Ngoài việc được sử dụng trong liệu pháp hương thơm và mỹ phẩm, hoa cúc còn được biết đến với khả năng trị liệu nổi bật trong Đông y. Những nghiên cứu khoa học hiện đại cũng khẳng định tác dụng của trà hoa cúc với những lợi ích dành cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên bạn thời điểm uống trà thích hợp nhất là 30 phút sau bữa ăn và 30 phút trước khi đi ngủ. Nếu bạn là người thường xuyên thức khuya hay phải làm việc buổi tối, hãy uống 1 ly trà hoa cúc để giúp bạn tỉnh táo hơn.
I- Công dụng trà hoa cúc
1- Cải hiện giấc ngủ
Nước trà hoa cúc hỗ trợ thư giãn các dâu thần kinh và làm dịu hệ thần kinh. Vì vậy mà giúp cho bạn dễ chịu và ngủ ngon hơn. Dù gọi là trà, tuy nhiên trà hoa cúc không chứa thành phần caffein khiến cơ thể mất ngủ mà còn thích hợp uống sau bữa cơm (đặc biệt là cơm tối) và trước khi đi ngủ. Được biết, trà hoa cúc còn cải thiện chức năng hệ tiêu hoá, giúp tiêu hoá nhanh hơn.
2. Giảm triệu chứng co thắt dạ dày
Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm bớt kinh nguyệt và các chứng co thắt dạ dày. Trà làm thư giãn các cơ do đó giúp giảm đau. Nó hoạt động bằng cách tăng mức glycine trong cơ thể, giúp giảm cường độ co thắt cơ bắp.
3. Giảm đau bụng kinh
Không phải bỗng dưng mà phái nữ truyền tai nhau mẹo uống trà hoa cúc vào những ngày hành kinh để giảm đau bụng kinh. Bởi vì trong trà hoa cúc và một số loại trà khác (bạc hà, gừng, quế…) có chất chống co thắt và thành phần giảm đau. Chính vì vậy mà giúp tử cung co bóp dễ dàng cũng như có thể ức chế sản sinh Prostaglandin (chất giống như hormone gây viêm nhiễm và đau).
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng tinh dầu hoa cúc để thoa vào bụng dưới mỗi khi đến kì “đèn đỏ”.
4. Giúp giải nhiệt, tiêu độc, nhuận gan
Đông y thường kết hợp trà hoa cúc với kim ngân hoa và bồ công anh để giúp tiêu độc, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính. Uống trà hoa cúc thường xuyên kết hợp với hoa hòe giúp thanh nhiệt giải độc, phòng ngừa chứng nhức đầu do sốc nhiệt. Ngoài ra, nếu bạn bị phát ban thì hãy uống trà hoa cúc hàng ngày để giải nhiệt cho đến khi vết ban biến mất.
5. Điều trị cảm lạnh
Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là hóa giải cảm lạnh cực tốt. Khi có các triệu chứng như ho, sốt, nhức đầu, chảy nước mũi… bạn nên uống một tách trà hoa cúc nóng và để nó phát huy công dụng. Tính mát của thảo dược này sẽ giúp hạ sốt hiệu quả, làm dịu triệu chứng cảm lạnh chỉ sau vài giờ. Bạn cũng có thể hít hơi nước từ trà với chất chamomile sẽ giảm bớt mũi tắc nghẽn, chảy nước mũi và đau họng.
6. Tăng cường thị lực
Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp cải thiện tình trạng mắt bị đau, khô hoặc đỏ do đọc sách hay làm việc với máy tính liên tục. Đối với người mắt mờ, tầm nhìn yếu thì trà hoa cúc có tác dụng cải thiện thị lực tương đối tốt.
7. Trà hoa cúc giúp tăng cường hệ miễn dịch
Do chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn nên trà hoa cúc kích thích sản sinh ra các tế bào chống bệnh tật, giúp các cơ quan chức năng chống lại sự nhiễm trùng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.Dùng trà hoa cúc thường xuyên có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh và ho.
8. Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp
Trà hoa cúc có chứa flavonoid như apingen, hợp chất chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống trà hoa cúc hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn. Tiêu thụ thường xuyên trà hoa cúc cũng có thể thu nhỏ các khối u ung thư cũng như ngăn chặn sự tấn công của bệnh tuyến giáp.
