Bệnh Whitmore Và Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Bệnh Whitmore hay còn được gọi là Melioidosis, là một bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người. Bệnh tiến triển nhanh, cấp tính, vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh và tỷ lệ tử vong cao. Chính vì thế nhiều người đồn nhau rằng đây là vi khuẩn “ăn thịt người”, thực hư thế nào, hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nhé.

Bệnh Whitmore Và Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả NhấtBệnh Whitmore Và Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Whitmore là một bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây chết người do viêm phổi và nhiễm trùng máu. Trong trường hợp nặng nhất, Whitmore gây ra tổn thương suy nội tạng như gan, thận,… nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vi khuẩn này còn kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta lại khó lòng chống trả lại chúng một cách hiệu quả.

Một thống kê năm 2016 chỉ ra: tỷ lệ mắc bệnh là 165.000 trường hợp mỗi năm (khoảng tin cậy 95%), trong đó có 138.000 ca xảy ra tại Đông - Nam Á và Thái Bình Dương. Khoảng một nửa bệnh nhân trong những trường hợp mắc bệnh sẽ chết. Đặc biệt, Đông Bắc Thái Lan là nơi ghi nhận có tỷ lệ mắc bệnh melioidosis cao nhất trên thế giới (tỷ lệ trung bình là 12.7 trường hợp/100.000 người/năm).

Bệnh Whitmore thường có những biểu hiện liên quan đến phổi. Nếu bệnh whitmore điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Khi điều trị bằng kháng sinh, các tình trạng nghiêm trọng của bệnh có cơ hội hồi phục 50%, nhưng tỷ lệ tử vong chung vẫn cao, khoảng 40%.

BỆNH WHITMORE CÓ LÂY KHÔNG ?

B. pseudomallei là một loại vi khuẩn sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh Whitmore là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có mang vi khuẩn trong những trận gió, lốc xoáy trước cơn mưa. Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những bằng chứng về khả năng nhiễm bệnh khi ăn phải các thức ăn có vi khuẩn.

Cho đến nay vẫn không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về việc lây truyền bệnh giữa người với người hoặc lây truyền bệnh từ động vật sang người qua con đường không khí. Vì thế, bệnh Whitmore thường xảy ra lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch lớn.

Tuy nhiên, bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp-xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei. Hoặc lây truyền qua việc tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như: chó, mèo, bò, dê...

THỜI ĐIỂM BỆNH WHITMORE BÙNG PHÁT

Có khoảng 70% số lượng ca bệnh whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Vài trăm ca bệnh Whitmore đã được phát hiện chỉ sau một thời gian khá ngắn triển khai quy trình xét nghiệm bệnh tại các bệnh viện. Đa số bệnh nhân mắc bệnh đều là nông dân, thường ở độ tuổi từ 50 đến 70, có bệnh nền là bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh mãn tính liên quan đến phổi và thận. Bệnh nhân thường có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi khi nhập viện.

Sự tăng đột biến số lượng ca bệnh trong thời gian tháng 9, 10 và 11 là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới vì số lượng ca bệnh Whitmore có liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với lượng mưa hàng năm.

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH WHITMORE TẠI VIỆT NAM

 

 

Bệnh Whitmore được phát hiện tại Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước, bệnh xuất hiện lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và được xếp vào các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị "lãng quên".

Tuy nhiên, bệnh Whitmore đang có nguy cơ tái bùng phát trở lại ở Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh Whitmore với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi...

Khoảng 5 - 10 năm trước đây, thống kê chỉ có 20 ca mắc Whitmore thì từ đầu năm 2019 cho đến nay đã ghi nhận đến 20 ca, chủ yếu bệnh nhân đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Whitmore đa dạng phức tạp, thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác như: bệnh viêm phổi, bệnh lao phổi, áp xe cơ, bệnh nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung tháng 7 – 11 hàng năm. Những người có đặc thù làm việc phải tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước cần có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH WHITMORE

