Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Dùng Chuẩn Đoán Bệnh Gì ?

Mới nhất

Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và hiệu quả, mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán chính xác tình hình bệnh. Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý hiệu quả hơn các phương pháp cận lâm sàng khác. Vậy chụp cộng hưởng từ MRI là gì và Dùng Chuẩn Đoán Bệnh Gì ?

Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Dùng Chuẩn Đoán Bệnh Gì ?Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Dùng Chuẩn Đoán Bệnh Gì ?

CỘNG HƯỞNG TỪ MRI LÀ GÌ ?

Cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích này được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh.

Hình ảnh cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, sắc nét và rõ ràng, chi tiết, giải phẫu tốt và có khả năng tái tạo 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán cho bác sĩ đối với bệnh lý của bệnh nhân. Trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả chẩn đoán của MRI tốt hơn rất nhiều so với siêu âm, chụp X-quang hay chụp cắt lớp CT...

Bên cạnh đó cộng hưởng từ MRI không sử dụng tia xạ, rất an toàn, nên được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.

CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ MRI DÙNG CHUẨN ĐOÁN BỆNH GÌ ?

- Chụp sọ não để phát hiện các bệnh u não, u dây thần kinh sọ não, tai biến mạch máu não, chảy máu não nhồi máu não, dị dạng mạch máu não, chấn thương sọ não, động kinh, bệnh lý thoái hóa chất trắng, bệnh lý viêm não, màng não, các dị tật bẩm sinh của não...

- Chụp hốc mắt để phát hiện các tổn thương thuộc nhãn cầu, dây thần kinh thị giác...

- Chụp vùng cổ để phát hiện các bệnh lý tổn thương như các khối u, viêm, hạch bạch huyết vùng cổ. Đặc biệt cộng hưởng từ vùng cổ phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác tổn thương ở đám rối thần kinh cánh tay.

- Cột sống: MRI chẩn đoán chính xác các bệnh lý cột sống, đĩa đệm, dây chằng như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gãy lún đốt sống, viêm nhiễm đĩa đệm và phần mềm cạnh sống.

- Các bệnh lý tủy sống như viêm, u tủy sống, chấn thương, ...

- Chụp vùng bụng - chậu để phát hiện các bệnh lý gan, đường mật như u gan, u đường mật, sỏi mật... Các bệnh lý tuyến tụy, lá lách, thận, tuyến thượng thận. Các bệnh lý vùng tiểu khung như ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến, u tử cung, sa âm đạo, các khối U buồng trứng. Đặc biệt đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến ......

- Cơ xương khớp: MRI cho hình ảnh rõ nét các cấu trúc ổ khớp, sụn khớp, xương, gân cơ và dây chằng. Phát hiện ngay từ giai đoạn sớm của bệnh lý như viêm nhiễm, thoái hóa, chấn thương rách dây chằng, tràn dịch ổ khớp.

- MRI tuyến vú cho chẩn đoán sớm và chính xác các tổn thương ở tuyến vú như u lành tính, ác tính và các viêm nhiễm tại vú

- MRI là một trong những phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán bất thường thai nhi, các dị tật bẩm sinh phức tạp của thai nhi. Các bác sĩ thường cho chỉ định trong các trường hợp khó khăn khi thăm khám bằng siêu âm như mẹ bầu bị béo phì, thai thiểu ối, vô ối, đánh giá các cử động của thai.

- MRI còn được dùng để chẩn đoán trong các bệnh lý tim, mạch máu như: nhồi máu cơ tim, hẹp tắc mạch máu, bệnh lý hệ bạch huyết ...

LỢI ÍCH CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ MRI

- Bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ

- Bệnh nhân không bị ảnh hưởng về mặt sinh học

- Hình ảnh chụp được đa mặt phẳng, dễ dàng trong chẩn đoán

- Độ phân giải khi chụp mô mềm cao, hiển thị hình ảnh tốt hơn so với chụp cắt lớp vi tính (chụp CT)

- Chất tương phản hầu như không có tác dụng phụ

- Là kỹ thuật cận lâm sàng hiệu quả và hiện đại nhất hiện nay

- Thời gian chụp nhanh, giảm tiếng ồn tối đa

- Chụp mạch không cần tiêm thuốc cản quang

ĐỐI TƯỢNG CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Chỉ Định:

+ Nghi ngờ các bệnh lý nội sọ: u não trong trục, ngoài trục

 

 

+ Viêm não, màng não

+ Dị dạng mạch máu não như thông động tĩnh mạch, dị dạng tĩnh mạch (bất thường phát triển tĩnh mạch), phình mạch não, các thông động mạch màng cứng xoang hang, thông động tĩnh mạch cảnh

+ Dị dạng bẩm sinh: lạc chỗ chất xám, bệnh não chẻ, teo não di chứng, bệnh cuộn não nhỏ, cuộn não dày..

