15 Kỹ Năng Nên Dạy Trẻ Để Tránh Bị Bắt Cóc

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Trong cuộc sống hiện đại nhất là ở những nơi dân cư đông đúc có thể xảy ra những mối đe dọa, ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ. Đặc biệt, tệ nạn buôn bán trẻ em, bắt cóc trẻ… ngày càng diễn ra với các thủ đoạn tinh vi, khó lường. Đối tượng gây án có thể là bạn bè, người thân trong gia đình, người hiếm muộn, kẻ buôn người… Khi phát hiện trẻ chỉ có một mình, các đối tượng này thường tìm cách dụ dỗ, tiếp cận trẻ đi theo.

 

15 Kỹ Năng Nên Dạy Trẻ Để Tránh Bị Bắt Cóc15 Kỹ Năng Nên Dạy Trẻ Để Tránh Bị Bắt Cóc

Trong đó, nguyên nhân của các vụ bắt cóc trẻ em trước hết là do sự chủ quan, lơ đễnh của bố mẹ. Nhiều cha mẹ có thói quen đeo cho con những trang sức đắt tiền ra đường hoặc thường xuyên khoe hình ảnh của con lên mạng xã hội cũng là nguyên nhân khiến các đối tượng tội phạm để mắt và dễ dàng ra tay.

Để bảo vệ con mình khỏi tệ nạn bắt cóc, Thuocthang.com.vn xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh những kỹ năng tự bảo vệ mình nên trang bị cho trẻ, để trẻ có thể biết cách bảo vệ bản thân và đối phó kẻ xấu khi không có người lớn bên cạnh?

NHỮNG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM MÀ TRẺ EM GẶP PHẢI

Tính chất công việc bận rộn khiến cho các bậc phụ huynh không thể theo sát con em mình thường xuyên được. Có những hôm trẻ phải tự đến trường và đi về một mình. Bọn chúng có thể lừa con bạn đi theo chúng rồi sẽ mua cho kẹo, hoặc nhận là bạn của bố, mẹ đến đón con về,… từ đó bắt cóc con trẻ.

Bọn kẻ gian sử dụng rất nhiều hành động và phương tiện dụ dỗ trẻ em, đánh lừa tâm lý và lòng tin nhạy cảm của con trẻ, khiến trẻ dễ dàng tin và làm theo, từ đó bọn chúng dễ dàng ra tay tiếp cận và hành động

Việc bắt cóc trẻ em có nhiều mức độ, mức độ nhẹ là bắt cóc với mục đích tống tiền, nặng hơn là bắt cóc để buôn bán trẻ em qua biên giới và nặng nhất là hành động bắt cóc để lấy nội tạng. Bạn có biết rằng con mình đang đứng xung quanh cái vòng luẩn quẩn của sự nguy hiểm kia? Liệu con mình có biết cách xử lý tránh khỏi không?

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BẮT CÓC TRẺ EM

  • Không Để Người Lạ Biết Tên Trẻ

Người lạ sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của trẻ khi trò chuyện mà gọi tên của chúng, song điều này có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do đó, bạn không nên ghi tên trẻ nhỏ vào đồ dùng cá nhân như cặp sách, giày dép.

Hãy ghi số điện thoại của gia đình, người thân lên đồ dùng của trẻ, đề phòng trường hợp đồ đạc bị thất lạc hoặc khi trẻ đi lạc.

  • Cài Đặt Ứng Dụng Theo Dõi

 

 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại điện thoại dành cho trẻ em với chức năng nhận cuộc gọi từ một vài số điện thoại nhất định và định vị GPS. Nhờ chức năng GPS, bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi vị trí chính xác của con. Việc này sẽ giúp cảnh sát tìm kiếm trẻ trong trường hợp xấu nhất xảy ra.

  • Cho Trẻ Đeo Vật Dụng Có Nút Ấn Khẩn Cấp

Bạn có thể cho trẻ đeo những vật dụng có nút bấm phát tín hiệu khẩn cấp như đồng hồ, chìa khóa, vòng cổ, vòng tay. Khi trẻ cảm thấy bị nguy hiểm, chỉ cần bấm nút thì tín hiệu khẩn cấp sẽ được gửi ngay đến cha mẹ.

  • Phụ Huynh Chú Ý Nguyên Tắc Phối Hợp Trong Giáo Dục

Phụ huynh nên phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường và giáo viên trông, dạy trẻ. Nên thống nhất với giáo viên người đón trẻ, chỉ từ 1 đến 2 người, để nhà trường có thể kịp thời phát hiện nếu xuất hiện người lạ tiếp cận đón trẻ. Trong trường hợp có việc bận không thể đón con, phải báo cho giáo viên biết ai sẽ là người đón hộ tránh trường hợp kẻ lạ giả danh người thân đến đón.