Vi khuẩn Whitmore có tên khoa học chính xác là Burkholderia pseudomallei, được Trung tâm Kiểm Soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đưa vào danh sách nguy cơ “khủng bố sinh học” vì độ nguy hiểm quá cao. Tỷ lệ tử vong của bệnh này tương đối cao, rơi vào khoảng 40-60% bởi chẩn đoán bệnh khó khăn, trên lâm sàng dễ nhầm với các bệnh khác thường gặp hơn như lao phổi, áp xe các cơ quan nội tạng, …

Tại nơi xâm nhập của vi khuẩn Whitmore, chúng sẽ làm cho da ở đó nổi các mụn nước nhỏ, rồi dần tạo thành ổ mưng mủ lớn. Điều đặc biệt là khi điều trị, do vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh thông thường, thế nên nếu không được chẩn đoán xác định đúng bệnh, dùng đúng thuốc thì bệnh tiến triển rất nhanh và dẫn đến những hậu quả khó lường.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH WHITMORE

Thời gian ủ bệnh: Trung bình bệnh sẽ ủ trong khoảng 9 ngày, còn có một vài trường hợp ngoại lệ, theo thống kê tính được thời gian ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày tùy thể trạng từng người.

Bệnh Whitmore chia làm 4 giai đoạn tiến triển bệnh như sau:

  • Nhiễm trùng cục bộ:

Thời gian này da bệnh nhân sẽ có xuất hiện các nốt sẩn đỏ, mưng mủ áp xe da và loét da, các bọc nước lớn vỡ và gây đau đớn. Bệnh nhân đa phần sẽ sốt và đau cơ. Giai đoạn này diễn ra rất nhanh để chuyển sang giai đoạn kế tiếp.

  • Nhiễm trùng phổi:

Đây là giai đoạn người bệnh mới bắt đầu đi khám và kiểm tra, vì vậy thường nhầm với viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ban đầu bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, chán ăn và đau nhức cơ liên tục, kéo dài. Đau ngực nhiều nhưng ho khan, nếu có đờm thì cũng không thấy dấu hiệu gì bất thường về màu sắc, tính chất, số lượng đờm. Tổn thương ở phổi có thể thấy trên phim X-quang là các đốm nhỏ, tương tự như trong bệnh lao phổi.

  • Nhiễm trùng máu:

Bệnh nhân có các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, suy thận, suy gan,… thường phần nhiều dẫn đến giai đoạn này. Biểu hiện trên lâm sàng là phản ứng sốc nhiễm trùng. Các triệu chứng diễn ra rầm rộ như sốt, nhức đầu, suy hô hấp, đau bụng, đau khớp, đau cơ,… Áp xe trong giai đoạn này có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên cơ thể, đáng quan ngại nhất ở gan, lách, tuyến tiền liệt,… làm cho bệnh ngày một nặng nề.

  • Nhiễm trùng toàn thân:

Melioidosis tiến đến giai đoạn cuối cùng của mình, hình thành áp xe ở các cơ quan và trên khắp cơ thể. Tuy nhiên không nhất định liên quan tới nhiễm trùng huyết. Các cơ quan bị tổn thương như gan, phổi, lách, tuyến tiền liệt, … và hệ thống khớp, xương, nội tạng, hạch bạch huyết, da, niêm mạc hay não đều có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng ngoài sốt còn có sụt cân, đau ngực, đau dạ dày, đau cơ, đau khớp, đau đầu hoặc bị co giật, động kinh.

Các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Những người dễ mắc bệnh hơn người bình thường là những người đã mắc một hoặc nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận, ung thư, HIV, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) , …

CHẨN ĐOÁN BỆNH WHITMORE

 

 

Việc chẩn đoán Whitmore được thực hiện dựa trên các xét nghiệm vi sinh học trong máu, nước tiểu, đờm hoặc tại phần da bị tổn thương:

Xét nghiệm máu: hữu ích để phát hiện sớm các trường hợp cấp tính của bệnh, tuy nhiên khi kết quả âm tính thì vẫn chưa thể hoàn toàn loại trừ khả năng mắc Whitmore.

