BÀ BẦU UỐNG NƯỚC MÍA CÓ TỐT KHÔNG ?
Có thể nói, nước mía là một trong những thức uống cực tốt cho sức khỏe mẹ bầu, vừa giúp mẹ giải nhiệt cơ thể do thay đổi các nội tiết tố vừa tăng sức đề kháng, miễn dịch với một số căn bệnh thường gặp ở mẹ bầu như ho, cảm cúm,…
Ngoài ra, tác dụng của nước mía làm các mẹ hết sức bất ngờ, đấy chính là trẻ sinh được hoàn toàn sạch sẽ không còn những chất nhày do nhau thai tạo nên mà còn giúp trẻ có một làn da trắng hồng và mịn màng.
Nếu mẹ bầu biết sử dụng nước mía đúng cách thì nước mía được xem là một trong những thần dược giúp cải thiện sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi
LỢI ÍCH CỦA NƯỚC MÍA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE MẸ BẦU
Trong quá trình mang thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ. Các chuyên gia sức khỏe khuyên các mẹ bầu nên thường xuyên uống nước mía để giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Làm Sạch Răng Miệng
Vấn đề về vệ sinh răng miệng khi mang thai là điều rất quan trọng bởi có khoảng 90% các loại vi khuẩn lây qua con đường này và sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé yêu của bạn. Các khoáng chất có trong mía giúp làm sạch răng, miệng, thông mát vòm họng, yết hầu.
2. Cung Cấp Một Lượng Vitamin Và Khoáng Chất Cần Thiết
Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt,… các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, một ly nước mía có thể giúp mẹ bầu cản thiện tâm trạng ngay. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.
3. Nước Mía Giúp Bảo Vệ Da Khỏe Mạnh
Da là một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của mẹ có nguy cơ sẽ đối mặt với các vấn đề về mụn.
Những nốt mụn li ti hoặc sưng đỏ có thể là nỗi phiền muộn lúc này của mẹ. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này, hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng chất axit alpha hydroxyl có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.
4. Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Cho Thai Phụ
Trong nước mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, nước mía là thức uống giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Cải thiện tình trạng thai nghén: Giai đoạn đầu của thai kỳ, các mẹ thường hay gặp tình trạng thai nghén, ói liên tục làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Lượng đường có trong nước mía sẽ giúp mẹ phù lại phần nào mất đi trong quá trình nôn ói.
5. Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa Trong Suốt Quá Trình Mang Bầu
Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm “quăng” nỗi lo này qua một bên. Kali có trong nước mía là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm.
Bà bầu uống nước mía sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
6. Hạn Chế Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu
Khi mang thai, sự gia tăng của các hormone progesterone sẽ làm giãn đường tiết niệu, tác động đến dòng chảy của nước tiểu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến nguy cơ viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu. Ăn mía là một trong những cách thức an toàn và hiệu quả để phòng tránh vấn đề này.
Mía không chỉ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại ở đường tiết niệu, mà còn chứa hàm lượng cao vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu để phòng tránh các bệnh tật khác.
THỜI ĐIỂM NÀO CỦA THAI KỲ MẸ BẦU NÊN UỐNG NƯỚC MÍA
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe mẹ bầu, nên khuyên uống nước mía vào giai đoạn cuối của thai kỳ, giúp mẹ bổ sung lượng đường cũng như các dinh dưỡng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt, nếu mẹ bầu sử dụng nước mía thường xuyên sẽ tránh được tình trạng thiếu nước ối và trẻ sinh ra hoàn toàn sạch sẽ không còn nhau thai bám trên cơ thể. Ngoài ra, ở đầu giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cũng có thể sử dụng nước những số lượng tương đối. Vì nước mía có tính thanh mát không tốt trong quá trình vừa đậu thai.
CẦN CHÚ Ý GÌ KHI MẸ BẦU UỐNG NƯỚC MÍA
Tuy nước mía có nhiều công dụng bổ ích nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
– Không nên uống quá nhiều nước mía bởi lượng đường trong mía cao vượt ngưỡng dễ dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.
Mẹ chỉ nên uống nước mía để giải khát trong buổi trưa nắng hoặc buổi xế chiều để bù nước sau khi ngủ dậy. Không uống vào sáng sớm, trước bữa ăn hoặc chiều tối làm ảnh hưởng dạy dày và hệ tiêu hóa.