+ Động kinh

+ Xơ cứng đa ổ

+ Teo não, sa sút trí tuệ

+ Thoái hóa nhu mô não

+ Bệnh lý tăng áp lực nội sọ, giãn não thất

+ Đột quỵ: Nhồi máu não, chảy máu não các giai đoạn. Nhồi máu động mạch, nhồi máu tĩnh mạch

- Chống Chỉ Định:

+ Người bệnh có trong người máy tạo nhịp tim (chống chỉ định tuyệt đối)

+ Trong người có kim loại có từ tính (chống chỉ định tương đối)

+ Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình

+ Không có khả năng nằm yên

QUY TRÌNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ MRI

Sau khi được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI từ bác sĩ, bệnh nhân di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ được nhân viên phòng cộng hưởng từ tiếp đón và hướng dẫn thay đồ, tháo các vật dụng bằng kim loại trên người để đảm bảo an toàn trong khi chụp cộng hưởng từ. Khi vào phòng chụp được nhân viên hướng dẫn nằm ở tư thế thoải mái phù hợp với bộ phận chụp, giường sẽ tự động di chuyển đến vùng chụp.

Tùy vào vùng cần chụp mà thời gian chụp cộng hưởng tử sẽ dao động từ 15- 60 phút mà không hề khó chịu. Trong thời gian chụp, máy sẽ phát ra các loại âm thanh, tuy nhiên với máy MRI công nghệ càng cao thì tiếng ồn này càng được tối giản, không gây sự khó chịu cho người chụp. Bệnh nhân cần cố gắng nằm yên một tư thế để cho hình ảnh chụp rõ ràng, sắc nét nhất.

Ở một vài tư thế và vùng cần chụp, người bệnh có thể được yêu cầu nín thở. Thời gian chụp kết thúc nhanh chóng mà không gây ra khó chịu gì hay áp lực cho người chụp.

Trong một vài trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ nhân viên phòng cộng hưởng từ sẽ đặt một kim nhỏ vào ven ở vùng khuỷu tay và sẽ rút kim khi kết thúc thăm khám.

Trong trường hợp chụp cho các em bé, bác sĩ chuyên khoa gây mê sẽ cho em bé nằm ngủ trong suốt quá trình chụp và sẽ tỉnh ngay khi kết thúc chụp. Lưu ý là các bé cần nhịn ăn ~ 6 tiếng trước khi chụp, sau chụp trẻ lại ăn uống bình thường.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Nếu tuân thủ đúng các hướng dẫn an toàn của bác sĩ và kỹ thuật viên thì biểu hiện bất thường sau khi chụp MRI gần như không có.

Người bệnh được theo dõi tại phòng chờ 15 phút và hoàn toàn có thể ra về

NHỮNG ĐIỀU BỆNH NHÂN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CHỤP MRI

Khi tiến hành chụp MRI, bạn sẽ nằm bên trong một ống nam châm lớn, tức giữa một từ trường rất mạnh. Đó là lý do bạn chỉ thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh này khi có chỉ định của bác sĩ. Khi chụp, bạn nên nằm yên, không cử động để có được hình ảnh đạt chất lượng và hiệu quả tốt nhất.

1. Chuẩn Bị Chụp Mri:

 

 

Người bệnh nên mang theo các kết quả xét nghiệm, siêu âm, phim X quang và CT (nếu có) để Bác sĩ cộng hưởng từ tham khảo và quyết định kỹ thuật chụp thích hợp cho từng bệnh lý.

Nhân viên phòng tiếp nhận bệnh, khi hoàn thành thủ tục, người bệnh được hướng dẫn thay đồ bệnh viện, tháo răng giả, các vật trang sức như vòng nhẫn, dây chuyền, bông tai, đồng hồ đeo tay, Các thiết bị điện từ như thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động (thẻ ATM), chìa khóa từ có thể bị xóa mất dữ liệu khi mang vào phòng máy.

Dụng cụ chuyên dùng trong phòng MRI sẽ được kỹ thuật viên dùng để kiểm tra các dị vật và thiết bị kim lọai được đặt trong cơ thể. Đặc biệt, các dị vật kim loại nhỏ, nằm trong cơ thể các các cơ quan có mô lỏng lẻo như ở não, mắt, tim, phổi, cạnh các mạch máu lớn... thì không nên chụp cộng hưởng từ. Còn lại ở các vị trí khác thì có thể chụp cộng hưởng từ.

Người bệnh thông báo cho nhân viên y tế biết nếu có mang các dụng cụ và thiết bị trong cơ thể như:

+ Dị vật kim loại: Các nẹp vít kết hợp xương, mảnh đạn.

+ Van tim nhân tạo

+ Stent mạch máu.

+ Các kẹp mạch máu não.

+ Các khớp, chỏm xương nhân tạo

+ Vòng tránh thai.

Các thiết bị này thường gây nhiễu hình ảnh cộng hưởng từ nên cần có một kỹ thuật chụp đặc biệt.

