Hóa trị liệu là một trong những vũ khí chính để điều trị bệnh ung thư cùng với phẫu thuật, xạ trị, nội tiết, miễn dịch, sinh học... Chỉ định hóa trị phụ thuộc vào loại bệnh lý ung thư, giai đoạn bệnh, mục đích điều trị... Dưới đây là một số nội dung cơ bản được Thuocthang.com.vn tổng hợp được, để độc giả có thêm thông tin về hóa trị trong điều trị ung thư.
HÓA TRỊ UNG THƯ LÀ GÌ ?
Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Có thế áp dụng hóa trị liệu ung thư trong giai đoạn trước hoặc sau phẫu thuật và sau xạ trị.
Phẫu thuật và xạ trị có tác dụng loại bỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư ở một khu vực nhất định, nhưng thuốc hóa trị có thể gây tác dụng trên toàn bộ cơ thể. Điều này có nghĩa là hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận của cơ thể cách xa khối u ban đầu (nguyên phát).
Hóa trị có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
+ Ngăn chặn tế bào ung thư lây lan
+ Làm khối u phát triển chậm đi
+ Giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư như: đau đớn hoặc tắc nghẽn ở các bộ phận có khối u
CÁC THUẬT NGỮ DÙNG TRONG HÓA TRỊ
Hóa trị bổ trợ: Hóa trị liệu nhằm diệt nốt các tế bào còn sót lại trong cơ thể sau khi khối u đã được phẫu thuật lấy bỏ, giúp đề phòng bệnh tái phát.
Hóa trị tân bổ trợ: được sử dụng trước phẫu thuật nhằm làm giảm bớt kích thước u, bệnh nhân tránh được một phẫu thuật cắt bỏ quá rộng rãi.
Hóa trị tấn công: chủ yếu được sử dụng trong các phác đồ điều trị bệnh ung thư máu cấp, dành cho giai đoạn điều trị tấn công.
Hóa trị củng cố: một khi hóa trị tấn công trước đó đã đạt được sự thoái lui của bệnh, hóa trị củng cố nhằm giữ thành quả đó.
Hóa trị duy trì: thường được sử dụng với liều thấp hơn nhằm kéo dài thời gian lui bệnh.
Hóa trị triệu chứng: là những phác đồ dành cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
KHI NÀO ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG HÓA TRỊ
Hiện nay, mức độ ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Có thể kể đến như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư đại trực tràng,... Việc điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị thường không có sự phân biệt những loại bệnh ung thư nào mà quan trọng là ở giai đoạn nào.
Ví dụ như hóa trị ung thư dạ dày, hóa chất điều trị ung thư đại tràng... và một số loại bệnh ung thư khác tùy thuộc vào mức độ bệnh và sự lan rộng của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp, liều lượng và kế hoạch hóa trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Hóa trị ung thư được chỉ định trong các trường hợp sau:
+ Sau phẫu thuật: giúp loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tế bào ung thư quá nhỏ không nhìn được bằng mắt thường. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư sẽ tái phát.
+ Trước phẫu thuật: giúp thu nhỏ khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn.
+ Đối với ung thư di căn: Hóa trị ung thư giúp làm giảm bớt các triệu chứng nặng nề khi ung thư di căn hoặc giảm bớt kích thước khối u.
CÁC LOẠI HÓA CHẤT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Hiện nay, có hơn 100 loại thuốc sử dụng để hóa trị ung thư. Các bác sĩ sẽ có sự kết hợp các loại thuốc và phác đồ khác nhau tùy theo mức độ bệnh, tuổi tác của bệnh nhân. Tất nhiên phác đồ hóa trị ung thư phổi thì không thể giống với hóa trị ung thư cổ tử cung.
Thuốc hóa trị có thể được phân nhóm dựa trên cơ chế tác dụng, cấu trúc hóa học và sự tương tác của chúng với các loại thuốc khác. Một số loại thuốc hoạt động theo nhiều cách, và có thể thuộc về nhiều nhóm. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, một số nhóm hóa chất điều trị ung thư thường gặp:
Các thuốc loại này giữ cho tế bào không tăng sinh đột biến bằng cách phá hỏng DNA của nó. Những loại thuốc này hoạt động trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ tế bào và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi, vú và buồng trứng cũng như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh Hodgkin, đa u tủy và sarcoma.
Bởi vì những loại thuốc này làm hỏng DNA, chúng có thể ảnh hưởng đến các tế bào của tủy xương tạo ra các tế bào máu mới. Trong một số ít trường hợp, điều này có thể dẫn đến bệnh bạch cầu. Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu từ các tác nhân alkyl hóa là phụ thuộc vào liều. Nguy cơ mắc bệnh bạch cầu sau khi dùng các tác nhân kiềm hóa cao nhất khoảng 5 đến 10 năm sau khi điều trị.
