Bệnh Gout ( hay trong Đông Y còn gọi là bệnh Thống phong) được xếp hạng và hàng lâu đời nhất của loài người với lịch sử hơn 2000 năm và được gắn mác là “ bệnh vua chúa”, “ bệnh nhà giàu” vì nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do chế độ ăn uống giàu purin dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng cao làm lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, cơ, khớp… Nhưng hiện nay thì số lượng người mắc bệnh Gout ngày càng gia tăng chóng mặt và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi những cơn đau khủng khiếp, dai dẳng, triền miên khiến người bệnh đau đến tận xương tủy. Nam giới thường mắc bệnh gút nhiều hơn phụ nữ (tới 95% nam giới có thể trạng to béo trong độ tuổi 35-45). Bệnh gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Hiện nay, cách điều trị gút bằng thuốc nam là phương pháp được nhiều người tìm kiếm và điều trị theo bởi Thay vì điều trị bằng thuốc Tây Y kém hiệu quả mà còn gây kích ứng cho sức khỏe, để lại nhiều tác dụng phụ thì hiện nay dùng thuốc đông y hay thuốc nam được người bệnh tìm kiếm và áp dụng nhiều, đặc biệt là thuốc nam không chỉ do là những cây thuốc thiên nhiên dễ tìm mà còn có tác dụng điều trị hiệu quả lâu dài không có tác dụng phụ mà chi phí điều trị còn giảm đi rất nhiều.
Với các thảo dược từ thiên nhiên lành tính, những bài thuốc này đã giúp người bệnh giảm đau nhức và sưng tấy, tăng cười gân cốt và việc vận động các khớp trở nên dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng theo dõi để tham khảo và áp dụng nhé:
1. Cải Bẹ Xanh
Cải bẹ xanh còn gọi là cải xanh, cải canh, cải cay (lá cải hơi có vị đắng, người ta hay gọi là cải đắng) đây là loại rau xanh có trong bữa cơm hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng của cải bẹ xanh với sức khỏe. Theo Đông y, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí, tiêu thũng, giảm đau, Cải xanh con là loại rau lợi tiểu. Thành phần dinh dưỡng có trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic…, nên đây là một loai rau có tác dụng chữa bệnh gout rất tốt vì tác dụng đào thải được chất axit uric ra ngoài
Cách làm: Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Đồng thời, bệnh nhân gout có thể lấy cải bẹ xanh giã nát và đắp vào chỗ đau.
2. Diệp Hạ Châu
Nhắc đến cây Diệp Hạ Châu không phải ai cũng biết tuy nhiên nó lại chính là cây chó đẻ hoa vàng hay một số nơi còn gọi đó là cây nụ áo rìa. Một trong những cây mọc hoang dại ở bìa đường, bìa rừng, hay trong vườn nhà.
Theo đông y thì cây Diệp Hạ Châu là một trong những loại cây có công dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng bệnh trừ thấp, giảm đau, và các chứng bệnh xương khớp, bệnh gút, bệnh ngoài da…
Diệp Hạ Châu giúp tăng khả năng bài tiết mật của gan, giúp khả năng tiêu hóa, loại bỏ chất thải và hấp thụ chất dinh dưỡng của bạn tốt hơn. Vì vậy nó có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự hành hạ do sỏi thận gây ra, đồng thời nếu sử dụng thường xuyên cũng giúp bạn tránh được bệnh này. Mặt khác, nó còn làm tăng chức năng của thận, giúp giải độc gan, tăng tiểu tiện...điều này rất quan trọng với những người bị gút, vì lượng acid uric sẽ theo nước tiểu bài thải ra ngoài làm giảm nồng độ acid uric trong máu.
Cách làm: Diệp hạ châu (cây chó đẻ) thường được phơi khô, sau đó pha với nước sôi và uống như trà
3. Cây Nở Ngày Đất
Cây nở ngày đất là một loại cây thân thảo mọc hoang dại rất nhiều ở vùng đồi núi khô. Khi đem về nghiên cứu, y học đã phát hiện thấy rễ và lá của cây nở ngày đất có chứa nhiều các thành phần như: flavones, flavonoïdes, gomphrenol và saponines có khả năng giảm đau cơ bắp, ức chế axit uric trong máu và đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
Cây nở ngày đất có tác dụng điều trị hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về xương khớp đặc biệt là bênh Gout.
