Cây Nha Đam Làm Thuốc Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày

Mới nhất

Cây Nha Đam ( hay còn gọi là Lô Hội, Lưu Hội, Long Thủ, cây dứa tàu ) Từ lâu, nha đam đã được biết đến như là “thần dược” dành cho da của phụ nữ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng trên da, nó còn được biết đến như là một vị thuốc quý cho sức khỏe.

Cây Nha Đam Làm Thuốc Trị Bệnh Viêm Loét Dạ DàyCây Nha Đam Làm Thuốc Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày

Những Thành Phần Hóa Học Của Cây Nha Đam

Chất nhựa trong suốt trong nha đam khi cô đặc lại có màu đen. Phân tích thành phần nhựa lấy từ lá nha đam, cho thấy một số chất sau.

+ Axít amin (tối thiểu 23 loại), vitamin (gồm có B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E), có chứa một số khoáng tố vi lượng (Na, K, Fe, Ca, P, Cu, Zn, Mn, Mg, Cr).

+ Các Monosaccharid, Polysaccharid như: Cellulose, rhamnose, glucose, aldopentose, xylose, galactose, mannose, arabinose và acemannan, có tác dụng kháng virút, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

+ Prostaglandin và axít béo chưa bão hoà: Axít gama linolenic nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng, làm lành vết thương, giúp mau lên da non.

+ Các Enzym: Có lợi cho hệ tiêu hoá giúp ăn ngon, làm thuốc bổ: Lipaza, oxydaza, Amilaza, Catalaza, Allnilaza….

+ Nhóm chất anthraglycoside Anthraquinon: Có khả năng chống oxy hoá, nhuận trường, giúp giải độc, chống táo bón…

Công Dụng Của Của Cây Nha Đam Trong Điều Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày:

Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng.

Bên cạnh đó, nha đam còn giúp tăng cường giải độc cho cơ thể nhờ tăng cường chuyển hóa tại gan, thận; giúp loại trừ độc tố cho tế bào. Khi sử dụng nha đam, người dùng có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp đẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột ra ngoài.

Trong y học cổ truyển, có rất nhiều phương thuốc trị đau dạ dày dứt điểm cực đơn giản, trong đó phải kể đến các bài thuốc từ cây nha đam bởi các công dụng như kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày.

Bệnh đau dạ dày hoặc bệnh viêm hang vị dạ dày không còn là cụm từ xa lạ với người dân Việt Nam. Do lối sống và tập tục ăn uống nên có khoảng 70% người Việt Nam bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là bệnh đau dạ dày, viêm hang vị hoặc viêm đại tràng.

 

 

 

 

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Cách Sử Dụng Cây Nha Đam Để Chữa Viêm Loét Dạ Dày

Cách 1:

Nguyên liệu:

  • Lá nha đam tươi: 5 lá
  • Mật ong: 500ml

Cách làm:

  • Lá nha đam tươi rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn
  • Cho thêm 500ml mật ong nguyên chất vào lọ thủy tinh ngâm cùng nha đam vừa xay.
  • Lọ này bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng trong vòng 1 tuần.

Cách dùng:

  • Mỗi lần uống 2 thìa cafe dung dịch nha đam xay cùng mật ong, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Kiên trì dùng trong vòng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng đau dạ dày giảm rõ rệt.

Cách 2: Uống nhựa tươi lá nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng nhựa tươi lúc bụng không có thức ăn giúp làm lành vết viêm loét dạ dày.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Nha Đam Trong Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày

Ngoài các công dụng chữa bệnh của nha đam và đặc biệt trong chữa viêm loét dạ dày, Thì người bệnh cần phải cân nhắc thật kỹ do cây nha đam có khả năng tẩy mạnh, và cũng có rất nhiều tác dụng phụ khi dùng quá liều lượng hay sử dụng sai cách với một số trường hợp bệnh như sau :

 

 

 

– Nước ép nha đam có chứa một chất gọi là anthraquinone (thuốc nhuận tràng), có thể gây tiêu chảy nếu được thực hiện với số lượng lớn. Tiêu chảy nặng có thể gây đau, chuột rút và mất nước.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nước ép trái cây nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang trải qua một điều trị y tế hoặc dùng thuốc theo quy định, do có thể gây ra các phản ứng bất lợi khi tiêu thụ cùng với vài loại thuốc. Anthraquinone có trong nha đam thậm chí có thể ức chế sự hấp thu của một số thuốc trong cơ thể. Nước ép nha đam cũng phản ứng với các loại thảo mộc như dầu thầu dầu, rễ đại hoàng và rễ vỏ cây, gây mất nước và tiêu chảy. Hạt Methi và tỏi không tiêu hóa tốt với nước ép nha đam; nó có thể làm giảm lượng đường trong máu và nồng độ kali trong cơ thể.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nghiêm cấm sử dụng nước ép nha đam. Nó có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và sẩy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh tiêu thụ nước ép nha đam, vì nó có chứa anthraquinon có thể dẫn đến tiêu chảy. Nó cũng được coi là không an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi.

