Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý cực kỳ phổ biến tại Việt Nam – nơi mà số lượng người hút thuốc lá mỗi năm lại càng tăng cao. Hầu hết mọi người không biết họ đang phát triển bệnh vì các triệu chứng thường không rõ ràng. Để biết chi tiết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Thuocthang.com.vn mời bạn tham khảo chi tiết các thông tin về bệnh trong phần dưới đây:
Bệnh khí phễ thũng từ từ phá hủy các túi khí trong phổi của người bệnh gây khó khăn cho việc lưu thông không khí từ trong ra ngoài của cơ thể. Trong khi đó, bệnh viêm phế quản mãn tính gây viêm và thu hẹp các ống phế quản dẫn đến tích tụ dịch nhầy và gây tắc nghẽn sự lưu thông của không khí.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính làm cho người bệnh khó thở hơn bình thường. Các triệu chứng lúc đầu thường nhẹ bắt đầu gới ho và thở gấp. Khi tiến triển, nó khiến người bệnh ngày càng khó thở, cố gắng hít thở nhanh và nhiều hơn nhưng vẫn không đủ cung cấp oxy cần thiết.
Người bệnh có thể cảm thấy khò khè, tức và nghẹn ở ngực. Một số người bị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng và tồi tệ hơn.
Nguyên nhân hàng đầu của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trong thời gian dài với các chất hóa học độc hại. Nói chung, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh thường gặp, cần thời gian dài để phát triển và không bùng phát một cách đột ngột.
Chuẩn đoán thường bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng phổi.
Hiện không có thuốc chữa phổi tắc nghẽn mãn tính nhưng việc điều trị là cần thiết để làm giảm mức độ của các triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thuốc, bổ sung oxy và phẫu thuật là một số hình thức điều trị phổ biến nhất.
Không điều trị, phổi tắc nghẽn mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch và tình trạng viêm hô hấp nặng hơn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh lý cực kỳ phổ biến tại Việt Nam – nơi mà số lượng người hút thuốc lá mỗi năm lại càng tăng cao. Hầu hết mọi người không biết họ đang phát triển bệnh vì các triệu chứng thường không rõ ràng. Để biết chi tiết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, Thuocthang.com.vn mời bạn tham khảo chi tiết các thông tin về bệnh trong phần dưới đây:
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TẮC NGHẼN PHỔI MÃN TÍNH LÀ GÌ?
Như đã nói, khói thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Trong số những người hút thuốc, có khoảng từ 20 – 30% chắc chắn phát triển bệnh này trong tương lai.
Một số nguyên nhân khác gây phổi tắc nghẽn mãn tính là do bệnh liên quan đến phổi hoặc có hậu quả làm suy giảm chức năng phổi.
Hầu hết những người bị phổi tắc nghẽn mãn tính trên 40 tuổi và có tiền xử hút thuốc lá trong nhiều năm. Bạn càng hút thuốc, nguy cơ bạn bị phổi tắc nghẽn mãn tính càng tăng cao. Ngoài khói thuốc, nhiều loại khói khác bao gồm cả khói củi đốt, khói than, khói do rơm rạ đều làm tăng nguy cơ bị phổi tắc nghẽn mãn tính.
Nguy cơ phổi tắc nghẽn mãn tính tăng càng cao nếu bạn bị hen suyễn.
Môi trường làm việc hay sinh sống cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, khói bếp do nấu ăn đều có thể làm tăng nguy cơ phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng được xác nhận là có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng chưa rõ ràng.
Bệnh được xác định là không truyền nhiễm.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH LÀ GÌ?
Ban đầu, các triệu chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính tương đối nhẹ và không rõ ràng rất dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh thường gặp khác.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm:
Thi thoảng thở gấp, thở hổn hển đặc biệt là sau khi tập thể dục
Ho nhẹ nhưng ho nhiều và ho thường xuyên
Cần thường xuyên làm sạch cổ họng do có dịch đờm nhất là vào buổi sáng
Người bệnh có thể bắt đầu vô ý thức thay đổi thói quen như tránh leo cầu thang và lười vận động.
