Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Cho Bà Bầu Theo Từng Tháng

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển cuả thai nhi. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Bạn cần biết rằng tất cả những gì bạn ăn uống cũng đều được hấp thụ bởi thai nhi. Chính vì vậy, việc ăn uống đầy đủ khi mang thai là vô cùng cần thiết.

Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Cho Bà Bầu Theo Từng ThángChế Độ Dinh Dưỡng Tốt Cho Bà Bầu Theo Từng Tháng

Mỗi tháng các mẹ đều cần phải có chế độ dinh dưỡng khác nhau để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Vậy bà bầu nên ăn uống như thế nào? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên, mời bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau !

1. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là rất cần thiết cho phụ nữ mang thai, nhằm đảm bảo cho cả mẹ và bé có một sức khỏe tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sau này.

  • Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giúp mẹ tăng cân phù hợp

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi đặc biệt là sự thay đổi về khối lượng và cấu trúc của cơ thể. Thông thường, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể tăng từ 10 – 12 kg. Nếu mẹ tăng cân ít trong thai kỳ dễ có khả năng con sinh nhẹ cân, thiếu vi chất. Ngược lại, nếu mẹ tăng quá nhiều cân trong thai kỳ sẽ sinh khó và có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.

  • Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ góp phần hạn chế tai biến sản khoa

Dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt góp phần giúp cho mẹ vượt cạn thành công. Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý không những gây hậu quả thiếu các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà còn làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, khó sinh, sinh non, nhẹ cân và một số tai biến khác.

  • Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ

Nếu mẹ không ăn uống đầy đủ các chất trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến một số bệnh lý như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ.

  • Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giảm một số vấn đề thường gặp khi mang thai

Một số vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai liên quan đến chế độ dinh dưỡng như: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn phải thức ăn khó tiêu hoặc không an toàn; táo bón liên quan tới chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, số lượng thực phẩm tiêu thụ không đủ và cả do giảm nhu động ruột khi mang thai; phù có thể do chèn ép hoặc cũng có thể do thiếu dinh dưỡng; chuột rút do thiếu vitamin D và canxi. Chế độ ăn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và vi chất sẽ làm giảm các biểu hiện trên.

  • Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ tăng khả năng tạo sữa sau sinh

Chế độ ăn đầy đủ, hợp lý trong thai kỳ sẽ giúp mẹ dự trữ chất dinh dưỡng tạo sữa sau sinh. Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, mẹ sẽ có ít sữa, không đáp ứng đủ nhu cầu sữa của bé cũng như không đảm bảo chất lượng sữa cho sự phát triển toàn diện của bé.

2. NHỮNG NGUYEN TẮC CHUNG VỀ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU

 

 

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Phần lớn các thai phụ đều cần dung nạp thêm nhiều chất đạm, một số loại vitamin và khoáng chất nhất định như axit folic, sắt và đặc biệt nhiều canxi. Nếu chế độ dinh dưỡng hiện tại của bạn chưa đáp ứng được những tiêu chí trên, bạn nên điều chỉnh lại ngay chế độ ăn uống của mình để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, ăn uống chất lượng hơn không có nghĩa là ăn nhiều hơn đâu nhé. Nếu như đã có cân nặng lý tưởng khi bắt đầu mang thai thì trong 3 tháng đầu tiên, bạn không cần phải nạp thêm calo đâu. Sau đó, bạn cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong 3 tháng tiếp theo và 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối. Còn nếu bạn bị thừa hay thiếu cân, bạn sẽ cần nạp ít hoặc nhiều hơn lượng ở trên, điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.

  • Nói không với những thực phẩm có hại

Thai phụ cần tránh xa hải sản sống như hàu, sushi hay món gỏi cá, sữa chưa tiệt trùng và phô mai làm từ sữa chưa tiệt trùng hay còn gọi là phô mai mềm như Brie hay Camember và phô mai Mê-xi-cô như queso blanco và panela; pa-tê, thịt gia súc và gia cầm sống hay tái. Vì những loại này có thể chứa những loại vi khuẩn không tốt cho thai nhi.

Gần như tất cả các loại cá đều có chứa thủy ngân hay nguyên tố kim loại nào đó và điều này sẽ có tác hại lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ nhỏ. Hiệp hội dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ chỉ nên tiêu thụ khoảng 300-400gr cá mỗi tuần, tương đương với khoảng 2 bữa ăn một tuần.

Các chuyên gia khuyên bạn nên từ bỏ bia rượu, các thể loại cock-tail trong suốt thai kỳ vì chúng sẽ có thể gây ra các dị tật, khuyết tật, mất khả năng học tập và các vấn đề về cảm xúc ở trẻ.

