Các Bệnh Nguy Hiểm Thường Gặp Trong Quá Trình Mang Thai

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố làm hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm, sức đề kháng của cơ thể yếu đi, nên bên cạnh việc đối phó với hàng loạt những vấn đề khó chịu như ốm nghén, đau lưng, ợ chua, chuột rút, phù nề…thai phụ còn thường xuyên mắc phải những bệnh như cảm cúm, ho… Do đó nhận diện các căn bệnh thường mắc phải khi mang thai sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe, thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu ngay một số bệnh hay gặp trong quá trình mang thai và cách phòng ngừa nhé các mẹ.

Các Bệnh Nguy Hiểm Thường Gặp Trong Quá Trình Mang ThaiCác Bệnh Nguy Hiểm Thường Gặp Trong Quá Trình Mang Thai

1. Thiếu Máu

Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh thường gặp nhất khi mang thai. Đối với người mẹ, bệnh thiếu máu quá nặng làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, tiền sản giật, vở nước ối sớm, băng huyết sau sinh… Với thai nhi, vấn đề thiếu máu làm trẻ dễ bị sinh non, thiếu máu di truyền, nhẹ cân và sức đề kháng yếu hơn trẻ sơ sinh thường. Đặc biệt, nếu mẹ mắc phải chứng thiếu máu trong thời kì đầu mang thai thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim khá cao.

Bạn có thể phòng ngừa thiếu màu bằng cách bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, cá, trứng, rau xanh đậm và củ dền. Khi bị ốm nghén, bạn nên dùng chế phẩm chứa sắt để bổ sung máu cho cơ thể.

2. Táo Bón

Theo thống kê, táo bón là bệnh thường gặp khi mang thai và có khoảng 50% bà bầu gặp vấn đề này. Khi mang thai, nồng độ hormone progesteron tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi tạo hiện tượng nhu động ruột, chén ép đại tràng gây ra chứng táo bón. Ngoài ra, các loại thuốc và chất sắt bổ máu cũng là nguyên nhân của bện táo bón.

Bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, ăn nhiều chất xơ từ rau củ, trái cây và ngũ cốc để phòng ngừa táo bón. Nếu bạn bị mắc chứng táo bón nặng và kéo dài thì nước táo và mận khô là bài thuốc nhuận tràng hữu hiệu.

3. Tiêu Chảy

Tiêu chảy có nguyên nhân do thay đổi chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Thai phụ được cung cấp nhiều dưỡng chất để có sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Việc hấp thu cùng lúc quá nhiều chất gây rối loạn đường ruột và dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, vệ sinh thực phẩm và cách chế biến kém cũng gây tiêu chảy.

Ăn chín uống sôi và tham khảo chế độ dinh dưỡng do bác sĩ sản khoa đề xuất là cách hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy. Nếu bạn bị tiêu chảy thì cần sơ cứu bằng cách bù lượng nước đã mất. Bạn nên uốg nước đun sôi để nguội và hạn chế nước ép, nước ngọt có gas.

4. Cảm Cúm

 

 

Khi mang thai, sức đề kháng của bạn yếu đi. Vì thế, bạn dễ nhiễm vi khuẩn gây cảm cúm. Bên cạnh đó, lượng estrogen tăng cao khi có thai khiến dịch nhầy chảy nhiều và sưng màng nhầy niêm mạc mũi. Đây là nguyên nhân của cảm cúm – bệnh thường gặp khi mang thai.

Bài thuốc tự nhiên bạn có thể sử dụng để đề phòng cảm cúm là tỏi, rau xanh và nước lọc. Tỏi giúp làm thông mũi và chống viêm, sưng tấy. Rau xanh và nước lọc giúp tăng sức đề kháng và thanh lọc cơ thể. Khi bị cảm cúm, bạn cần được giữ ấm, ngủ kê cao gối, uống nhiều nước ấm và hạn chế dùng nước lạnh.

5. Chảy Máu Nướu Răng

Mang thai khiến sức đề kháng của mẹ bầu giảm sút, lúc đó nướu răng sẽ mềm và rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, cao răng tích tụ ở chân răng cũng có thể gây đau nhức từ đó dẫn đến các bệnh như viêm nha chu, chảy máu chân răng…

Để phòng tránh tình trạng này, các bà bầu nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng kỹ sau khi ăn. Nên đến nha sĩ để được tư vấn, bổ sung một số dưỡng chất cần thiết có lợi cho răng.