Những bệnh nhân được đặt các thiết bị điện tử:

+ Máy tạo nhịp nhân tạo.

+ Máy khử rung.

+ Máy trợ thính.

+ Thiết bị bơm thuốc tự động đặt dưới da ở bệnh nhân tiểu đường.

Không thể chụp cộng hưởng từ cho các trường hợp này, khi máy còn ở trên cơ thể bệnh nhân, vì từ trường mạnh của máy có thể làm hư các thiết bị trên.

Với trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, nhân viên y tế sẽ hỏi về tiền sử dị ứng thuốc, các triệu chứng có thể xảy ra khi dị ứng: Buồn nôn, nổi mẩn,… Thuốc tương phản hoàn toàn không gây độc cho cơ thể.

Bệnh nhân không cần nhịn đói trước khi chụp MRI. Chỉ khi nào cần gây mê để chụp MRI, bệnh nhân phải nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi chụp.

2. Trong Khi Chụp Mri:

Thời gian chụp cộng hưởng từ thay đổi khoảng từ 15 phút đến 45 phút tùy thuộc vào cơ quan cần khảo sát, sự hợp tác của người bệnh (nằm yên) và có được tiêm thuốc tương phản hay không.

Trong phòng chụp, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh nằm trên bàn chụp, với tư thế phù hợp nhất để bệnh nhân có thể nằm yên trong suốt quá trình chụp

Chụp cộng hưởng từ người bệnh sẽ nghe có tiếng ồn từ máy phát ra do hiện tượng cộng hưởng, đây là điều bình thường. Bệnh nhân sẽ đeo tai nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn.

Tùy theo bộ phận cơ thể mà kỹ thuật viên có thể yêu cầu như: Không nuốt nước bọt trong khi chụp cột sống cổ. Yêu cầu nín hơi thở khoảng thời gian ngắn trong chụp bụng và ngực, để có được hình ảnh đẹp hơn.

Người bệnh sẽ ở trong phòng chụp MRI một mình, tuy nhiên chúng tôi luôn luôn quan sát thấy và có thể đối thoại cùng người bệnh.

Với trường hợp cần tiêm tương phản, thuốc được tiêm vào tĩnh mạch tại vùng cẳng tay hay cổ tay, thời gian tiêm có thể từ 1 đến 2 phút. Sau tiêm thuốc, cơ quan cần khảo sát sẽ được chụp lại một lần nữa, nên người bệnh cũng sẽ nằm yên.

Khi tiêm thuốc, người bệnh có thể cảm giác toàn thân ấm lên hay có vị đắng ở lưỡi, điều đó là bình thường, và các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng 2 đến 5 phút.

3. Sau Khi Chụp Mri:

Phim và bảng kết quả sẽ có sớm nhất trong vòng 15 đến 30 phút (hoặc vài giờ nếu cần hội chẩn).

Hoàng Quyên

Tin liên quan
Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và hiệu quả, mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán chính xác tình hình bệnh. Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý hiệu quả hơn các phương pháp cận lâm sàng khác. Vậy chụp cộng hưởng từ MRI là gì và Dùng Chuẩn Đoán Bệnh Gì ?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở vùng cổ trước, có nhiệm vụ sản xuất ra hormon. Các hormon tuyến giáp có nhiều tác dụng khác nhau lên các cơ quan như tim, não, cơ và một số cơ quan khác để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể. Khi tuyến giáp to ra gọi là bướu cổ, đó có thể do u, viêm hoặc bệnh tự miễn như Basedow. Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, tuyến giáp cũng có thể bị ung thư.
Các nhà khoa học vừa thử nghiệm thành công loại virus được họ biến đổi trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho liệu pháp trị ung thư mới cực kỳ hiệu quả.
Ánh sáng laser khác với ánh sáng thông thường. Ánh sáng từ mặt trời hoặc từ bóng đèn có nhiều bước sóng khác nhau và trải ra theo mọi hướng. Ánh sáng laser, mặt khác, có một bước sóng đơn và có thể tập trung trong một chùm rất hẹp. Điều này làm cho nó mạnh mẽ và chính xác.
Trong thử nghiệm này, bác sĩ nhìn vào một phần của đại tràng và trực tràng với một ống soi sigmoidoscope (một ống sáng, linh hoạt về độ dày của một ngón tay với một máy quay video nhỏ ở cuối). Nó được đưa vào qua hậu môn và vào trực tràng và di chuyển vào phần dưới của đại tràng. Hình ảnh từ phạm vi được nhìn thấy trên màn hình video.
Sàng lọc là quá trình tìm kiếm ung thư ở những người không có triệu chứng. Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để sàng lọc ung thư đại trực tràng (xem Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về sàng lọc ung thư đại trực tràng ). Các xét nghiệm này có thể được chia thành 2 nhóm chính:
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.

19/05/2018

Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!

19/05/2018

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.

Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.