Đối với những thức uống có chứa caffein, bạn nên cân nhắc để cắt giảm hay tạm ngưng các loại thức uống này. Đặc biệt, nếu gặp bất kỳ điều gì bất thường khi sử dụng các chất này trong 3 tháng đầu tiên, bạn nên ngưng sử dụng ngay. Trong trường hợp “thèm” quá, bạn nên cố gắng giảm dần lượng dùng để tránh những tác dụng phụ như đau đầu. Caffein không chỉ có trong cà phê mà nó còn tiềm ẩn trong trà, các loại nước ngọt, nước giải khát có ga và socola nữa, các mẹ cũng nên để ý nha!

  • Không được ăn kiêng khi mang thai

 

 

Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bạn và em bé vì việc giảm cân không chỉ đơn thuần làm giảm cân nặng của cơ thể bạn mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một thai kỳ khỏe mạnh. Những thai phụ có chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân khoa học sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh. Vì vậy, nếu đang ăn uống rất “kham khổ” và chậm tăng cân, bạn nên xem lại nhé. Nên nhớ là bạn không chỉ đang ăn cho một người đâu đấy.

  • Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ

Chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ rải rác trong ngày là một cách sáng tạo có thể giúp bạn hạn chế những cảm giác khó chịu trong thai kỳ như buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, khó tiêu khi ăn uống. Khi mang thai, sự phát triển của em bé sẽ tạo ra sự chèn ép lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, vì vậy cơ thể bạn lúc này sẽ không còn không gian cho những bữa ăn thịnh soạn nữa.

Nếu giữa những bữa ăn chính và bạn cảm thấy rất đói, bạn nên ăn bất cứ thứ gì bạn có thể. Với một chế độ ăn uống phù hợp cùng những thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp bạn đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.

Các loại thức ăn nhẹ cũng rất tốt nhưng bạn cần lựa chọn chúng một cách khôn ngoan nhé. Tránh ăn vặt vì chúng mang lại lượng calo nhiều nhưng lại không đám ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng bạn cần.

  • Tăng cân dần dần

Như bạn đã biết, việc tăng cân khi mang thai là điều cần thiết và việc theo dõi tổng số cân nặng tăng lên cũng rất quan trọng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên tăng từ 300gr đến 1kg5 và sau đó mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300gr trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

Đối với những người mang song thai thường hay bị thừa hoặc thiếu cân trước khi mang thai, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo tốc độ tăng cân khác nhau cho bạn. Ví dụ khi bạn đang thừa cân, bác sỹ sẽ đề nghị bạn tăng khoảng 150gr mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3 thay vì 300gr như bình thường. Và nếu bạn đang mang song thai thì bạn sẽ cần tăng cân nhiều hơn so với các bà mẹ chỉ có một em bé duy nhất.

  • Uống bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh

Tùy theo nhu cầu về chất dinh dưỡng trong thai kỳ, bạn sẽ phải cân nhắc xem có nên bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc không. Vì nhiều lúc, những bữa ăn hàng ngày sẽ không cung cấp đủ cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Thực tế, nhiều mẹ vẫn cần sự trợ giúp của các loại thuốc bổ sung vitamin-khoáng chất dành riêng cho bà bầu để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Với những phụ nữ ăn chay nghiêm ngặt và mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, thiếu máu hay đã từng sinh con nhẹ cân trước đây, việc trao đổi kỹ với bác sĩ hay các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có những phương án bổ sung dưỡng chất phù hợp là vô cùng cần thiết.

Nếu có vấn đề với việc nuốt vitamin, bạn có thể thay thế bằng loại nhai hay dạng bột có thể hòa tan trong nước. Một nguyên tắc bạn luôn phải ghi nhớ khi uống các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng là “tham thì thâm”. Tuyệt đối không được dùng quá liều bất cứ loại vitamin, khoáng chất hay thảo dược nào mà không được sự tư vấn, cho phép của bác sĩ vì nó sẽ mang lại những tác hại khôn lường cho sức khỏe của bé và bạn.

  • Thỉnh thoảng hãy cho cơ thể mình được nếm vị ngọt

Thực phẩm đã chế biến, thức ăn nhẹ đóng gói và các loại tráng miệng có đường sẽ không phải là những món được ưu tiên trong thực đơn dành cho bà bầu. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải từ bỏ nó hoàn toàn đâu. Nếu tình cờ thấy một loại snack mới hấp dẫn, thử một chút sẽ không gây ảnh hưởng gì đâu. Một ly sinh tố chuối, một viên kem trái cây không béo hay hỗn hợp các loại kẹo và hạt cũng không phải là quá nhiều nếu bạn muốn nếm thử. Tuy nhiên, bạn luôn nhớ phải giữ giới hạn nhé!

3. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG MẸ BẦU CẦN BỔ SUNG KHI MANG THAI

 

 

Trong suốt quá trình thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ đều phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ truyền sang. Vì vậy, mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi có thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Trong quá trình mang thai mẹ thai cần phải cung cấp đầy đủ các nhóm chất quan trọng dưới đây:

  • Bổ sung Axit folic

Axit folic là một loại vitamin rất cần thiết đối với sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nhi. Việc mẹ bầu bổ sung đều đặn axit folic cho cơ thể sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc các dị tật thai nhi ở ống thần kinh, tật nứt đốt sống, đại tiểu tiện mất kiểm soát,…

Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ có bầu cần bổ sung lượng đủ 600μg lượng axit folic mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu axit folic mẹ bầu có thể bổ sung vào chế độ ăn uống như giá đỗ, các loại rau có màu xanh sẫm như rau cải xanh, rau bina, các loại hạt, sữa, chuối… Ngoài bổ sung qua đường ăn uống, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống axit folic.

  • Bổ sung sắt

Sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi trong thời gian thai kỳ. Đây là chất rất cần thiết đối với hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy bên trong cơ thể. Chuyên gia khuyến cáo, khi mang thai cơ thể người mẹ nên bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Mẹ bầu có thể bổ sung cho cơ thể nguyên tố vi chất này bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gan động vật, rau ngót, thịt nạc, cá biển, rau muống… Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng thiếu máu của bản thân bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung với liều lượng thích hợp.

  • Bổ sung canxi

Canxi là một thành phần khoáng chất rất quan trọng và cần thiết cho sự hình thành xương và tạo răng cho thai nhi. Ngoài ra, canxi còn tham gia quá trình tuần hoàn máu và dẫn truyền thần kinh.

Bắt đầu từ thai kỳ tuần thứ 29, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ để tạo xương, vì vậy việc bổ sung canxi cho cơ thể mẹ ở giai đoạn này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên bổ sung từ 1000 – 2000mg/ngày và tuyệt đối không được vượt quá 2500mg/ngày.

Thai phụ có thể bổ sung canxi cho cơ thể thông qua một số loại thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, đậu, rau xanh, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomai, kem…

  • Bổ sung các loại Vitamin và các yếu tố vi lượng

 

 

Việc mẹ bầu bổ sung các loại viên uống vitamin tổng hợp cho cơ thể sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế nguy cơ bé mắc phải các chứng bất thường sau sinh như tự kỷ. Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung các loại vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống.

Vitamin A có vai trò quan trọng để phát triển thị giác và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, phòng tránh các căn bệnh nhiễm trùng. Các loại thực phẩm giàu vitamin A mẹ có thể bổ sung cho cơ thể như gan động vật, lòng đỏ trứng gà, bơ, sữa, thịt, rau quả,…

Vitamin D có vai trò giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể, tránh tình trạng bé bị còi xương ngay khi còn trong bụng mẹ. Mẹ bầu có thể hấp thu vitamin D bằng cách tổng hợp dưới da bằng cách tắm nắng vào sáng sớm, sử dụng các loại thực phẩm như gan cá, các loại cá béo, trứng,…

Vitamin B1 Nếu cơ thể người mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin B1 sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh tê phù trong quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể bổ sung thành phần dưỡng chất này cho cơ thể thông qua các loại đậu, thịt heo, một số loại cá,…

  • Bổ sung axit béo Omega 3

Omega 3 là chất béo không no có chứa DHA rất cần thiết đối với sự phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. Ngoài ra, DHA có vai trò quan trọng trong việc phát triển võng mạc mắt của trẻ, giảm nguy cơ sinh non và tránh tình trạng thai nhẹ cân.

Omega 3 có rất nhiều loại thực phẩm mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn uống như cá, lòng đỏ trứng gà, sữa, thịt đỏ, các loại hạt… Để thuận lợi nhất, mẹ có thể bổ sung DHA cho cơ thể dưới dạng viên uống với liều lượng khoảng 300 mg/ngày.

  • Bổ sung I-ốt

I-ốt có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu, làm giảm nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc là trẻ chậm phát triển về trí não,… Trường hợp thiếu i-ốt nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng tử vong chu sinh, mẹ bầu cần phải chú ý để bổ sung đầy đủ i-ốt cho cơ thể.

Một số thực phẩm giàu I-ốt mẹ bầu nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày là cá biển, rong biển, muối ăn… Mẹ nên bổ sung đầy đủ 200μg i-ốt trông một ngày để đảm bảo cho sự phát triển bình thường cho thai nhi.

4. DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU THEO TỪNG THÁNG

  • Dinh dưỡng trong tháng đầu tiên của thai kỳ

 

 

Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Đừng lo, bật mí cho bà bầu mẹo ăn uống lý tưởng sau:

+ Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

+ Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

+ Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

+ Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.

+ Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

  • Dinh dưỡng trong tháng thứ 2 thai kỳ

Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg-1,7kg cũng khá ổn, bởi nhiều mẹ vì sự “tra tấn” của chứng ốm nghén, lại bị sút vài cân.

Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.

Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này.

Ngoài ra, nhớ uống 2 lý sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.

  • Dinh dưỡng trong tháng thứ 3 thai kỳ

Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy.

Nếu 2 tháng trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên dinh dưỡng cho tháng này:

+ Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.

+ Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.

+ Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

  • Dinh dưỡng trong tháng thứ 4 thai kỳ

 

 

Tháng thứ Tư, bụng đã lấp ló xuất hiện. Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Trong thời gian này, các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.

Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

  • Dinh dưỡng trong tháng thứ 5 thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ 2 thường là khoảng thời gian thoải mái, dễ chịu nhất với mẹ bầu. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và năng động hơn hẳn so với 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Trong 4 tháng đầu tiên mang thai, bạn nên tăng khoảng 3-4kg. Cuối tháng thứ 5, cần tăng thêm 1,5-2kg.

Cơ thể mẹ bầu lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh, nguyên do thường vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn, tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.

Bên cạnh đó, uống nước thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước lành mạnh khác. Uống nước nhiều giúp lọc bớt những chất lỏng không cần thiết trong cơ thể, giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này. Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và thêm 2 phần ăn từ các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Đã qua rồi thời kỳ ốm nghén, buồn nôn, giờ đây bạn có thể cảm thấy thèm ăn rất nhiều thứ. Cẩn thận! Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, chẳng hạn muốn ăn thịt đỏ là dấu hiệu của thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu thèm đồ ngọt, cố gắng hạn chế bầu nhé.

  • Dinh dưỡng trong tháng thứ 6 thai kỳ

Chúc mừng mẹ bầu, đến cuối tháng này, bạn đã hoàn thành 2/3 chặng đường. Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Từ đầu thai kỳ đến cuối tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6-8kg.

Lời khuyên về dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng này:

+ Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh, tốt nhất nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.

+ Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nây, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.

+ Chắc chắn rằng bản thân vẫn đang uống vitamin theo toa của bác sĩ.

  • Dinh dưỡng trong tháng thứ 7 thai kỳ

 

 

Bạn đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, đan xen với niềm vui vì sắp cán đích, bầu còn phải đối mặt với khá nhiều tác dụng phụ của thai kỳ. Để vượt qua giai đoạn này suôn sẻ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau về dinh dưỡng:

+ Ợ nóng: Áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, và khi ăn, tuyệt đối không ăn quá no. Thay vào đó, ăn nhẹ bổ dưỡng 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Cố gắng ngủ với gối cao.

+ Phù nề chân tay: Khả năng tích nước của cơ thể tăng lên do bạn nạp nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên. Vì vậy, nhớ đừng ăn thực phẩm dạng này. Ngoài ra, vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.

+ Táo bón khi mang thai: Mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng rất cần thiết!

+ Mệt mỏi và buồn ngủ: Ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu với triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể là do lưu lượng máu tăng lên, nhưng bạn lại không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.

  • Dinh dưỡng trong tháng thứ 8 thai kỳ

Bầu đang tiến gần đến cuối hành trình mang thai. Trong khi chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu, tại sao không dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể? Lúc này, bạn đã nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

  • Dinh dưỡng trong tháng thứ 9 thai kỳ

Thời gian này bà bầu sẽ khá bận rộn để chuẩn bị cho việc chào đời của bé con, vì vậy chuyện lơ là ăn uống tất nhiên sẽ diễn ra. Thực tế, 4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.

Đến gần cuối tháng 9, bạn nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ. Lời khuyên hữu ích dành cho bầu và tháng cuối như sau:

+ Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.

+ Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này.

+ Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.

+ Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.

+ Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh.

+ Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.

+ Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.

+ Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.

+ Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.

+ Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai có vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng chi tiết phù hợp với tình hình sức khỏe của mỗi chị em.

Ngọc Nguyễn

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Mang thai là một niềm hạnh phúc to lớn của mỗi người mẹ. Tuy nhiên để bảo vệ niềm hạnh phúc đó bạn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhưng bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì các mẹ cần lưu ý những thực phẩm không tốt cho cả mẹ và thai nhi
19/05/2018

Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.

19/05/2018

Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Có những chất dinh dưỡng tuy cơ thể chỉ cần một số lượng rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ.

19/05/2018

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.

19/05/2018

Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.

Xem nhiều

Những kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu có thai theo dân gian mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng Với kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày xưa, Nhận biết những dấu hiệu có thai theo dân gian được cho là phương pháp cực kỳ chính xác. 

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.