Để chuẩn bị bữa ăn cho bé 1 tuổi đã điều hết sức lo ngại đối với những bà mẹ trẻ. Họ phải luôn tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với con của mình để bé có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé khỏe mạnh và mau lớn hơn.
NHU CẦU DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐỂ CHUẨN BỊ BỮA ĂN CHO BÉ 1 TUỔI
1 tuổi là thời điểm bé bắt đầu tập trung cho việc đứng, đi lại, đây là những bước đi chập chững đầu tiên của trẻ. Vì thế mẹ cần phải tập trung đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ khi bước sang giai đoạn này.
Mẹ có biết cân nặng của bé khi bước sang 1 tuổi là bao nhiêu không?
Theo các chuyên gia trung bình các bé 1 tuổi nặng 10-12kg. Thể trọng lúc này của bé phụ thuộc vào khối lượng cơ và xương. Ngay thời gian này tốc độ tăng trưởng của bé khá nhanh. Mỗi tháng bé có thể tăng 0.2kg về cân nặng và tăng 2cm về chiều cao.
Tốc độ chuyển hóa của trẻ 1 tuổi rất nhanh 3,6 – 4 calo/ giờ. Do đó các bé thường cảm thấy đói nhanh hơn so với người lớn. Ngoài ra việc hiếu động ở trẻ giúp trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, vì thế những người mẹ hãy cung cấp năng lượng đầy đủ kịp thời cho trẻ
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÉ 1 TUỔI
Theo tư vấn của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi tốt nhất gồm 3 bữa chính, xen kẽ vào 3 – 4 cữ bú sữa mẹ. Ngoài cháo và bột thì có thể tập cho bé ăn các thức ăn mềm như bún, phở, nui, mì.
- 3 bữa cháo/ ngày gồm 4 nhóm thực phẩm:
• 2 – 3 muỗng canh có chất đạm được băm nhuyễn (thịt, tôm, trứng, cá)
• 1 muỗng củ, rau băm nhuyễn (rau dền, bí đỏ, rau muống, cà rốt)
• 1 – 2 muỗng dầu ăn
• Có thêm bột hoặc cháo đầy chén
- 500 – 600ml sữa/ ngày
- Tráng miệng bằng sữa chua/ trái cây hoặc váng sữa
Sữa mẹ, sữa tươi cùng các chế phẩm từ sữa như phô mai rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ 1 tuổi. Vào những bữa ăn, mẹ nên tập cho bé nhai rau củ trong bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, mẹ cần đa dạng nguồn thực phẩm, thay đổi món thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, mẹ không nên lạm dụng nước hầm xương vì ăn cái sẽ tốt hơn khi chỉ uống nước.
CÁCH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG BỮA ĂN CHO BÉ 1 TUỔI
Ở độ tuổi này bé thường hay kén ăn, rất dễ bị suy dinh dưỡng, vì thế mẹ không được để bé bỏ bú, nếu mẹ cắt sữa bú đêm cho trẻ, trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng
Nếu bé dễ ăn, tự tìm kiếm thức ăn thì mẹ hãy hạn chế để bé có thể phát triển một cách cân đối, không bị béo phì do thừa chất dinh dưỡng.
Bên cạnh việc chuẩn bị những bữa ăn cho bé 1 tuổi, để giúp bé phát triển toàn diện hơn,, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian bên cạnh bé để quan sát, trò chuyện và vui chơi cùng bé.
Đây là giai đoạn quan trọng để bé có thể học khẩu hình miệng và học từ giọng nói, cách hoạt động và cử chỉ của người lớn.
Tạo một môi trường an toàn để bé tự do vận động, theo sát bé thay vì bồng bế thường xuyên để hạn chế làm cho bé bị ảnh hưởng não trong quá trình phát triển.
GỢI Ý MỘT SỐ THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG HÀNG NGÀY CHO BÉ 1 TUỔI
Theo như bác sĩ và các chuyên gia, một bữa ăn cho bé 1 tuổi đầy đủ chất dinh dưỡng cần có:
+ 3 bữa cháo/ ngày
+ 500-600ml sữa/ ngày
+ Tráng miệng với sữa chua và trái cây
Trong đó 3 bữa cháo cần đáp ứng đủ: 40gr gạo, 30gr thịt, cá, tôm, 1 quả trứng gà, 20gr rau xanh, 10gr dầu ăn
Bên cạnh đó mẹ cần tập cho bé ăn rau củ quả, nhai nuốt như mọi người. Ngoài ra nguồn thực phẩm dành cho bé 1 tuổi cần phải đa dạng, thường xuyên thay đổi món ăn.