KỸ NĂNG CHA MẸ CẦN DẠY CON ĐỂ KHÔNG BỊ BẮT CÓC

1. Dạy Trẻ Nói “Không” Với Các Món Đồ Của Người Lạ

Người lạ ở đây là những người trẻ chưa từng gặp mặt, chưa từng được cha mẹ giới thiệu trước đó. Cha mẹ cần dạy trẻ nói “không” với những món quà của người lạ như: đồ chơi, bánh kẹo, quần áo…

Trong cuộc sống hàng ngày nên rèn cho con thói quen lấy đồ hoặc nhận của ai món quà gì cũng phải xin phép ngay cả khi đó là người quen trong gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen, nguyên tắc trong cuộc sống. Đồng thời, bạn cũng nên giải thích với con những nguy cơ có thể xảy ra khi con nhận quà của người lạ mà không được sự đồng ý của cha mẹ.

Khi tiếp xúc với người chưa từng gặp gỡ nên dạy trẻ cách giữ khoảng cách. Tuyệt đối không cho người lạ động chạm vào thân thể hoặc đi theo người lạ ngay cả khi họ nói sẽ giúp trẻ tìm đường về nhà.

2. Dạy Cho Trẻ Biết “Con Luôn Có Thể Trở Thành Đối Tượng Của Kẻ Bắt Cóc”

 

 

Chúng ta đều biết có vô vàn tình huống nguy hiểm khiến trẻ có nguy cơ bị bắt cóc và trở thành nạn nhân của một vụ bắt cóc.

Dựa vào mô hình “5W-1H” (What, Who, Where, When, Why - How), phụ huynh có thể dạy trẻ biết những tình huống thế nào là an toàn và không an toàn (What); dạy trẻ cảnh giác với những người con chưa từng gặp, những người có thể tự xưng là người thân của con, chưa được bố mẹ giới thiệu với con (Who); cho trẻ biết dù là con ở nhà, ở trường, nơi công cộng hay bất cứ đâu con cũng có thể gặp những tình huống nguy hiểm (Where); khi con ở nhà, đi học hay đi chơi kẻ xấu có thể tiếp cận con (When); cho con biết lý do tại sao trẻ nhỏ thường là đối tượng mà nhiều kẻ bắt cóc hướng đến (Why) và khi con gặp những tình huống nguy hiểm sẽ ứng phó như thế nào (How).

Dạy con những kiến thức cơ bản, nền tảng thế này là một việc làm hết sức cần thiết để trẻ biết cách bảo vệ mình.

3. Dạy Trẻ Ghi Nhớ Số Điện Thoại Của Bố/Mẹ (Người Thân Nhất) Và Địa Chỉ Nhà

Khi trẻ bắt đầu có khả năng ghi nhớ, bố mẹ hướng dẫn trẻ cách nhớ số điện thoại của bố hoặc mẹ và địa chỉ nhà. Nếu như bé chưa có khả năng ghi nhớ, phụ huynh có thể ghi số điện thoại lên những mảnh giấy và bỏ trong túi quần áo hay ba lô của trẻ. Đây là việc làm hết sức cần thiết để phòng trường hợp trẻ bị lạc thì biết cách cung cấp cho những người muốn giúp đỡ.

4. Dạy Trẻ Sử Dụng Mật Khẩu Riêng Giữa Trẻ Và Người Thân

Những kẻ bắt cóc thường tự nhận là người quen của bố mẹ để tiếp cận trẻ. Bạn nên dạy trẻ hỏi những câu đơn giản về thông tin cá nhân của người thân và kèm theo đó là một mật khẩu riêng khi người lạ tiếp cận dụ dỗ.

Hãy thiết lập một mật khẩu chung của gia đình và dạy trẻ sử dụng mật khẩu trong một số tình huống nhất định (chẳng hạn khi bạn cần ai đón con ở trường, người đó cần phải biết câu mật mã của gia đình).

5. Dạy Con Cách Phản Ứng Nếu Có Kẻ Xấu Muốn Bắt Cóc

 

 

Thay vì dạy con la hét, khóc lóc cha mẹ cần dạy con liên tục hô to: “Đây không phải cha mẹ tôi” để gây sự chú ý của những người xung quanh. Cách làm này cũng sẽ khiến những kẻ bắt cóc bị phân tán, hoảng sợ.