Một số thuốc loại này như:
+ Altretamine
+ Busulfan
+ Carboplatin
+ Carmustine
+ Chlorambucil
+ Cisplatin.
Các chất chống ức chế chuyển hóa can thiệp vào sự tăng trưởng DNA và RNA bằng cách thay thế cho các yếu tố cấu tạo nên RNA và DNA. Các tác nhân này làm phá hỏng các tế bào ung thư trong giai đoạn khi các nhiễm sắc thể tế bào đang được sao chép. Chúng thường được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu, ung thư vú, buồng trứng và đường ruột, cũng như các loại ung thư khác.
Một số nhóm thuốc thuộc loại này như: 5-fluorouracil (5-FU), 6-mercaptopurine (6-MP), Capecitabine (Xeloda®), Cytarabine (Ara-C®)
Những loại thuốc này không giống như thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Chúng hoạt động bằng cách thay đổi DNA bên trong các tế bào ung thư để giữ cho chúng không phát triển và nhân lên.
Ví dụ như: Anthracyclines là kháng sinh chống khối u can thiệp vào các enzyme liên quan đến sao chép DNA trong chu kỳ tế bào. Chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại ung thư.
CÁCH TRUYỀN HÓA CHẤT UNG THƯ VÀO CƠ THỂ NGƯỜI BỆNH
Hóa chất ung thư được đưa vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau:
Có một số bệnh có thể sử dụng thuốc uống để hóa trị dưới dạng viên hoặc dạng nước. Với phương pháp thuốc uống giá thành thường rẻ hơn và người bệnh có thể sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, hiện nay rất ít loại thuốc uống trong điều trị ung thư bằng hóa trị và việc sử dụng các loại thuốc uống cần đúng liều, đúng thời gian.
Hầu hết các loại thuốc hóa trị được vào trong cơ thể thông qua tiêm tĩnh mạch. Có thể là tiêm trực tiếp hoặc pha trộn hóa chất với các dịch truyền rồi đưa vào cơ thể. Khi tiêm thì chỉ mất khoảng vài phút nhưng nếu truyền hóa chất thì mất thời gian lâu hơn có thể kéo dài từ vài tiếng đến 24 tiếng.
Trong việc sử dụng này, thuốc hóa học được đưa ngay vào động mạch chính cung cấp máu cho khối u để điều trị một khu vực duy nhất (như gan, cánh tay hoặc chân). Phương pháp này giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc đối với các bộ phận khác của cơ thể và được gọi là hóa trị khu vực.
Ngoài các đường đưa thuốc thường gặp ở trên, thuốc hóa trị có thể đưa bằng các cách khác như:
+ Đặt ống vào các khoang trống trong cơ thể: như khoang bụng hay lồng ngực.
+ Tiêm vào cơ, dưới da hoặc tủy sống.
+ Đặt ống vào bàng quang: đối với hóa trị ung thư bàng quang.
+ Bôi ngoài da: dùng cho các bệnh ung thư ngoài da.
Sau khi trải qua quá trình vào hóa chất điều trị ung thư, bệnh nhân ung thư phải đối mặt với nhiều biến chứng tác dụng phụ của hóa trị, sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy giảm và ảnh hưởng nặng nề. Sử dụng các sản phẩm giúp hỗ trợ miễn dịch và tăng cường đề kháng, giảm tác dụng phụ của hóa trị là một việc làm cần thiết.
HÓA TRỊ UNG THƯ ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở ĐÂU?
Nơi bạn tiến hành hóa trị tùy thuộc vào loại thuốc hóa trị mà bạn đang dùng, liều thuốc, chính sách của bệnh viện, bảo hiểm của bạn, phác đồ điều trị của bác sỹ.
Bạn có thể thực hiện hóa trị liệu tại:
+ Ở nhà
+ Trong phòng khám bác sĩ của bạn
+ Khu điều trị ngoại trú của trung tâm hoặc bệnh viện u bướu
+ Khu điều trị nội trú của trung tâm hoặc bệnh viện u bướu
HÓA TRỊ BAO NHIÊU LẦN?
Thời gian điều trị cũng như số lần tiến hành hóa trị lâu hay nhanh chóng, nhiều hay ít tùy thuộc vào loại ung thư, mục đích của hóa trị, loại thuốc được dùng, và phản ứng của cơ thể đối với loại thuốc. Có những trường hợp người bệnh phải dùng thuốc mỗi ngày, mỗi tuần, hay mỗi tháng.