Cách làm: Chuẩn bị 200g cây hoa nở ngày đất tươi bao gồm tất cả các bộ phận của cây, Rửa sạch rồi sắc với 1,5l nước đến khi can còn 0,5l thì bắc ra, uống hết trong 1 ngày
Lặp lại quá trình trên, mỗi ngày uống 1 thang như vậy. Có thể nấu lại nước đó 2 đến 3 lần để uống trong ngày vẫn có hiệu quả. Sau khi dấu hiệu bệnh thuyên giảm thì bớt liều xuống khoảng 100g thuốc sắc uống mỗi ngày. Duy trì đến khi bệnh về ổn định.
4. Lá trầu và nước dừa
Lá trầu tại Việt Nam có 2 loại. Trầu mỡ là loại lá to bóng và trầu quế lá nhỏ hơn, xanh đậm và cay hơn, hay dùng để ăn trầu với cau và vôi. Trầu có tên khoa học là Piper Betle, thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae, là loại dây leo mọc nhiều ở nước ta cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia…
Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… Tổ hợp các chất của nó có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau thần kinh.
Đặc biệt, lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời cũng giúp đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn, một trong những công dụng ưu tiên để điều trị bệnh gout
Còn nước dừa dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu có vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng. Nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa làm tăng HDL (một chất có lợi cho mạch máu, giúp dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch).
Trong thành phần của nước dừa còn có nhiều kali rất tốt cho tim mạch và các thành phần khác tương tự như huyết tương máu người. Nước dừa còn có tác dụng kháng virút, kháng viêm, chống oxy hóa và khử độc rất tốt, làm giảm sự hình thành axít lactic (axít lactic từ rượu là chất cạnh tranh đào thải với axít uric qua thận, gây ứ đọng, tăng cao lượng uric trong máu. Đó là nguyên nhân tại sao mỗi khi đi nhậu về thì gút nặng thêm). Khi uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải axít uric. Vì vậy mà phương thuốc phối hợp lá trầu và nước dừa là một cách tuyệt vời để khống chế bệnh gút, đặc biệt đây là những nguyên liệu rất gần gũi với chúng ta dễ tìm và dễ thực hiện
Cách làm: Mỗi sáng thức dậy dùng 100g lá trầu tươi, xắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Nên chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30 phút, rồi chắt ra ly, uống một mạch. Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp thu hoàn toàn, lúc đi tiểu trở lại rồi mới ăn sáng.
Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm sẽ giảm hẳn. Người bệnh có thể ngủ ngon một mạch đến sáng và cảm thấy tươi tỉnh ra, cũng vì thế mà đầu óc minh mẫn, dễ chịu. Cần phải uống 1 tháng liền để trị bệnh triệt để hẳn.
5. Cây sói rừng
Cây sói rừng là loại thảo mộc mọc hoang nhưng rất giàu dược tính. Theo ghi chép khoa học thì đây là cây có vị cay, tính bình, hơn thế nữa đây còn được xem là vị thuốc quý. Theo Đông Y cây sói rừng có tác dụng hoạt huyết, khu phong trừ thấp giải độc tiêu viêm, giảm đau, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cho xương khớp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dịch chiết xuất từ cây sói từng có hiệu quả chống viêm dạt 97,6% mà không gây hiệu quả phụ, đặc biệt là phần lá cây có hiệu quả ức chế quá trình tăng trưởng của vi khuẩn mạnh nhất. Đã từ lâu dân gian đã biết cách sử dụng cây sói rừng làm thuốc chữa các bệnh viêm khớp, đau nhức xương khớp đặc biệt là bệnh Gout.
Cách làm: Dùng 15-30g rễ cây sói rừng đem rửa sạch
Nấu với nước và uống thay thế nước trong ngày. Hàng ngày uống nước từ rễ cây sói rừng sẽ giúp người bị bệnh Gút giảm bớt cơn đau và thải trừ độc tố ra ngoài cơ thể mà không gây tác dụng phụ.