Các xét nghiệm thường dùng khác là: xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination - IHA), xét nghiệm cố định bổ thể (complement fixation - CF) và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction - PCR)

CÁCH ĐIỀU TRỊ NẾU MẮC BỆNH WHITMORE

Khi được chẩn đoán là nhiễm Melioidosis, cần điều trị theo phác đồ thích hợp. Điều trị đa phần bằng các kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch trong vòng 10 – 14 ngày, sau đó sẽ có 3 – 6 tháng sử dụng kháng sinh bằng đường uống.

Một số kháng sinh đường tiêm có thể tham khảo như:

Ceftazidime dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau từ 6 – 8 giờ

Meropenem dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 8 giờ

Kết hợp với kháng sinh đường uống như:

Trimethoprim-sulfamethoxazole dùng 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ

Amoxicillin/acid clavulanic ( co-amoxiclav) dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 8 giờ

Lưu ý:

Với những bệnh nhân dị ứng với Penicillin thì sử dụng kháng sinh khác theo phác độ điều trị thay thế.

Do đặc thù phác đồ điều trị tấn công liều cao liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó phải dùng kháng sinh duy trì 3 đến 6 tháng nữa. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ, đúng thuốc và theo dõi sát sao, bệnh Whitmore rất dễ tái phát, sức khỏe người bệnh sẽ suy kiệt dần và có thể tử vong.

Quá trình theo dõi điều trị bệnh kéo dài, nhìn chung tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong cao lên đến hơn 40%.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH WHITMORE

Ở những nơi đang có ổ dịch, tránh tiếp xúc với đất hoặc nước đã bị ô nhiễm vi khuẩn Melioidosis. Với bệnh nhân đang có vết thương ngoài da, hoặc người bệnh đái tháo đường, mắc bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore, vì vậy càng cần phải cẩn thận hơn nữa khi tiếp xúc với đất bẩn, ao tù nước đọng, …

Đối với các nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân, cần có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cách ly và phòng chống bệnh lây truyền như đeo mặt nạ, găng tay, mặc áo choàng, …

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió ? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư ? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.

19/05/2018

Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vậy viêm não Nhật Bản là gì ? Triệu chứng viêm não Nhật Bản ?... Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết sau đây về bệnh viêm não Nhật Bản để có các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân.

19/05/2018

Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.

19/05/2018

Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên ( Liệt mặt ngoại biên ) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng Thuocthang.com.vn theo dõi trong bài viết sau đây.

19/05/2018

Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt, thậm chỉ có thể làm giảm thị lực và mù lòa. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt. Trong bài viết dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ tổng hợp lại các phương pháp chuẩn đoán và điều trị viêm giác mạc do Virus Herpes. Mời bạn tham khảo.

Xem nhiều

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp do virus HPV gây nên và có tính lây lan rất nhanh. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, sùi mào gà nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể tái phát nhiều lần gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này cũng như tốn kém chi phí, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và những người xung quanh.

Hắc lào là một tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến do nấm Tinera gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây nên ngứ ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Chữa hắc lào tại nhà bằng các mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên là các điều trị được sử dụng từ xa xưa và có thể cho hiệu quả rất tốt.

Mặc dù mọi người đều biết đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, nhưng ít có ai trong chúng ta thực sự có kiến thức về các nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm HIV để có thể phòng ngừa bệnh. Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm (một giai đoạn được gọi là nhiễm HIV cấp tính hoặc hội chứng retrovirus cấp tính), một số người nhận thấy những dấu hiệu như sốt, đau nhức người và đau họng. Nhưng sau giai đoạn nhiễm cấp, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn lâm sàng tiềm tàng, hay HIV mạn tính, phần lớn không có triệu chứng.

Bệnh lậu là căn bệnh do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên, thường lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục. Theo các nghiên cứu, bệnh lậu đang có xu hướng tăng và lan truyền nhanh với mức độ nguy hiểm. Việc thiếu hiểu biết về căn bệnh này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và nhiều người điều trị khi bệnh đã ở mức độ nặng, có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn

Tin tiêu điểm

mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.