Tuy nhiên thường thì những cuộc chữa trị sẽ theo một chu kỳ nhất định và có quãng thời gian nghỉ ngơi để những tế bào bình thường khỏe mạnh trở lại trước khi bắt đầu vào chu kỳ chữa trị kế tiếp. Thông thường hóa trị sẽ chia làm nhiều lần lập lại (nhiều chu kỳ), mỗi lần (mỗi chu kỳ) có thể kéo dài 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày… thậm chí cả tuần lễ, sau đó là thời gian nghỉ ngơi, hồi phục rồi mới điều trị tiếp. Lần điều tri đầu tiên gọi là chu kỳ 1, lần hóa trị kế tiếp: chu kỳ 2..
Nếu chẳng may ung thư tái phát sau khi điều trị, hóa trị vẫn có thể được dùng tiếp tục từ đó khiến thời gian tiến hành hóa trị của bệnh nhân sẽ kéo dài hơn.
NHỮNG YẾU TỐ LÀM CƠ SỞ ĐỂ BÁC SĨ CHỌN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ THÍCH HỢP CHO TỪNG BỆNH NHÂN
- Dựa vào tỷ lệ đáp ứng của từng phác đồ hứa hẹn mang lại kết quả điều trị cao nhất qua các nghiên cứu. Thí dụ một bệnh UT ở vào GD III khi được ĐT bằng phác đồ A sẽ cho tỷ lệ đáp ứng là 70%. Điều đó có nghĩa là cứ 100 bệnh nhân điều trị sẽ có 70 người đạt được lùi bệnh và 30 người không đạt được lùi bệnh hoặc đạt rất ít.
Ngoài ra còn dựa vào khoảng thời gian bệnh ổn định từ lần điều trị trước (thí dụ lần này vào vi bệnh tái phát hay di căn sau 1 năm, 2 năm...). Có thể tại thời điểm này, phác đồ đã chọn là tốt nhất nhưng về sau nó lại không còn phù hợp với bệnh nhân đó nữa,
- Dựa vào sức khỏe bệnh nhân: Hóa trị có nhiều độc tính nên sức khỏe của mỗi bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
+ Một số phác đồ mạnh không thích hợp cho những bệnh nhân tuổi cao, có nhiều bệnh đi kèm.
+ Luôn phải cân nhắc giữa cái lợi của việc điều trị bệnh ung thư với cái hại mà hóa trị có thể gây ra cho người bệnh.
+ Đôi khi chỉ có thể chỉ định đơn trị liệu thay cho các phác đồ đa hóa chất. Đặt chất lượng sống của bệnh nhân lên hàng đầu.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT HÓA TRỊ CÓ HIỆU QUẢ ?
Đối với trường hợp hóa trị bổ trợ sau khi khối u đã được cắt bỏ thì hiệu quả của hóa trị chính là khoảng thời gian bệnh ổn định, bệnh không tái phát
Đáp ứng hoàn toàn: tất cả các tổn thương đều biến mất, không còn dấu hiệu gì của bệnh. Chỉ số sinh học trong giới hạn bình thường (nếu trước đó có tăng cao)
Đáp ứng một phần: khối u nhỏ lại một phần (thường trên 50% kích thước ban đầu). Các chỉ điểm sinh học (nếu có) có thể xuống thấp nhưng bệnh vẫn còn tồn tại.
Bệnh ổn định: khối u không thoái lui nhưng cũng không phát triển thêm, bệnh ổn định. Chỉ điểm sinh học (nếu có) thường không tăng, giữ nguyên hoặc giảm không đáng kể.
Bệnh tiến triển: Khối u tăng lên về kích thước hoặc xuất hiện thêm khối u ở vị trí khác. Chỉ điểm sinh học (nếu có) tăng cao
NHỮNG BIẾN CHỨNG HÓA TRỊ UNG THƯ PHỔ BIẾN NHẤT
Ung thư và việc điều trị nó có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Bởi vì hóa trị giết chết các tế bào miễn dịch khỏe mạnh, nó có thể khiến một người dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ ít có khả năng chống lại vi trùng, nhiễm trùng cũng có thể kéo dài hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng với việc thường xuyên rửa tay, tránh những người bị bệnh và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời ngay khi có các dấu hiệu bất thường có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.
Hóa trị có thể khiến một người bị bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng hơn. Nhiều người hóa trị liệu gặp phải tác dụng phụ này. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì nó không nguy hiểm. Trừ khi bạn chảy máu sau một chấn thương nghiêm trọng thì cần báo với bác sĩ.