Nếu trẻ biếng ăn thì mẹ không nên ép mà hãy cho trẻ ăn từng chút một, sau đó bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm khác như sữa
Ngoài việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ 1 tuổi đầy đủ chất thì việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học đúng giờ cũng quan trọng không kém
Thực Đơn Ngày 1:
+ 7h: 1 chén cháo hoặc nuôi, mì nấu với thịt heo, cà rốt
+ 9h30: sữa 200ml
+ 12h: 1 chén cháo thịt bò
+ 15h: 1 miếng phô mai hoặc sữa chua, 1 ít trái cây ( đu đủ, xoài, dưa hấu, chuối)
+ 18h: 1 chén cháo cá, su su, dầu đậu nành
+ 21h: 200ml sữa
+ Đêm: 200ml sữa
Thực đơn Ngày 2:
+ 7h: 1 chén cháo băm thịt, cà rốt xắt nhỏ
+ 9h30: 200ml sữa tươi
+ 12h: 1 c
hén cháo rau đay
+ 15h: 1 miếng phô mai hoặc 1 ít đu đủ chín
+ 18h: 1 chén cháo ba ba, dầu đậu nành
+ 21h: 200ml sữa
+ Đêm: 200ml sữa
Thực Đơn Ngày 3
+ 7h: 1 tô bún cá lóc
+ 9h30: 180ml sữa, 1 miếng thanh long
+ 11h30: ½ chén cơm, 30g thịt heo
+ 14h30: 1 miếng phô mai, 1 miếng chuối
+ 17h30: 1 chén cháo tôm tươi, rau mồng tơi
+ 20h: 200ml sữa
+ Đêm: 200ml sữa
Thực đơn cho bé 1 tuổi rất đa dạng và chia làm nhiều bữa trong ngày, mẹ sẽ không phải quá lo lắng khi bé không ăn nhiều ở một bữa chính hay bữa phụ vì không lâu sau các bữa ăn thì bé lại được tiếp tục ăn và bổ sung năng lượng qua các món ăn mới. Tuy nhiên để chuẩn bị nhiều món ăn trong 1 ngày mẹ sẽ phải tốn rất nhiều công sức và thời gian, nếu như không thể thuận tiện chuẩn bị mẹ cũng có thể thay thế các món ăn bằng các sản phẩm bột dinh dưỡng, nên lựa chọn nhiều vị, mùi khác nhau sẽ giúp bé ăn ngon miệng và đỡ chán ăn.
NGUYÊN LƯU Ý TRONG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ 1 TUỔI
Bắt đầu từ giai đoạn 1 tuổi trở đi, bé bắt đầu biết đứng và đi, vận động nhiều hơn. Bé hoạt động hết công suất, tiêu hao khoảng 3 – 4 kcal/giờ. Thể tích dạ dày của bé chỉ 60-100ml. Khi ấy trong 1 lần ăn bé chỉ chứa được 0,2kg thực phẩm. Vì thế mà bé sẽ thường xuyên thấy đói. Mẹ không nên cho bé ăn quá no trong 1 lần, thay vào đó là nhiều bữa nhỏ. Nhu cầu bé cần ăn 1 ngày tối thiểu khoảng 5 bữa. Thời gian cách 3 giờ cho 1 lần ăn là tốt nhất.
Sữa nên là thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi. Theo các chuyên gia, ở độ tuổi này bé cần uống 500ml sữa mỗi ngày. Sữa giúp bé bổ sung các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là DHA tốt cho trí não và canxi có lợi cho xương và răng chắc khỏe. Bạn cũng có thể thay thế sữa bằng các chế phẩm từ sữa (phomai, váng sữa, sữa chua) để bé thích thú hơn.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý khi lựa chọn sữa cho con. Nên chọn sữa có thương hiệu, nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng rõ ràng. Vì không phải loại sữa nào cũng phù hợp với cơ địa của bé. Hơn nữa, việc cho con uống sữa đúng cách, đúng liều lượng cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm.
Bé 1 tuổi có hệ tiêu hóa còn non kém, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho sức khỏe bé. Mẹ không cần thêm thức ăn vào muối của con hoặc nếu cho thì chỉ với một lượng ít nhất có thể. Bé cũng cần tránh xa các loại đồ uống kích thích như trà hoặc cafe. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ không nên thêm vào nước ngọt có ga. Bởi đây là loại thức uống có nhiều đường hóa học không tốt cho dạ dày của bé. Khi uống nước ép trái cây cũng cần lưu ý, chúng ta nên pha loãng thêm nước với tỷ lệ 50 : 50.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ phần nào giúp các mẹ có thêm thông tin để chăm sóc cho bé toàn diện, phát triển về mọi mặt, nhanh chóng lớn khôn trong vòng tay thân yêu của gia đình.
Nguyễn Ngọc
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.