Trường hợp con bị người lạ ôm, có thể phản kháng lại bằng cách dùng cùi trỏ tay đập vào ức, cằm và hạ bộ của đối phương. Ngoài ra, dạy con cách bỏ chạy khi bị người lạ đeo bám hoặc có hành động tấn công.

Khi trẻ tham gia giao thông, cha mẹ cần dạy con cách quan sát và luôn cảnh giác với những chiếc xe của người lạ đeo bám phía sau một cách không bình thường. Trong trường hợp này, trẻ có thể dừng xe lại ở chỗ đông người, nhờ tới sự giúp đỡ của cảnh sát giao thông hoặc những người lớn tuổi có thể tin tưởng thông báo về việc mình bị người lạ đeo bám.

6. Dạy Trẻ Giới Hạn Người Có Thể Tin Tưởng

Cha mẹ cần lên danh sách những người trẻ có thể tin tưởng. Ngoài những người thân trong gia đình, còn có: Thầy cô giáo, chú công an, bộ đội, các bác bảo vệ… Trong trường hợp cụ thể, trẻ có thể nhờ tới sự giúp đỡ của những nhà dân bên đường, các cụ già hoặc bà mẹ có con nhỏ.

7. Cùng Con Xem Các Video Về Bắt Cóc

Cha mẹ hãy cùng trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những bé khác gặp phải khi không ở cùng bố mẹ của mình. Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ khi bé xem những video này để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong những tình huống tương tự có thể xảy ra với trẻ nếu trẻ gặp phải.

8. Dạy Trẻ Cảnh Giác Với Những Lời Gạ Gẫm Nhờ Giúp Đỡ

Trẻ con thường được dạy là nên thương yêu và giúp đỡ mọi người, lợi dụng điều này kẻ xấu thường giả danh nhờ lòng tốt của con trẻ mà dụ dỗ chúng rời xa khỏi vòng an toàn rồi thực hiện bắt cóc. Bạn cần dạy con trẻ, nếu người ta thật sự cần giúp đỡ, họ sẽ tìm đến người lớn hơn chứ không phải là trẻ em.

Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/chú/bác/… đưa cháu đi đến chỗ bố/mẹ ngay.Và con cần tránh xa những người gạ gẫm giúp đỡ với câu nói đại loại như sau:

– Cô là bạn của mẹ con, mẹ gửi cho con một món quà. Cô để nó ở xe, con đến lấy nhé.

– Có một bà cụ bị gãy tay, con đến phụ cô giúp bà lão đó nha.

– Có bạn muốn gặp con, bạn nhờ cô nhắn con ra ngoài đó.

– Con chó của chú đang bị lạc, con cùng đi tìm giúp chú nhé

Nếu có người lạ đến nói với bé những điều trên thì họ đều là đối tượng đáng nghi ngờ.

Hãy dạy con đối đáp với người lạ: “Cháu không quen cô/chú. Mẹ/bố cháu ở kia, để cháu hỏi ý mẹ/bố đã”.

9. Dạy Trẻ Giữ Khoảng Cách Và Hạn Chế Thời Gian Nói Chuyện Với Người Lạ

 

 

Trẻ em đều biết rằng không được giao tiếp với người lạ. Trong trường hợp bắt buộc, hãy dặn trẻ rằng nếu cuộc trò chuyện kéo dài hơn 5-7 giây, tốt hơn hết con hãy bỏ đi và đến chỗ an toàn. Hơn nữa, phụ huynh cần lưu ý trẻ giữ khoảng cách với người kia từ 2m trở lên. Bạn nên phải hướng dẫn cho trẻ hiểu 2m là như thế nào và phải luôn ghi nhớ giữ khoảng cách đó.

10. Dạy Trẻ Thực Hiện Nghiêm Túc Một Số Nguyên Tắc Trong Gia Đình

Bố mẹ cần xây dựng một số nguyên tắc trong gia đình và yêu cầu trẻ thực hiện nghiêm túc. Chẳng hạn: Khi trẻ muốn đi đâu ra khỏi nhà, nhất thiết phải xin phép người lớn (ông bà, bố mẹ, anh chị), người lạ kêu mở cửa tuyệt đối không được mở, thay vào đó hãy kêu người lớn mở hoặc gọi điện cho bố mẹ biết, khi chờ đợi bố mẹ đến đón thì nên ở trong trường,…