– Trường hợp mẹ bầu mang mắc phải triệu chứng đường cao thì hạn chế tối đa việc sử dụng nước mía trong thai kỳ.
– Mẹ bầu nên chia thành nhiều lần uống trong một ngày, tránh uống quá no làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bất thường.
Ngoài ra, năng lượng trong nước mía rất nhiều nên bà bầu uống nước mía quá nhiều sẽ làm thai phụ tăng cân. Nó không những gây hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, khiến mẹ mất tự tin.
Cách tốt nhất mẹ bầu chỉ nên sử dụng 1 ly nước mía mỗi ngày vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Mỗi ly khoảng 400ml là đảm bảo sức khỏe nhất. Ngoài ra, mẹ sử dụng thêm nhiều nước khoáng giúp cơ thể mẹ thanh mát và giải độc do sự thay đổi các nội tiết tố khi mang thai.
Không bảo quả nước mía trong tủ lạnh: Mẹ nên ước lượng uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh bởi đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, bà bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì mẹ dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt hơn.
– Nên sử dụng nguồn nước mía sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh.
MỘT SỐ CÁCH PHA CHẾ NƯỚC MÍA NGON
Khi nước mía kết hợp cùng một số loại của quả như tắc, cam, cà rốt sẽ cho ra hương vị thơm ngon mới. Mẹ bầu có thể áp dụng thử tại nhà.
+ Nước mía chanh/tắc: Ép nước mía với 1 quả tắc hoặc chanh cho ra ly nước mía thơm hơn, ngon ngọt hơn.
+ Nước mía cam: Mùi vị của cam rất nhẹ dịu, thơm mát, trong cam chứa nhiều vitamin C nên ly nước mía cam sẽ rất tuyệt vời cho những ai yêu thích cam.
+ Nước mía cà rốt: Kết hợp cà rốt với nước mía sẽ cho ra mùi vị độc đáo, làm cho nước mía cà rốt ngon hơn bao giờ hết.
Với thắc mắc bà bầu uống nước mía có tốt hay không hiện đang được nhiều người quan tâm và theo dõi hiện nay. Có thể nói nước mía là một trong những thức uống cực tốt cho mẹ bầu mang thai, giúp mẹ tăng sức đề kháng, bảo vệ làn da, giúp giải nhiệt cơ thể do sự thay đổi các nội tiết tố bên trong người mẹ. Hi vọng thông qua nội dung bài viết này của Thuocthang.com.vn mẹ bầu có thêm những kiến thức hay về cách chăm sóc sức khỏe cũng như việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của trẻ. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu được thông minh và tròn trịa.
Hoàng Quyên
Ngoài việc chọn các loại thực phẩm tốt cho bà bầu, thì bạn cũng cần chọn những loại nước uống tốt khi mang thai bởi cơ thể cần được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường.
Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Có những chất dinh dưỡng tuy cơ thể chỉ cần một số lượng rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sự phát triển của trẻ.
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu. Có tới 80% những bà mẹ bầu có triệu chứng bị đau lưng khi mang thai. Hầu hết các trường hợp đều chỉ xuất hiện triệu chứng đau lưng thoáng qua rồi sẽ mất đi dần, thế nhưng cũng có những trường hợp các cơn đau kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Những kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu có thai theo dân gian mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng Với kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày xưa, Nhận biết những dấu hiệu có thai theo dân gian được cho là phương pháp cực kỳ chính xác.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, các bà bầu thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, bất tiện cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật. Rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.
Khi mang thai, ngoài niềm vui được làm mẹ thì nhiều thói quen thường ngày bà bầu phải tránh. Trong đó có thói quen dùng mỹ phẩm. Có những thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai vì gây hại cho thai nhi.
Tâm lý của các cặp vợ chồng khi khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ ra đời đều rất tò mò và háo hức muốn biết liệu bé yêu nhà mình là hoàng tử hay công chúa. Vậy thai bao nhiêu tuần thì biết giới tính? Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn liệu mang thai 12 tuần đã có thể nhận biệt giới tính thai nhi hay chưa và thường tự dự đoán bằng những “mẹo” dân gian. Tuy vậy, những quan niệm dân gian này đôi khi cũng không hoàn toàn chính xác.