6. Viêm Âm Đạo

Bệnh thường gặp khi mang thai tiếp theo là viêm âm đạo. Nguyên nhân gây viêm âm đạo phổ biến là vi khuẩn, nấm men, trichomoniasis và nhiễm strep B âm đạo. Khi khí hư bất thường, mùi hôi, màu đục (vàng hay xanh), khu vực âm đạo ngứa ngáy, đau rát khi đi tiểu, bạn cần tìm đến bác sĩ để khám và điều trị sớm. Nếu để bệnh kéo dài, bạn có nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

Cách phòng ngừa viêm âm đạo là vệ sinh sạch sẽ vùng kín, thay quần lót thường xuyên, sử dụng quần lót từ chất liệu thoáng mát, tránh ẩm ướt. Bạn có thể vệ sinh âm đạo từ trước ra sau để tránh lây nguồn bệnh từ hậu môn đến âm đạo. Ngoài ra, sữa chua là thực phẩm giúp phòng ngừa nấm phát triển khá tốt.

7. Tiểu Đường

Trong suốt thai kì, nội tiết tố thay đổi làm ảnh hưởng quá trình sản sinh insulin – chất chuyển hóa glucose. Insulin bị thiếu hụt làm tồn đọng glucose gây bệnh tiêu đường thai kì. Đây cũng là bệnh thường gặp khi mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Triệu chứng của bệnh là mệt mỏi, nhanh kiệt sức, hay khát nước, buồn tiểu liên tục và và nhiều tưa lưỡi.

Bạn có thể tránh tiểu đường thai kỳ bằng cách thay thế carbonhydrate đơn giản (đường trái cây, đương sữa) bằng carbonhydrate phức tạp (tinh bột, ngũ cốc, đậu và các loại hạt, giảm lượng hất béo bão hòa, tăng cường chất xơ và tuyệt đối không bỏ bữa dù bị ốm nghén.

8. Thủy Đậu

 

 

Bệnh thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính mà nguyên do là virus Herpes zoster gây nên, bệnh có khả năng lây nhiễm cao, lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Bởi vì người trưởng thành có khả năng miễn dịch với bệnh nên rất ít phụ nữ mang thai bị thủy đậu - ước tính có từ 1 đến 5 trường hợp cho mỗi 10.000 ca mang thai. Nhưng bạn có thể bị bệnh nặng nếu bạn không được miễn dịch và tình cờ mắc bệnh khi đang mang thai. Mắc bệnh khi mang thai sẽ khiến em bé bị ảnh hưởng. Đây là một trong các bệnh nguy hiểm khi mang thai mà bà bầu cần lưu ý.

9. Sốt Phát Ban

Nếu mẹ vô tình bị sốt phát ban trong quá trình mang thai thì khả năng gây dị tật cho thai nhi là rất lớn. Theo nghiên cứu và thống kê, thường sẽ có khoảng 25% thai nhi bị dị tật các bộ phận như não, mắt, tim… nếu mẹ không may bị sốt phát ban. Ngoài ra, mẹ bị sốt phát ban cũng có nguy cơ sảy thai, sinh non, chảy máu bất thường… cao hơn so với những mẹ bầu khác.

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc và không thăm khám khi mắc bệnh khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Triệu chứng thường gặp khi sốt phát ban thường là sốt cao, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể sốt nhẹ cho đến sốt cao, thậm chí lên đến 40 độ. Khi hết sốt sẽ xuất hiện nhiều nốt ban đỏ trên khắp cơ thể trong khoảng 3 - 4 ngày.

10. Nhiễm Virus Cytomegalovirus

Cytomegalovirus (CMV) là thành viên của gia đình virus herpes. Đây là loại virus thường được truyền cho trẻ sơ sinh nhất trong thai kỳ. Theo tìm hiểu của Thuocthang.com.vn khoảng 1% trẻ sơ sinh được sinh ra bị nhiễm trùng, một tình trạng gọi là CMV bẩm sinh. Hầu hết các bé bị CMV bẩm sinh không có vấn đề gì từ tình trạng này. Nhưng một số người rất ốm yếu khi sinh và có thể kết thúc với một số vấn đề dài hạn. Những người khác ban đầu có vẻ ổn nhưng phát triển mất thính giác và các biến chứng khác từ các tháng nhiễm trùng hoặc thậm chí nhiều năm sau đó. Bà bầu có thể thử ăn các món từ rau càng cua để giúp an thai, thai khỏe mạnh hơn.