11. Dạy Trẻ Không Nên Sử Dụng Thang Máy Với Người Lạ

Cha mẹ hãy dạy trẻ luôn đứng dựa vào tường khi ở trong tháng máy để trẻ có thể nhìn thấy hành động của mọi người xung quanh. Nếu có người lạ đi vào thang máy khi trẻ đi một mình, tốt nhất là trẻ nên giả vờ bỏ quên thứ gì đấy và bước ra ngoài. Người ấy vẫn tiếp tục bảo trẻ vào cùng, bé nên trả lời lịch sự: “Bố mẹ cháu bảo chỉ được đi thang máy một mình hoặc đi cùng hàng xóm thôi ạ”. Nếu người lạ có hành vi lôi kéo hoặc bịt miệng trẻ, đây chính là báo động đỏ và trẻ được phép cắn, cào cấu vào tay người đó cho đến khi có người tới giúp đỡ.

12. Dạy Con Không Đăng Hình Ảnh Và Thông Tin Cá Nhân Lên Mạng

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bạn nên dạy trẻ cách bảo mật thông tin, không nên đăng quá nhiều hình ảnh cá nhân, thông tin lên mạng.

Cụ thể, không tiết lộ địa chỉ nhà, số điện thoại lên profile Facebook. Đây là một việc làm mạo hiểm, bởi có thể khiến cho những người lạ mặt biết được chính xác địa chỉ từ đó lên kế hoạch tiếp cận và có thể gây nguy hiểm cho bản thân.

Ngay cả cha mẹ cũng hạn chế đưa hình ảnh, hoạt động chi tiết của con lên mạng xã hội.

13. Dạy Trẻ Không Được Tự Ý Gặp Gỡ Trực Tiếp Bạn Bè Trên Internet

Hãy cảnh báo với trẻ rằng những kẻ bắt cóc hiện nay có thể tìm kiếm “con mồi” trên mạng. Việc trò chuyện với người lạ trên mạng có thể sẽ khiến trẻ rơi vào vòng nguy hiểm. Phải luôn giúp trẻ ghi nhớ rằng không được đưa thông tin gia đình, cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, tên tuổi cho bất kỳ ai và tuyệt đối không được phép gặp trực tiếp bạn trên mạng.

14. Dạy Trẻ Biết Cách Nhớ Thông Tin Và Để Lại Dấu Vết

Bố mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ biết cách giữ bình tĩnh, quan sát thật kỹ kẻ bắt cóc và nhớ những thông tin, hình ảnh cần thiết về họ cũng như nơi đang ở. Khi cần thiết có thể để lại dấu vết về chặng đường đi (để lại giày dép, nón, khẩu trang, giấy, viết, phù hiệu,…).

15. Dạy Trẻ Biết Tìm Đến Những Nơi Có Thể Giúp Mình

Bố mẹ hãy dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ mình khi trường hợp không may xảy ra: quầy thông báo tại siêu thị, khu vui chơi, đồn công an, chốt bảo vệ, nhà hàng xóm,… Đó là những nơi tin cậy, an toàn và có thể giúp đỡ mình khi gặp hiểm nguy.

Ngoài ra, Để đảm bảo sự an toàn của trẻ Phụ huynh nên phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường và giáo viên trông, dạy trẻ. Nên thống nhất với giáo viên người đón trẻ, chỉ từ 1 đến 2 người, để nhà trường có thể kịp thời phát hiện nếu xuất hiện người lạ tiếp cận đón trẻ. Trong trường hợp có việc bận không thể đón con, phải báo cho giáo viên biết ai sẽ là người đón hộ tránh trường hợp kẻ lạ giả danh người thân đến đón.

Mrs.Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.  Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.

19/05/2018
Sởi, quai bị, rubella đều là dẫn căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có kháng thể phòng bệnh. Với khả năng phòng bệnh cao (lên đến 95%), số mũi tiêm ít, vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II được khuyến cáo tiêm cho người lớn và tất cả trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
19/05/2018
Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iod, vitamin A, sắt) mà trẻ em Việt thường bị thiếu hụt. Vì vậy, trẻ cần được uống bổ sung vitamin A để phát triển tốt, tránh nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, suy giảm miễn dịch,...
19/05/2018
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus). Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em nhiễm cúm mỗi năm. Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm cúm và hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần bị cúm trong đời.
19/05/2018
Bệnh tiêu chảy cấp rất phổ biến và nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là Virus Rota. Tuy nhiên vắc xin Rota virus là một biện pháp hiệu quả để phòng tránh viêm dạ dày ruột do virus rota.
Xem nhiều

Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.

Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.

Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.

Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.

Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.