6. Lá sa kê
Sake là một cây lấy bóng mát được trồng nhiều ở vườn nhà hay trước sân, từ lâu người ta thường dùng quả sake để chế biến thành các món ăn ngon, còn lá thì nấu nước mát uống, nhưng ít ai biết lá sake còn có tác dụng chữa bệnh gout rất hiệu quả. Theo các tài liệu y học thì lá sake có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm nhanh các triệu chứng viêm sưng do bệnh Gout gây ra. Đồng thời trong thành phần của lá sa kê có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric máu giúp đẩy lùi các cơn đau Gout.
Ngoài ra thì lá sa kê có thể dùng kết hợp với 1 số vị thuốc khác như: cỏ xước, thổ phục linh, tỳ giải,…Đặc biệt khi kết hợp với cỏ xước và dưa leo thì càng có tác dụng nhanh chóng. Vì cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu còn dưa leo có tính mát, giải khát cực tốt
Cách làm: Dùng 4-5 lá sa kê đun với khoảng 2lit nước uống cả ngày, uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt và không gây ra tác dụng phụ.
Hay Sử dụng lá sa kê kết hợp với cỏ xước và dưa leo để nấu nước uống. Dùng hàng ngày để giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu thấp, giảm đau và ngăn ngừa bệnh.
Ngoài ra, có thể sử dụng Lá sake 3 lá, đậu bắp 100g, lá ổi non 30g. Đem các nguyên liệu này đun nhỏ lửa với 1,5l nước rồi chờ đến khi còn khoảng 700-800l nước thì lọc lấy nước uống hàng ngày. Thực hiện liên tục trong 1 tháng là hầu như dấu hiệu đau nhức do Gút gây ra không còn nữa.
7. Lá tía tô
Lá tía tô là một rau gia vị rất thông dụng và dễ tìm mua, là bài thuốc dân gian mà chúng ta hay sử dụng để điều trị cảm lạnh, trướng bụng, đầy hơi. Nhưng ít người biết lá tía tô còn dùng để điều trị Gout hiệu quả. Tía tô còn gọi là é tía, tử tô, xích tô ( gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím) có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế, tâm, tỳ, không độc.
Lá tía tô dùng làm gia vị như loại rau ăn kèm. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C giàu hàm lượng Ca, Fe và P, tía tô không những dùng để chế biến các món ăn mà có tính năng điều trị bệnh khá cao. Khi cộng với hành sẽ có tác dụng giải cảm cho người bị cảm.
Đặc biệt trong điều trị bệnh Gout nó làm giảm cơn đau Gout khá hiệu quả. Các cơn đau cấp tính do bệnh Gout gây ra gần như có thể cải thiện ngay tức thì sau khi dùng lá tía tô.
Cách làm: Khi bị lên cơn đau do bệnh Gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun kỹ rồi chắt lấy nước uống liền. Cơn đau sẽ hết hẳn trong vòng nửa tiếng.
Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa ăn cơm hoặc uống nước ép, nước sắc lá tía tô có đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên thì dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.
Cách điều trị Gút bằng lá tía tô rất hiệu quả mà lại không có tác dụng phụ. Nên sử dụng thời gian dài để ngăn ngừa bệnh tái phát.
8. Lá lốt
Cây lá lốt còn có tên gọi khác như lá nốt, lá lốp. Cây mọc hoang trong vùng rừng núi ẩm thấp và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Lá lốt còn được dùng để chế biến một số món ăn ngon như canh, xào, làm bò cuộn…
Tất cả các bộ phận của cây lá lốt đều có tác dụng chữa bệnh. Trong cây lá lốt có chứa chất ancaloit, flavonoid và tinh dầu, với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau vô cùng hiệu quả. Theo Đông y thì lá lốt là vị thuốc có tác dụng tán hàn ôn trung, khu phong trừ thấp và chỉ thống. Với những tác dụng trên, lá lốt thường xuyên được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp đặc biệt là bệnh Gout.
Cách làm: Dùng lá lốt chế biến thành các món ăn ngon là một bài thuốc giúp trị bệnh gút từ bên trong rất hiệu quả. Một số món ăn vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng điều trị bệnh gút như: thịt bò, thịt lợn xào lá lốt, rau sống ăn kèm các món ăn. Đặc biệt người bệnh nên ăn món cá rô đồng, lá lốt, củ cải, nghệ tươi kết hợp với nhau. Tất cả cho kho chung với nhau tạo nên một món ăn vừa ngon miệng, bổ dưỡng mà rất có ích trong điều trị bệnh gút.