11. Nhiễm Khuẩn Listeria

Listeria là bệnh nhiễm trùng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogens, một loại vi khuẩn thường có nhiều trong thịt chưa nấu chín và các sản phẩm từ sữa. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn này bởi hệ miễn dịch suy yếu. Nhiễm khuẩn Listeria trong thai kỳ có thể khiến bà bầu chuyển dạ sớm, sinh non.

12. Bệnh Sốt Xuất Huyết

 

 

Sốt xuất huyết là một căn bệnh gây ra bởi một loại virus truyền sang người bởi một số loài muỗi. Nó thường tồn tại trong thời gian ngắn nhưng các triệu chứng đôi khi có thể nghiêm trọng hoặc gây tử vong. Sốt xuất huyết là một trong số ít bệnh do muỗi truyền, cùng với Zika và chikungunya có thể gây rắc rối hoặc thậm chí nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì họ có thể truyền virus cho em bé khi mang thai hoặc trong khi sinh. Điều này có thể dẫn đến thai chết lưu, nhẹ cân hoặc sinh non. Trẻ bị nhiễm sốt xuất huyết có nguy cơ cao mắc bệnh nặng.

13. Bệnh Lậu

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn. Nó cũng có thể lây từ người mẹ bị nhiễm sang em bé trong khi sinh. Thời gian ủ bệnh (thời gian cần thiết để nhiễm trùng phát triển) thường là 2 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc. Bệnh lậu rất dễ lây lan, vì vậy nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình bị nhiễm bệnh, có khả năng bạn sẽ bị nhiễm lậu. Bệnh lậu là một trong các bệnh nguy hiểm khi mang thai cần phòng tránh, khả năng lây nhiễm qua thai nhi cao.

14. Liên Cầu Nhóm B

Liên cầu nhóm B (GBS) là một loại vi khuẩn mà nhiều người tự nhiên có trong đường ruột của họ. Các vi khuẩn cũng có thể cư trú hoặc "xâm chiếm" âm đạo của bạn và được truyền lại cho em bé trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Khoảng 25 % phụ nữ mang thai mang GBS trong âm đạo, trực tràng hoặc khu vực xung quanh. Liên cầu nhóm B có thể lây lan thông qua quan hệ tình dục, nhưng nó không được coi là một bệnh lây truyền thông qua đường tình dục vì khu vực sinh dục của bạn có thể bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn bạn mang trong đường tiêu hóa.

15. Mụn Rộp

Mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền sinh ra qua đường tình dục có thể do hai loại virus herpes simplex gây ra: loại 1 (HSV-1) hoặc loại 2 (HSV-2). Truyền nhiễm cho em bé của bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở là mối quan tâm lớn nhất với mụn rộp sinh dục khi mang thai. Nếu điều này xảy ra, em bé của bạn có thể có vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Trong một số ít trường hợp, nếu bạn bị nhiễm herpes ban đầu trong ba tháng đầu, virus có thể đi qua nhau thai và gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Herpes cũng có thể truyền sang em bé của bạn sau khi sinh, và các biến chứng có thể nghiêm trọng.

16. Toxoplasmosis

 

 

Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng mà bạn có thể mắc phải từ một loại ký sinh trùng siêu nhỏ có tên Toxoplasma gondii. Mặc dù nhiễm trùng thường gây ra một bệnh nhẹ, không có triệu chứng ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhưng nó có nguy cơ cho phụ nữ mang thai vì ký sinh trùng có thể lây nhiễm qua nhau thai và thai nhi. Trẻ sinh ra bị bệnh toxoplasmosis nghiêm trọng, có thể gây ra thai chết lưu, tổn thương cấu trúc và thần kinh lâu dài.

17. Rubella (Sởi Đức)

Nếu mẹ bầu không miễn dịch với rubella và mắc bệnh này trong thời kỳ đầu mang thai, nó có thể làm em bé trong bụng bị tổn thương. Bạn có thể bị hư thai hoặc em bé của bạn có khả năng bị dị tật bẩm sinh và các vấn đề phát triển. Hội chứng rubella bẩm sinh, hay CRS, là tên được đặt cho các vấn đề gây ra khi em bé sinh ra nhiễm virus rubella.