Hóa trị có thể làm hỏng nang tóc, khiến tóc yếu đi, dễ gãy và rụng. Nếu tọc mọc lại có thể mỏng hơn nhiều, hoặc xuất hiện một màu khác. Mô hình này thường tiếp tục cho đến khi hóa trị kết thúc. Tóc hầu như luôn mọc lại sau khi hóa trị. Một nghiên cứu trên tạp chí Liệu pháp da LetterTrusty Sourceestates cho thấy 65% những người được hóa trị liệu bị rụng tóc. Không có phương pháp điều trị cụ thể nào có thể đảm bảo ngăn ngừa rụng tóc, nhưng chăm sóc tóc đúng cách có thể làm chậm quá trình rụng tóc và thúc đẩy mọc lại sau khi điều trị.
2 triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột sau mỗi đợt hóa trị hoặc ngẫu nhiên. Thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn bữa ăn nhỏ hơn hoặc tránh một số loại thực phẩm, có thể hỗ trợ vấn đề này. Thuốc chống buồn nôn cũng có thể hữu ích, đặc biệt đối với những người bị buồn nôn trong khoảng thời gian dự đoán, chẳng hạn như ngay sau khi hóa trị.
Cụ thể là đau dây thần kinh do bị tổn thương. Nó thường ảnh hưởng đến tay và chân, gây ngứa ran, tê và cảm giác khó chịu bất thường. Một số người cũng trải qua triệu chứng ù tai. Các loại kem có chứa tinh dầu bạc hà và chất bổ sung, chẳng hạn như canxi và magiê, có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Đôi khi hóa trị có thể làm hỏng phổi của một người, làm giảm các chức năng lấy được oxy. Các vấn đề về hô hấp cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại ung thư. Giữ bình tĩnh, hít thở sâu và ngồi xuống trong khi nâng phần thân trên bằng gối có thể giúp ích. Một bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc liệu pháp oxy nếu vấn đề hô hấp tiếp tục kéo dài.
Hóa trị có thể kích hoạt các vấn đề tiêu hóa. Các tác dụng phụ khác của hóa trị liệu, chẳng hạn như buồn nôn, có thể buộc người bệnh phải thay đổi chế độ ăn uống. Những thay đổi đột ngột này cũng có thể gây ra vấn đề tiêu hóa.
Nên tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày và cần có các biện pháp không cần kê đơn cho táo bón, chẳng hạn như magiê, có thể làm cho nhu động ruột giảm đau. Hydrat hóa đúng cách có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của táo bón và cũng ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy.
Hóa trị gây ra những thay đổi trong hệ thống miễn dịch kích hoạt phát ban và các thay đổi về da khác.Phát ban nghiêm trọng có thể gây ngứa đau và có nguy cơ nhiễm trùng nếu gãi một vết phát ban cho đến khi chảy máu. Kem dưỡng ẩm và kem chống ngứa không kê đơn có thể giúp trị nhiều phát ban.
Một số người bệnh nhận thấy vết loét đau ở miệng từ 1 đến 2 tuần sau khi có một số hình thức hóa trị. Mức độ đau nhức có thể khác nhau. Đôi khi, vết loét có thể chảy máu hoặc bị nhiễm trùng. Súc miệng bằng nước muối ấm là một giải pháp được khuyến khích.
Đau tổng quát, bao gồm đau cơ mãn tính, đau đầu và đau nhức khác, là tác dụng phụ phổ biến sau khi hóa trị. Đối với một số người, cơn đau này có thể là do căng thẳng sau chẩn đoán ung thư. Tổn thương thần kinh do hóa trị cũng có thể gây đau. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau.
Ngoài 10 biến chứng phổ biến trên, một số người gặp phải tác dụng phụ hiếm gặp, bao gồm:
+ Thay đổi màu da
+ Đỏ và sưng ở tay và chân
+ Thay đổi tính cách, chẳng hạn như trầm cảm, hung hăng hoặc lo lắng
+ Vấn đề sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như huyết áp thấp bất thường
Trong một số ít trường hợp, tác dụng phụ phát triển trong quá trình hóa trị có thể là vĩnh viễn ví dụ tổn thương thần kinh vĩnh viễn có thể gây ngứa ran mãn tính ở tay và chân.
Không có cách nào để dự đoán bệnh nhân nào sẽ có biến chứng hóa trị ung thư ra sao một cách cụ thể, rõ ràng. Các loại tác dụng phụ cũng có thể thay đổi theo thời gian hoặc khi triển vọng điều trị thay đổi. Trò chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể giúp một người bệnh cảm thấy bớt lo lắng hơn. Đừng quên giữ tinh thần lạc quan trong quá trình điều trị ung thư là rất quan trọng.
Hoàng Quyên
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…