Các triệu chứng của bệnh thường gặp là dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, cho đến khi bạn khó có thể bỏ qua chúng như trước đây, bao gồm:
+ Hụt hơi ngay cả khi bạn chỉ vận động nhẹ
+ Thở khò khè
+ Tức ngực
+ Ho dai dẳng mãn tính
+ Thường xuyên có đờm trong họng
+ Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác
+ Thiếu năng lượng cho hoạt động hàng ngày
Trong giai đoạn sau của phổi tắc nghẽn mạn tính, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn, bao gồm:
+ Người mệt mỏi
+ Sưng chân
+ Giảm cân
Nếu các triệu chứng dưới đây xuất hiện, bạn cần được chăm sóc y tế ngay:
+ Móng tay hoặc da môi có màu xanh hoặc nhợt nhạt (biểu hiện của thiếu oxy trầm trọng)
+ Thở dốc quá mức đến mức gây khó khăn cho việc diễn tả lời nói
+ Người bồn chồn, lo lắng và suy nhược nghiêm trọng
+ Tim đập nhanh quá mức
Các triệu chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính có thể trở nên tồi tệ nghiêm trọng hơn nhiều nếu bạn đang hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐOÁN PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
Không có thử nghiệm nào giúp kết luận chính xác bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các chuẩn đoán căn cứ vào triệu chứng, khám sức khỏe và kết quả xét nghiệm.
Khi đi khám, bạn nên nói với bác sĩ tất cả các triệu chứng của bạn, bao gồm cả những yếu tố mà bạn cho là nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:
+ Bạn là người nghiện thuốc hoặc đã nghiện thuốc trong quá khứ
+ Môi trường làm việc của bạn ô nhiễm độc hại
+ Bạn không hút thuốc nhưng thường xuyên sinh hoạt và làm việc trong môi trường có khói thuốc
+ Người trong gia đình bạn có tiền xử bị phổi tắc nghẽn mãn tính
+ Bạn bị bệnh hen suyễn hoặc các căn bệnh đường hô hấp khác
+ Bạn đang sử dụng các loại thuốc gì
Trong quá trình chuẩn đoán, các bác sĩ sử dụng các ống nghe để nghe nhịp hít thở của bạn, dựa trên thông tin này để từ đó yêu cầu các xét nghiệm chuyên sâu hơn bao gồm:
+ Xét nghiệm Spirometry để đánh giá chức năng phổi
+ Chụp X-quang và CT vùng ngực để xem cấu trúc chi tiết bên trong phổi hoặc các cơ quan có liên quan
+ Xét nghiệm mẫu máu trong động mạch để xác định mức oxy trong máu
+ Những xét nghiệm này dùng để xác định xem bạn bị phổi tắc nghẽn mạn tính hay là các căn bệnh khác như hen suyễn hoặc suy tim.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
Việc điều trị nhằm mục đích làm giảm mức độ của các triệu chứng, ngăn chặn biến chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Liệu Pháp Bổ Sung Oxy
Nếu lượng oxy trong máu thấp, người bệnh có thể cần sử dụng mặt nạ thở oxy. Bạn nên xin ý kiến của các bác sĩ về việc sử dụng nó tại nhà để có chế độ điều trị thích hợp nhất.
- Điều Trị Bằng Phẫu Thuật
Phẫu thuật sẽ được áp dụng điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính khi mà tình trạng diễn ra nặng hơn mức bình thường hoặc khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng khi người bệnh bị khí phế thũng dẫn đến tắc nghẽn phổi mạn tính
Phẫu thuật sẽ được dùng để loại bỏ các túi khí lớn ra khỏi phổi, giảm thể tích của phổi hoặc loại bỏ các mô phổi bị tổn thương.
Lựa chọn cấy ghép phổi có thể cần thiết trong một số trường hợp nghiêm trọng.
- Dùng Thuốc Điều Trị Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính
Các loại thuốc giúp giãn phế quản sẽ giúp làm giãn các cơ của phế quản và các cơ xung quanh, giảm áp lực trong phế quản từ đó giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
Thuốc giãn phế quản chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, thường chỉ có tác dụng trong khoảng từ 4 – 6 giờ và không nên dùng tùy tiện trừ khi bác sĩ cho phép và trong những trường hợp cần thiết.
Đôi khi Corticosteroid được sử dụng kết hợp với các loại thuốc giúp giãn phế quản dạng hít. Sử dụng song song hai loại thuốc có thể làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp và hạn chế sản xuất chất nhầy (đờm).
