Cách nêm muối đúng cách cho trẻ nhỏ mẹ cần biết

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Ở mỗi độ tuổi trẻ có những nhu cầu và khả năng thích ứng với đồ ăn khác nhau. Đặc biệt là cách nêm gia vị, sử dung muối đúng cách cho trẻ ở từng độ tuổi.

Cách nêm muối đúng cách cho trẻ nhỏ mẹ cần biếtCách nêm muối đúng cách cho trẻ nhỏ mẹ cần biết

Muối đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành cơ thể. Muối ăn là bắt buộc cho sự sống, là chất cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống chứ không riêng gì cơ thể con người. Muối tham gia vào việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào. Cơ thể cần muối để hoạt động và muối lại là chất cơ thể không tự tái sản xuất. Do đó, việc muối xuất hiện trong đồ ăn dặm là cần thiết. Và dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối. Vậy sử dụng muối như thế nào để đúng và hợp lý cho trẻ nhỏ | thuocthang.com.vn hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc này nhé.

1. Nêm muối ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ

Trong những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, vị giác của trẻ chưa hoặc ít phân biệt được các vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng và thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Việc nêm muối quá mức không chỉ gây rối loạn vị giác, giảm khả năng hấp thụ kẽm, gây biếng ăn, mà còn tạo gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ trẻ mắc phải một số bệnh như tăng huyết áp, suy thận, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây tổn thương não bộ.

Nếu thêm quá nhiều dầu vào thức ăn sẽ làm giảm khả năng nhận biết cấu trúc thực phẩm khiến trẻ chán ăn. Quá nhiều dầu cũng làm cản hấp thu một số chất dinh dưỡng, gây đầy bụng hoặc thừa cân, béo phì.

Do đó, việc nêm gia vị cho trẻ cần tuân theo nguyên tắc về loại và liều lượng của từng loại gia vị để bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

hinhthucthanhtoan-thumbnailMuối đóng vai trò rất quan trọng

 

2. Cách cho trẻ ăn muối đúng cách

Mỗi ngày, lượng muối bé cần ăn tùy thuộc vào độ tuổi và độ trưởng thành của thận bé. Thường gặp các trường hợp cha mẹ cho bé ăn nhiều muối hơn là thiếu muối.

Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm (6 tháng tuổi) không nên thêm muối hay gia vị khác. Sau thời gian này, nếu sử dụng bột ăn liền có gia vị sẵn thì không nêm gì thêm. Nếu ăn bột gạo xay (hoặc 8 tháng ăn cháo) thì bắt đầu nêm một ít muối (hoặc nước mắm, nước tương, đường…), tùy từng món. Sau khi thịt (cá, bột và cháo) đã chín thì nêm muối (nước mắm) trực tiếp vào cháo hay bột. Cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn.

Lượng muối cho bé theo từng độ tuổi:

- Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.

- Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.

- Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.

- Bé 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.

Lượng nước mắm dùng cho bé chỉ nên khoảng 1/3 thìa cafe rồi tăng dần. Nên nêm nhạt vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé.

 

vccxvnnnnnnCho trẻ ăn muối đúng cách

 

Muối có tác dụng tạo vị ngon cho món ăn, bảo quản thức ăn được lâu và một số loại thực phẩm khi chế biến lại không thể thiếu muối. Do đó, khi sản xuất, các hãng thực phẩm cũng đã cho rất nhiều muối vào sản phẩm của mình. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh qui… Các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi cũng đều có 1 lượng muối nhất định.

3. Thức ăn dặm cho trẻ có cần thêm muối ?

Trong tất cả các giai đoạn phát triển trẻ đều cần bổ sung muối đúng cách và phù hợp từng giai đoạn. Vì Natri và Clo là thành phần chủ yếu có trong muối có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể. Ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Trẻ dưới 1 tuổi :

Ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt. Khẩu vị hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn. Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn và cho rằng phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, việc thêm muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thận của bé, do chức năng thận của trẻ ở độ tuổi này rất non nớt.

Việc nêm nếm quá nhiều muối có thể tạo thói quen ăn nhiều muối cho trẻ khi lớn lên, ảnh hưởng đến chức năng thận và gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ ăn nhiều muối ở thời gian này có thể dễ làm tổn thương não bộ.

Chính vì thế khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho muối, bởi thực tế trong một số thực phẩm hằng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi... đều đã cung cấp đủ natri cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.

Trẻ 1-2 tuổi :

 

dcxzxzzzzzNêm muối trong thực đơn ăn dặm

 

Với trẻ ở lứa tuổi này, muối cần được tiêu thụ hàng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, hạt nêm và thực phẩm thì cơ thể trẻ 1-2 tuổi chỉ cần 2,3g/ngày.

Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý (1,5g muối/ngày) vì một phần nhu cầu natri của trẻ đã được cung cấp từ các thực phẩm tự nhiên (10%) và thực phẩm chế biến sẵn (20%).

Trẻ từ 3 tuổi trở lên :

Có thể ăn cùng gia đình, tuy nhiên các món ăn vẫn phải nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn. Việc này để tránh tình trạng hình thành thói quen ăn mặn ở trẻ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Lưu ý :

Nếu cho bé ăn ít muối (hoặc không ăn muối, nước mắm) thì cũng không sợ thiếu muối cho cơ thể vì trong thực phẩm tự nhiên (thịt, cá, rau, quả...) dù không nêm cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl). Khi đó, cơ thể bé tự khắc sẽ điều tiết theo hướng tiết kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều.

Trong trường hợp bé ăn thừa muối thì lượng dư sẽ được thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu ăn muối quá nhiều khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận. Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng mắm, muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…

Khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp nào cho bé, cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, phụ huynh gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt. Cần hạn chế sự lệ thuộc vào độ mặn của thức ăn cho bé. Và nên sử dụng muối iot để phòng ngừa bệnh

Với những chia sẽ trên, hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc trẻ nhé!.

Danh Trường

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.

19/05/2018
Sởi, quai bị, rubella đều là dẫn căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có kháng thể phòng bệnh. Với khả năng phòng bệnh cao (lên đến 95%), số mũi tiêm ít, vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II được khuyến cáo tiêm cho người lớn và tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
19/05/2018
Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iod, vitamin A, sắt) mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt. Vì vậy, trẻ cần được uống bổ sung vitamin A để phát triển tốt, tránh nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, suy giảm miễn dịch,...
19/05/2018
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm cúm và hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần bị cúm trong đời.
19/05/2018
Bệnh tiêu chảy cấp rất phổ biến và nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là Virus Rota. Tuy nhiên vắc xin Rota virus là một biện pháp hiệu quả để phòng tránh viêm dạ dày ruột do virus rota.
Xem nhiều

Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.

Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.

Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.

Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.

Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.