Ngoài ra thuocthang.com.vn giới thiệu đến các bạn một số bài thuốc điều trị bệnh gout từ lá lốt sau đây:
- Bài thuốc ngâm: chuẩn bị lá lốt tươi, nước lóc, muối i ốt, Rửa sạch lá lốt tươi rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Sau đó cho muối vào và để nguội bớt. Tiếp tục ngâm tay và chân trước khi ngủ giúp giảm đau nhức do bệnh gút. Nên áp dụng liên tục 1 tuần và kiên trì để mang lại hiệu quả cao.
- Dùng lá lốt tươi rửa sạch hoặc lá lốt phơi khô để sắc với hai chén nước. Sắc cho đến khi còn 1/2 chén nữa thì tắt bếp. Dùng uống hàng ngày sau bữa ăn tối. Thực hiện cách làm này liên tục mới có hiệu quả cao.
- Ngoài ra, Chúng ta có thể kết hợp lá lốt với một số nguyên liệu khác như cây vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước. Tất cả lượng bằng nhau, mỗi thứ khoảng 30g. Nguyên liệu tươi, đem sao vàng, sắc với 3 chén nước tới khi còn lại 1 chén. Người bệnh chia bài thuốc ra làm 3 để uống 3 lần mỗi ngày. Uống thuốc liên tục trong 1 tuần. Hoặc bạn có thể dùng bài thuốc này nấu làm nước ngâm cho vùng chân tay bị gút cũng có tác dụng giảm đau rất tốt.
Những lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa các bệnh thường ngày
Với người bình thường, một ngày chỉ nên ăn tối đa khoảng 100g lá lốt/người. Lá lốt có vị nồng, tính ấm nên nếu sử dụng nhiều, thường xuyên sẽ gây ra tình trạng nóng trong, nhiệt miệng, táo bón
- Với người sử dụng lá lốt để chữa bệnh, giảm cân, một ngày chỉ nên ăn tối đa khoảng 50g lá lốt.
- Tốt nhất trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những hậu quả không đáng có.
9. Cây Hy Thiêm
Hy thiêm là cây thuốc hoang mọc dại ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, sống quanh năm và mọc nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Hy thiêm là loại cây có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau rất tốt cho người mắc các bệnh về xương khớp đặc biệt là người cao tuổi. Khi nghiên cứu, người ta thấy thân và lá cây có tác dụng đặc biệt tốt trong chữa các bệnh về xương khớp nên thường lấy thân và lá cây sử dụng làm thuốc, loại bỏ gốc và rễ đi.
Cây dược chất Hy thiêm được dùng phổ thông trong y học cổ truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Hy thiêm hỗ trợ điều trị tốt đặc biệt với bệnh Gout vì chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin có tác dụng hạ acid uric trong máu. Hiện nay nhiều nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội cho thấy hiệu quả giảm axit uric và giảm đau, chống viêm rõ rệt của loại cây này.
Ngoài ra, cây Hy thiêm còn có tác dụng như trừ tê thấp, thông kinh lạc, giải độc, thanh nhiệt, lợi gân cốt, giảm đau, an thần, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của những vế loét trên cơ thể.
Do đó, nó rất hiệu quả trong việc làm giảm biến chứng của bệnh Gout. Lá cây Hy thiêm có hiệu quả rõ rệt trong giai đoạn viêm cấp tính và yếu hơn trong giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính của Hy thiêm tương đối thấp (77.7g/kg trọng lượng) nên nó đã được bào chế thành bài thuốc nam chữa Gút hiệu quả.
Cách Làm: Dùng lá cây để sắc lấy nước uống hàng ngày có tác dụng ngăn chặn tình trạng bệnh rất hiệu quả. Ngoài ra lá và thân cây còn được bào chế thành thuốc chữa Gút, người bệnh có thể mua ở ngoài về và uống theo đơn.
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây thuốc nam để điều trị bệnh gout Thuocthang.com.vn khuyên bạn nên có chế độ ăn kiêng nhất định để giảm thiểu tối đa những biến chứng do bệnh gây ra. Bên cạnh đó nên tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể điều hòa, khỏe mạnh và luôn duy trì lối sống lạc quan, vui vẻ, lành mạnh.
Mrs Ngọc Nguyễn
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…