18. Virus Zika

Zika là một trong các bệnh nguy hiểm khi mang thai cần phòng tránh, là một loại virus lây lan chủ yếu bởi một số loại muỗi. Virus có thể gây dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như microcephaly, ở những em bé có mẹ bị nhiễm bệnh trong thai kỳ. Trẻ trẻ sinh ra nhiễm zika sẽ bị bệnh não nhỏ hoặc các vấn đề sức khỏe khác và một số có thể phát triển các vấn đề sau đó.

19. Bệnh Trĩ

Tình trạng táo bón kéo dài cộng với bào thai phát triển khiến tĩnh mạch tầng sinh môn và đáy chậu bị chèn ép,… là những nguyên nhân gây bệnh trĩ cho thai phụ. Ngoài ra một số chị em có trĩ sẵn nhưng ở dạng ẩn, sẽ dễ bị lộ trĩ trong thời gian mang thai. Để phòng tránh bệnh trĩ, chị em nên: tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ, rau củ quả, hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không ăn nhiều đường muối, không dùng các thức ăn có chất kích thích như trà, cà phê, nước ngọt…

20. Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu

 

 

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh mà rất nhiều chị em mắc phải khi mang thai. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bàng quang, thận, gây viêm và dẫn đến sinh non, thai nhẹ cân. Triệu chứng thường gặp khi mắc phải tình trạng này là cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc thậm chí có máu.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy mình mắc tiểu thường xuyên ngay cả khi không có nước tiểu trong bàng quang và đau vùng bụng dưới. Uống nhiều nước, không nhịn tiểu, đi tiểu ngay sau khi giao hợp, vệ sinh vùng âm hộ – hậu môn hàng ngày và sau khi đi đại tiện là một số biện pháp có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng mà bạn nên thử.

21. Viêm Gan Siêu Vi B

Đây là một trong những bệnh lây truyền từ mẹ sang con khá nguy hiểm vì nếu bị nhiễm bệnh từ mẹ, em bé sinh ra có nguy cơ 70 – 90% chuyển sang mãn tính, xơ gan, ung thư gan. Do đó, cách bảo vệ tốt nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sớm đi tiêm vaccine phòng viêm gan B để bảo vệ cho sức khoẻ bà mẹ cũng như có một thai kỳ khoẻ mạnh.

Tuy nhiên, nếu không may bị nhiễm viêm gan siêu vi B thì khi có thai, tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể để bảo vệ em bé trong suốt quá trình thai kỳ và các biện pháp tiêm phòng ngay khi em bé mới được sinh ra.

22. Trầm Cảm

Trầm cảm thường xảy ra khi mẹ mang bầu không theo kế hoạch. Triệu chứng thường gặp là buồn chán, mất ngủ, mất năng lượng. Hậu quả cho mẹ là tăng trọng lượng kém, nghiện thuốc, nghiện rượu, có ý định tự tử. Hậu quả cho thai nhi là suy dinh dưỡng, sanh non, chậm phát triển trí não. Vì vậy thai phụ cần được khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Có thể nói, những căn bệnh trên đây là những căn bệnh rất phổ biến và thường gặp, nó chỉ là những căn bệnh thông thường nhưng với phụ nữ mang thai, những căn bệnh này lại vô cùng nguy hiểm bởi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Do đó, ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có ý kiến từ bác sĩ. Đặc biệt, việc thăm khám thai định kỳ, cũng sẽ giúp mẹ kiểm tra và tầm soát một cách tốt hơn về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018
Mang thai là một niềm hạnh phúc to lớn của mỗi người mẹ. Tuy nhiên để bảo vệ niềm hạnh phúc đó bạn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhưng bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì các mẹ cần lưu ý những thực phẩm không tốt cho cả mẹ và thai nhi
19/05/2018

Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.

19/05/2018

Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Có những chất dinh dưỡng tuy cơ thể chỉ cần một số lượng rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ.

19/05/2018

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.

19/05/2018

Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.

Xem nhiều

Những kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu có thai theo dân gian mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng Với kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày xưa, Nhận biết những dấu hiệu có thai theo dân gian được cho là phương pháp cực kỳ chính xác. 

Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.

Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.