9. Giảm lo âu căng thẳng
Chamomile được sử dụng từ thời cổ đại để giúp điều trị chứng lo âu. Chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư thái, có thể giúp làm dịu các dây thần kinh do đó làm giảm lo lắng. Uống trà hoa cúc hàng ngày có thể hạn chế đáng kể sự lo lắng.
10. Chống lão hóa
Đóng vai trò như một chất chống ôxy hoá, trà hoa cúc giúp bảo vệ làn da mỏng manh tránh tác hại do các tế bào gốc và bụi khuẩn từ môi trường. Bên cạnh đó, trà hoa cúc thúc đảy tái tạo tế bào và mô, thu nhỏ lỗ chân lông và làm chậm quá trình lão hoá da.
II- Những lưu ý khi uống trà hoa cúc
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý dùng trà hoa cúc đúng cách để tăng cường sức khỏe.
- Bạn không nên uống trà hoa cúc khi quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi nếu uống trà hoa cúc trong thời điểm này, cơ thể sẽ không hấp thụ hết được các chất dinh dưỡng trong trà.
- Sau quá trình vận động, toát mồ hôi: Bạn có biết mồ hôi ra nhiều sẽ tác động đến cơ thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng. Khi này, uống trà hoa cúc sẽ là giải pháp hiệu quả giúp cung cấp lượng nước cho cơ thể, tinh thần tỉnh táo, thoải mái.
- Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Theo nghiên cứu, một cơ thể bình thường cần khoảng 4 giờ để lượng thức ăn có dầu mỡ được tiêu hóa tốt. Uống trà hoa cúc sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, đẩy lùi cảm giác đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
- Sau khi dùng đồ ăn mặn: Nếu bạn là người thích các món ăn mặn thì bạn nên uống trà hoa cúc hàng ngày. Bởi khi ăn mặn, lượng muối trong cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Uống trà lúc này sẽ giúp bạn cân bằng lượng muối trong cơ thể. Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa hay dạ dày.
- Uống trà vào sáng sớm: Sau khi ăn sáng khoảng 30 phút, bạn hãy dùng một ly trà hoa cúc để có được tinh thần sảng khoái, thư thái và cung cấp năng lượng cho ngày mới.
- Sau bữa ăn trưa: Với đặc tính giúp mát gan, trà hoa cúc là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn sau bữa trưa. Bạn có thể cho thêm một chút mật ong hay cam thảo để thêm hương vị cho trà. Với sự kết hợp này, đảm bảo bạn sẽ có được ly trà thơm ngon, thanh mát giúp xua tan mệt mỏi của giờ trưa.
- Sau bữa ăn tối: Uống một ly trà sau ăn tối 30 phút sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Đồng thời, đây cũng là thời điểm để các chất dinh dưỡng trong trà hấp thụ vào cơ thể. Từ đó giúp cơ thể được mạnh khỏe, tăng cường thêm các chất dinh dưỡng vào sâu bên trong.
Bạn nên biết rằng, mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không nên sử dụng quá nhiều, quá liều lượng. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng từ khoảng 1 – 2 ly trà hoa cúc/ngày. Không cần phải uống theo toàn bộ những thời điểm ở trên, bạn chỉ cần chọn những thời điểm cụ thể, phù hợp nhất với chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình.
III-Hưỡng dẫn một sốc cách pha trà hoa cúc:
1. Cách pha trà hoa cúc mật ong giúp làm ấm cơ thể
Sử dụng nước đun sôi và cho một vài bông cúc sôi vào đun sôi khoảng 5 phút sau đó tắt bếp và hãm trà để trà chín tự nhiên trong 15 phút. Khi mùi hương của hoa cúc lan tỏa cũng là lúc trà bắt đầu sử dụng được. Tiếp tục cho mật ong (tùy theo độ ngọt yêu thích) và khuấy đều.
Như vậy là bạn đã có ngay ly trà hoa cúc mật ong để làm ấm và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả.
2. Pha trà hoa cúc với cam thảo
Để pha ly trà hoa cúc cam thảo tại nhà, bạn cần chuẩn bị một vài bông hoa cúc khô và rễ cam thảo. Đun sôi một lượng nước vừa đủ và cho đồng thời hoa cúc và cam thảo là bạn đã có ngay ly trà thanh nhiệt đơn giản từ hoa cúc và cam thảo.