– Những người bị hội chứng ruột kích thích và vấn đề tiêu hóa không nên uống nước ép nha đam.

– Tiêu thụ nước ép nha đam có thể làm cơ thể sản xuất quá nhiều lượng adrenaline gây hại cho những người bị bệnh tim. Nó cũng có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể, gây rối loạn nhịp tim, suy nhược cơ bắp. Do đó, nó không được khuyến cáo cho trẻ em và người cao tuổi.

– Uống nước ép nha đam nhiều trong hơn một năm có thể gây pseudomelanosis coli, một điều kiện làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

– Nước ép nha đam giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách giảm insulin trong cơ thể. Vì vậy, những người đang điều trị hạ đường huyết hoặc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ nước ép nha đam.

– Sử dụng quá liều nước ép nha đam có thể gây ra máu tích tụ trong xương chậu, dẫn đến tổn thương thận.

Mrs Ngọc Nguyễn

Tin liên quan
Nhắc đến Ngải tiên là nhắc tới tên một loại cây được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nước hoa tại Pháp. Bên cạnh đó, hoa của nó còn được xem là quốc hoa của đất nước Cu Ba, có tên khoa học là Hedychium coronarium Koenig, thuộc họ gừng. Mặc dù vậy, Ngải tiên còn có một tác dụng khác mà ít người biết đến, đó là giúp nhiều người thoát viêm đại tràng lâu năm.
Đau bao tử (dạ dày) là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, Đau bao tử là triệu chứng của khá nhiều bệnh chứng ở dạ dày như : Dạ dày tá tràng viêm loét, dạ dày sa, ung thư dạ dày, rối loạn thần kinh chi phối dạ dày.
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dạ dày đi ngược lên thực quản. Tình trạng này xảy ra ra một cách thường xuyên hoặc theo từng đợt gây nên cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
Dân gian xưa thường lưu truuền lại các bài thuốc cũng như các mẹo hay giúp dạ dày giảm đau hiệu quả. Đặc biệt nó rất dễ thực hiện, khá an toàn, tiện lợi và không gây tốn kém chi phí cho người bệnh và có thể áp dụng trong tình huống đau dạ dày khi cần thiết.
Việc điều trị đau dạ dày cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó có những phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là những chịu chứng khó tiêu có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi điều trị kịp thời. Bên cạnh các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều biểu hiện của căn bệnh này như đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa đều là những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày
Ăn uống và chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh đau dạ dày ở bà bầu. Hãy cùng tìm hiểu Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày qua bài viết dưới đây.Trong quá trình mang thai bị đau dạ dày thì các mẹ nên lưu ý bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu, làm dịu cơn đau dạ dày,cũng như tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột mà bạn có thể tìm hiểu như: Rau xanh, trứng, sữa, bột sắn…Đây là những loại đồ ăn thực phẩm lý tưởng cho người bị đau viêm loét dạ dày. Tôm, hải sản cũng cung cấp một lượng protein tốt cho sức khỏe đồng thời còn giàu nguyên tố vi lượng tốt cho mẹ và bé.
Xuất huyết dạ dày là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày gây nên, khi bệnh viêm loét dạ dày không được điều trị kịp thời, các vết loét ở dạ dày gây tổn thương rất nghiêm trọng đến các tế bào thành dạ dày, khiến dạ dày bị chảy máu. 
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng thành niêm mạc dạ dày và tá tràng bị tổn thương, viêm nhiễm và tạo thành các vết loét. Dân gian thường sử dụng nghệ kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả cao và rất an toàn cho người sử dụng.
Bệnh viêm dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Đây là bệnh không quá khó chữa nhưng nếu không tìm đúng phương pháp điều trị, bệnh dễ tái phát và có thể trở thành mãn tính. Chế độ ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn tình trạng bệnh. Sau đây là những thực phẩm mà người bị bệnh viêm dạ dày cần hạn chế, tránh để bệnh trở nặng hơn
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều

Tin tiêu điểm

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.