+ Cũng có tác dụng giảm viêm và hạn chế sản xuất chất nhầy thường được sử dụng trong các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng.
+ Thuốc kháng sinh và thuốc chống siêu vi trùng
+ Sử dụng khi người bệnh bị phổi tắc nghẽn mạn tính kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm tăng các nguy cơ các bệnh thường gặp khác về đường hô hấp, vì thế các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm phòng một số loại vắc xin có liên quan như cúm, ho gà và phế cầu khuẩn.
- Thay Đổi Lối Sống
Một số thay đổi thích hợp hơn trong lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bênh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc cung cấp các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh, bao gồm:
+ Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc hoàn toàn. Các bác sĩ có thể đề nghị các sản phẩm hoặc dịch vụ hỗ trợ cho việc bỏ thuốc trở nên đơn giản hơn.
+ Bất cứ khi nào có thể hãy hạn chế và tránh sinh sống hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói thuốc lá hoặc các loại khói khác như bếp ăn hay đun nấu.
+ Tập và duy trì đều đặn các bài tập thể dục thể chất nhẹ nhàng sẽ tăng cường sức khỏe chung cho toàn cơ thể bao gồm cả khả năng hoạt động của các cơ quan cụ thể như tim gan và phổi.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
Không có chế độ ăn uống thích hợp với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp duy trì sức khỏe tổng quan cho người bệnh từ đó làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do phổi tắc nghẽn mạn tính gây nên.
Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính nên chọn và sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây:
+ Rau – củ – quả
+ Trái cây tươi
+ Các loại hạt như đậu, đỗ
+ Chất đạm
+ Sữa đã qua tiệt trùng
- Điều quan trọng là người bệnh cần duy trì lượng chất lỏng đầy đủ cho cơ thể, uống từ 6 – 8 ly nước lớn mỗi ngày. Nước sẽ giúp pha loãng và giải phóng chất nhầy trong phế quản và trong họng, từ đó làm thông thoáng đường hít thở. Tuy nhiên, người bị bệnh tim mạch có thể chịu các ảnh hưởng khác từ việc uống nhiều nước, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về vấn đề này.
- Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính cũng cần hạn chế ăn mặn nhiều muối, muối sẽ giúp cơ thể giữ nước gây áp lực hơn cho đường hít thở của người bị bệnh.
- Về trọng lượng cơ thể. Người bị phổi tắc nghẽn mạn tính cần nhiều năng lượng hơn cho việc hít thở, vì thế dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu thừa cân, cơ thể của bạn mà cụ thể là tim phải làm việc nhiều hơn và giảm nguồn lực cho việc điều tiết hoạt động của hệ hô hấp. Người bị phổi tắc nghẽn mạn tính cần ăn uống đủ chất nhưng không có nghĩa là ăn uống dư thừa đặc biệt là với chất béo.
- Ngoài ra, khi dạ dày đã căng đầy, nó cũng khiến phổi mở rộng và người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc hít thở. Những điều dưới đây sẽ cần thiết cho bạn:
- Làm sạch đường thở (loại bỏ chất nhầy) một tiếng trước bữa ăn
- Thay vì ăn uống ba bữa mỗi ngày, chuyển thành ăn năm hoặc sáu bữa nhỏ
- Không uống nước trong khi ăn cho đến khi kết thúc bữa ăn và bạn không cảm thấy đầy bụng hoặc quá no
Mặc dù người bị phổi tắc nghẽn mãn tính không nhất thiết bị ung thư phổi, nhưng theo thống kê, những người bị ung thư phổi hoặc phế quản thường bị tắc nghẽn phổi mạn tính trước đó (từ 40 – 70%). Một điều quan trọng cần nhắc đến lần nữa là bỏ thuốc lá ngay khi bắt đầu hoặc có dấu hiệu quả phổi tắc nghẽn mãn tính, điều này sẽ hạn chế đáng kể nguy cơ dẫn đến ung thư phổi.
Hy vọng những thông tin trên về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ giúp cho chúng ta có thêm kiến thức về bệnh để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, Hoặc giúp phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm và tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nếu không may mắc phải. Hãy tiếp tục ghé qua chuyên mục Sức khỏe của Thuocthang.com.vn để tìm đọc thêm nhiều bài viết bổ ích nữa nhé!
Nguyễn Ngọc
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!