dụng thuốc diệt côn trùng tại nơi mình sinh sống;
+ Bôi kem diệt côn trùng lên da.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Thuocthang.com.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Hoàng Quyên
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!