Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy Tại Nhà Đúng Cách

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC
Tiêu chảy gặp nhiều ở trẻ em nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm khuẩn virut (Rotavirus…), vi khuẩn (E.Coli, Shigella, Campylobacter Jejuni, Samonella, phẩy khuẩn tả…), ký sinh trùng (Amip, L.Giardia).
Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy Tại Nhà Đúng CáchCách Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy Tại Nhà Đúng Cách

CÁC BIỂU HIỆN NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Khi bé bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn, những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy (bé bị tiêu chảy dạng phân lỏng, hoặc phân nước có máu). Thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé.

Khi bé chưa bị mất nước thì bé vẫn tỉnh táo, không khát nước và da vẫn mịn màng bình thường.

Khi bé đến giai đoạn mất nước thường hay quấy khóc, thóp lõm, mắt trũng vào và da sẽ bị nhăn lại.

Khi bé bị mất nước nặng sẽ dẫn đến hôn mê, không uống được nước nữa, tay chân lạnh, thóp lõm, da nhăn nhúm.

KHI NÀO BỐ MẸ CẦN ĐƯA TRẺ BỊ TIÊU CHẢY ĐI KHÁM BÁC SĨ

Dưới đây là các triệu chứng phát sinh mà bạn cần biết để đưa con đến bệnh viện kịp thời:

+ Bé bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm;

+ Phân của trẻ có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng hoặc nâu đen lẫn chất nhầy như nước mũi;

+ Bụng trẻ bị đau khi sờ vào;

+ Nôn ói nhiều, không thể ăn uống được;

+ Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt trũng, khóc không có nước mắt, tiểu ít, thần thái lờ đờ, da nổi ban,…;

+ Trẻ bị tiêu chảy kèm theo sốt cao.

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY HIỆU QUẢ NHẤT

1. Bù Nước Khi Bé Bị Tiêu Chảy

 

 

Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Nếu trẻ còn bú mẹ: tiếp tục cho bú thường xuyên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi nuôi bằng sữa công thức thì cần pha loãng ½ (pha loãng bằng một lượng nước chín tương đương) trong 2 ngày. Sau 2 ngày, cho trẻ ăn như thường lệ.

2. Thức Ăn Cho Trẻ Tiêu Chảy

Khi chăm sóc trẻ bị mắc tiêu chảy ngoài việc bù nước cho trẻ các bà mẹ nên chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do trẻ bị đi ngoài nhiều lần, mất nước mất muối nên trẻ rất nhanh mệt mỏi suy kiệt, vì vậy việc cho ăn là rất quan trọng để bù lại năng lượng bị mất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Những ngày trẻ bệnh, bạn cần cho ăn thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

  • Thức ăn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

  • Thức ăn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

 

 

Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.

Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát. Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.

Ngoài ra, Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Sai lầm hay mắc phải là: chỉ cho ăn cháo trắng với muối, không cho trẻ uống sữa, kiêng tất cả các loại thực phẩm khác vì sợ con bị tiêu chảy nặng hơn. Nếu làm như thế thì sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn vì ăn uống không đủ dinh dưỡng, bệnh lâu khỏi.

Tuy nhiên đối với các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: váng sữa, phô mai… thì không nên cho trẻ ăn. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa tiêu hóa được nên ăn vào sẽ càng dễ bị tiêu chảy.

NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Một số bà mẹ sai lầm là khi trẻ tiêu chảy lại không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng gây nguy hiểm hơn.

Sai lầm thứ hai là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay, các công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hóa. Hơn nữa, phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm. Do vậy chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn do tiêu chảy đã xác định do nguyên nhân vi khuẩn hoặc tiêu chảy có biến chứng bội nhiễm, viêm phổi…

CÁCH PHÒNG NGỪA TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Tiêu chảy có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bố mẹ nên phòng ngừa ngay từ đầu hơn là tìm cách điều trị khi con bị bệnh. Bằng cách theo dõi chế độ ăn uống của bé, tránh các chất gây dị ứng,… bạn có thể ngăn ngừa trẻ bị tiêu chảy. Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa cho con như:

1. Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi đụng vào trẻ

 

 

Rửa tay là cách đơn giản nhất giúp bạn không truyền vi khuẩn có hại đến trẻ. Bạn hãy rửa tay sau khi ra ngoài, mua sắm, làm việc,…trước khi pha bột hoặc chế biến đồ ăn cho trẻ. Thậm chí, rửa tay ngay cả sau khi đi vệ sinh thay tã cho bé hoặc khi lấy tay che miệng mỗi lần hắt hơi.

2. Vệ sinh bình bú, đồ đựng ăn của bé

Bạn hãy vệ sinh bình bú hoặc những dụng cụ đựng thức ăn của bé và đun sôi trong nước nóng. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế việc truyền bệnh cho bé. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đọc kỹ hướng dẫn về sức chịu nhiệt của các dụng cụ đó nhé.

3. Rửa đồ chơi của trẻ

Thông thường, trẻ sẽ có thói quen ngậm đồ chơi vào miệng, điều này vô tình khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Bạn nên vệ sinh đồ chơi bằng nhựa với chất tẩy nhẹ và nước ấm. Nếu hướng dẫn sử dụng của loại đồ cho đó cho phép, bạn hãy đun sôi và phơi ráo. Vệ sinh đồ chơi của trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy.

4. Cho trẻ bú sữa mẹ

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt hơn sữa mẹ. Do đó, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ ít bị tiêu chảy hơn.

5. Tránh để trẻ uống nhiều nước trái cây

Bạn nên giới hạn lượng nước ép cho trẻ sơ sinh uống, tốt nhất là dưới 120ml mỗi ngày. Vì trẻ uống nhiều nước trái cây có thể bị tiêu chảy. Hầu hết các bác sĩ khoa nhi không khuyên dùng nước trái cây cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Tiêu chảy là bệnh nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ biết được các biểu hiện cũng như cách xử trí kịp thời để có thể giúp con khỏe mạnh và vui chơi cùng bạn bè nhé.

Hy vọng với các chia sẻ về trẻ bị tiêu chảy của Thuocthang.com.vn trên đây thì các bậc cha mẹ sẽ tìm được cách khắc phục cũng như chế độ dinh dưỡng phụ hợp nhất để chăm sóc bé yêu của mình khi bé bị tiêu chảy, giúp bé yêu được khỏe mạnh phát triển toàn diện nhất có thể. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện về mọi mặt.

Kỳ Duyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.

19/05/2018
Sởi, quai bị, rubella đều là dẫn căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có kháng thể phòng bệnh. Với khả năng phòng bệnh cao (lên đến 95%), số mũi tiêm ít, vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II được khuyến cáo tiêm cho người lớn và tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
19/05/2018
Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iod, vitamin A, sắt) mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt. Vì vậy, trẻ cần được uống bổ sung vitamin A để phát triển tốt, tránh nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, suy giảm miễn dịch,...
19/05/2018
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm cúm và hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần bị cúm trong đời.
19/05/2018
Bệnh tiêu chảy cấp rất phổ biến và nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là Virus Rota. Tuy nhiên vắc xin Rota virus là một biện pháp hiệu quả để phòng tránh viêm dạ dày ruột do virus rota.
Xem nhiều

Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.

Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.

Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.

Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.

Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.