Bạn cũng có thể pha thêm đường phèn hay lá trà xanh vào trà để tăng thêm hương vị và tác dụng. Loại trà này có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, sáng mắt hơn nhiều so với chỉ dùng trà hoa cúc nguyên chất. Bạn hãy yên tâm rằng trà xanh, hoa cúc và cam thảo hoàn toàn có thể kết hợp lại với nhau mà không lo bị phản tác dụng. rà này có tác dụng thanh nhiệt làm mát bổ gan, sáng mắt.
3. Trà hoa cúc táo đỏ
Trà hoa cúc táo đỏ có tác dụng giải nhiệt, bổ khí huyết, kiểm soát tiểu đường…Rất tốt cho sức khỏe
Để pha trà hoa cúc táo đỏ bạn cần 3 quả táo đỏ rửa sạch, 10gr hoa cúc khô và 250ml nước. sau đó đun nước sôi cho hoa cúc khô, táo đỏ vào hãm cỡ 7-8 phút. Bạn có thể cho thêm đường phèn nếu muốn uống ngọt, và chúng ta nên uống khi còn ấm.
Mrs Ngọc Lan
Mạ mân là cây thuốc được sử dụng rất phổ biến trong dân gian người Tày, Nùng Lạng Sơn để điều trị các bệnh về chức năng gan, mật như: Viêm gan, vàng da, nóng gan…
Tạp chí Glamour của Anh đã bỏ phiếu bình chọn ra những người đẹp có thân hình gợi cảm nhất thế giới. Trong đó không bất ngờ gì khi Scarlett Johansson ở hữu những đường cong tuyệt mỹ giành vị trí thứ nhất.
Trang PickyTop đã đưa ra danh sách 10 người phụ nữ đẹp nhất thế giới mọi thời đại. 10 phụ nữ này đều là những mỹ nhân một thời từng khiến hàng triệu người say đắm và bất chấp thời gian, họ trở thành những tượng đài nhan sắc.
Thiền định đã có từ xa xưa, nhưng những tài liệu ghi chép thời đó không có nhiều. Cho đến khoảng năm 500 trước thì đức Phật, xuất hiện ở Ấn Ðộ, là người đề xướng quan trọng nhất về thiền định trong lịch sử. Thiền định sau đó đã được truyền bá sang các nước Á châu khác, kể cả Việt Nam.
Ung thư gan là một trong những loại ung thư nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Tùy vào từng giai đoạn, mà bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa bệnh ung thư gan, sao cho phù hợp với bệnh nhân. Vậy, điều trị ung thư gan bao gồm những phương pháp nào, trong đó phương pháp nào sẽ mang lại hiệu quả tốt? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu bài viết dưới đây, để biết thêm nhiều kiến thức về các cách điều trị nhé !
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Kính là vật liệu được sử dụng nhiều trong gia đình, từ cửa sổ, cửa chính, cửa nhà tắm, cửa tủ kệ,... với đặc tính trong suốt của kính, tạo cho ngôi nhà trở nên sáng hơn, cảm giác sạch sẽ hơn. Cửa kính, vách kính nhà tắm lâu ngày sẽ xuất hiện những vết bẩn màu trắng mờ, bề mặt kính không còn được sáng bóng và trong như ban đầu. Điều này làm mất thẩm mỹ ngôi nhà của bạn.
Ashtart thường được người Do Thái thờ phụng như một vị thần chiến tranh, luôn gắn liền với sư tử hoặc báo hung hãn. Tuy nhiên, Astart còn được xem là nữ thần tình yêu vì ở một số vùng như Babylon, Syria, Phoenicia (gần Trung Đông ngày nay), người ta truyền tụng rằng các nữ tu phục vụ nàng luôn sẵn sàng hiến thân cho đàn ông để đổi lại tiền đóng góp xây dựng đền đại. Hình thức này được gọi là “mại dâm thiêng liêng.”
Nhắc đến tình yêu thì nữ thần Aphrodite cùng cậu con trai Eros của thần thoại Hy Lạp là hai cái tên mà người ta nghĩ tới đầu tiên. Tuy nhiên, trong thế giới thần thoại rộng lớn thì bên cạnh Aphrodite và Eros, chúng ta cũng có thêm rất nhiều vị thần khác sở hữu quyền lực tương tự. Hãy cùng way.com.vn tìm hiểu về nữ thần Freyja/Freya – Thần thoại Bắc Âu qua bài viết này nhé